Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 17/09/2008 23:56 (GMT+7)

Tinh dầu cà cuống

Con cà cuống có mặt ở khắp cả nước, nhưng lại là loại côn trùng thích hợp với khí hậu nóng và có mùa rét, vì thế nên chỉ ở Bắc bộ, cà cuống mới phát triển mạnh. Tuy nhiên, sau này, do trong canh tác dùng nhiều thuốc trừ sâu nên số lượng cà cuống giảm đi rất nhiều.

Cà cuống là một loại côn trùng có cánh nửa cứng nửa mềm, sinh sống dưới nước, giống con gián nhưng thon dài hơn. Mình dài 8cm, ngang 3cm, màu nâu xám, nhiều vạch đen, đầu nhỏ điểm hai mắt tròn và to. Miệng là cái vòi để hút thức ăn. Ngực dài 1/3 thân mình, có 6 chân dài và khoẻ. Bụng vàng lợt có lông mịn, ở phía trên có một cánh mỏng để che đậy.

Cà cuống có tên khoa học Bekostome grandehay Belostoma indica,gọi tắt là Belostome. Khi đậu dưới nước, chổng đuôi lên trời, chỉ hé lên mặt nước cái đuôi. Kiểu đậu này giúp cà cuống hút khí trời để thở và dùng đuôi để nhử mồi để săn bắt các con vật khác.

Cà cuống có bộ máy tiêu hoá khá dài, đến 45cm. Đầu trên là miệng nhỏ, đầu dưới phình to có chứa một dịch mùi hôi như amoniac. Ở dưới ngực, ngang gần phía lưng có 2 ống nhỏ, gọi là bóng dầu cà cuống. Mỗi bóng dài 4cm, ngang 2 - 3mm, màu trắng, bên trong chứa tinh dầu cà cuống thơm mùi quế.

Lấy tinh dầu cà cuống phải có kỹ thuật, bắt con cà cuống, úp bụng nó xuống để phơi lưng. Lấy một que tre nhọn rạch ngang lưng nơi giáp ngực ở bộ chân thứ ba. Khẽ gấp bụng cà cuống, hai bóng dầu sẽ phơi lên trên. Dùng que khều nhẹ hai bóng dầu ra ngoài thật khéo không vỡ bóng. Cho bóng vào cái chén. Khi được nhiều bóng thì chích thủng bóng để dầu thoát ra ngoài. Gạn lấy dầu, loại bỏ vỏ bóng, dầu còn sót vỏ bóng sẽ mau hư. Dầu dùng nguyên chất không pha hay chế biến gì cả. Xác cà cuống và vỏ bóng đã lấy dầu có thể dùng làm nhân bánh, ăn rất ngon. Giá dầu cà cuống nguyên chất rất đắt, vì 1.000 con cà cuống mới lấy được 20ml dầu.

Đối với cà cuống, chất dầu này là phương tiện tự vệ và tồn tại. Khi gặp con mồi, cà cuống dùng ngòi ở đuôi chích vào con mồi làm con mồi tê liệt, sau đó dùng vòi miệng hút máu con mồi. Khi bị một con vật khác truy đuổi, cà cuống phun tia dầu ra, mùi đặc biệt của cà cuống làm kẻ thù bỏ đi. Và sau cùng, tinh dầu cà cuống đực là một loại hương tình ái lôi cuốn cà cuống cái để lưu truyền nòi giống.

Dầu cà cuống là một chất độc, không thể dùng nhiều. Nhưng với hàm lượng quá ít ở mỗi con cà cuống, số lượng dầu cà cuống không đáp ứng đủ nhu cầu. Vì thế, một số nhà khoa học vào đầu thế kỷ 20 đã nghĩ đến bào chế dầu cà cuống nhân tạo.

Năm 1928, kỹ sư Nguyễn Công Tiểu trong tờ Khoa học Tạp chí(tờ báo khoa học đầu tiên của Việt Nam) đã viết về việc nghiên cứu những côn trùng ăn được của người Á Đông. Sau đó, kỹ tư Tiểu đã gởi tinh dầu cà cuống sang một phòng thí nghiệm hoá học ở tỉnh Leipzig (Đức) nhờ phân chất, kết quả cho biết trong dầu cà cuống có một hoạt chất giống Valerianat amyl. Sau đó, kỹ sư Tiểu không có điều kiện tiếp tục công trình này. Sau khi ông mất thì con ông là kỹ sư Nguyễn Công Huân, vẫn còn gìn giữ cẩn thận các tư liệu.

Tại Đức, ông Nguyễn Đăng Tâm con người bạn của kỹ sư Nguyễn Công Tiểu, dựa vào các tài liệu của KS Tiểu để lại đã nghiên cứu tìm cách tổng hợp dầu cà cuống.

Ngày 17 - 8 - 1956, trong một buổi tiệc tiễn các nhà khoa học Việt Nam đi dự Đại hội thường niên của Hội Khoa học Mỹ tại Atlantic City, Giáo sư Bửi Hội đã cho biết: có một bác sĩ nông học người Việt Nam là Nguyễn Đăng Tâm đã tổng hợp được dầu cà cuống tại Đức…

Vào đầu năm 1956, ông Nguyễn Đăng Tâm đã tổng hợp thành công dầu cà cuống và gởi một mẫu dầu cà cuống tổng hợp về Việt Nam , và đã được một phần thưởng đặc biệt về công trình tổng hợp cà cuống.

Sau ngày đất nước được giải phóng, Giáo sư Nguyễn Đạt Xương cũng từ Parismang nhiều mẫu dầu cà cuống về Việt Nam giới thiệu với bạn bè.

Nếu muốn đáp ứng được nhu cầu về dầu cà cuống cho người tiêu dùng Việt Nam , con đường duy nhất là tổng hợp hoá học. Ngày nay, với phương tiện hiện đại về hóa lý, tin học, việc khám phá ra công thức hoá học và tổng hợp bất cứ một hợp chất nào không còn là vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là chất lượng tổng hợp phải đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem Thêm

Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Tin mới

Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi Sáng tạo lần thứ 13 năm 2025
Ngày 02/ 4, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 13 - năm 2025 (Cuộc thi) đã tổ chức họp triển khai thực hiện. Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh chủ trì; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức.
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em tổng kết Dự án
Ngày 28/3/2025, Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em (CSWC) phối hợp cùng Tổ chức PE&D đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Đồng hành xây dựng hệ thống hỗ trợ phòng chống buôn bán trẻ em ở miền Nam và miền Trung, Việt Nam”. Dự án được VUSTA phê duyệt và triển khai trong giai đoạn 2022–2024 tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.