Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên quần đảo Hòang Sa
![]()
![]()
Các đảo đều phủ bởi lớp cát san hô có chiều dày từ 0,6 - 6 m, trên lớp cát có nơi thảm thực vật phát triển. Đảo đá tiêu biểu là đảo Ba Ba, Vĩnh An, đảo số 19... phân bố chủ yếu ở phần đông bắc quần đảo và trên các đảo này thực vật bao phủ khá đều và dày. ![]()
Đài khí tượng thành lập ở đảo Hoàng Sa từ năm 1938 cho những thông tin cơ bản về khí tượng hải dương của vùng: (Xem bảng Các đặc trưng khí hậu tại Hoàng Sa). Vùng biển thường xuyên có sóng lừng mạnh, tuân theo hoạt động gió mùa, ảnh hưởng nhiều cơn bão xuất phát từ Philippin, khí hậu á nhiệt đới. Chế độ triều và bán nhật triều và biên độ triều cực đại vào kỳ triều cường là 2,4 m. Hiện nay trên đa số đảo nổi có người ở, đông nhất là ở đảo Vĩnh An, Đun Can, Quang Anh, Hữu Nhật, Tri Tôn còn có các đảo khác ít người hơn như đảo Nệm Róm. Về nguồn gốc atôn và ám tiêu san hô ở quần đảo Hoàng Sa có nhiều quan điểm khác nhau: Theo W. M Davit những ám tiêu san hô ở đây được thiết lập trên vòng quanh các đảo và núi lửa đang chìm dần xuống do quá trình xụt lún theo như lý thuyết của Đác - Uyn, còn theo Akemp giải thích theo thuyết của Daly thì sự phát triển của các atôn xảy ra trên các nền mài mòn bị ngập nước mà trong đó những nền ổn định nhất nằm ở độ sâu 40 - 60 m. San hô ở quần đảo Hoàng Sa phát triển trên bán bình nguyên (peneplen) cổ ban đầu là mặt đất bị mài mòn rồi ngập dần do biển tiến sau băng hà ở độ sau 40 - 100 m (Saurin, 1955). ![]()
Móng của quần đảo bao gồm đá Proterozoi tuổi 650 - 1100 triệu năm (theo tài iệu khoan ở đảo Phú Lâm), các đá Paleozoi, Mesozoi (dự báo theo tài liệu địa lý và so với các vùng lân cận) và trầm tích Kainozoi: Eocen, Oligocen, Miocen, Pliocen (có nơi lộ trên đáy biển) và Đệ Tứ (lớp phủ mỏng, chiều dày < 150 m). Một khối phun trào lộ ra trên đáy biển tạo thành đảo Tháp (phía đông atôn Linh Côn). Dự báo có một số khối granit phân bố trong vùng. Các đứt gãy chính có hướng đông bắc - tây nam; tây bắc - đông nam và bắc nam. Đây là một địa khối tiền Cambri bao bọc bửoi các thành tạo Paleozoi và Mesozoi bị tách khỏi lục địa Kon Tum cách đây khỏang 32 triệu năm và giữa các vùng sụt do các đứt gãy tạo nên được lấy trầm tích Kainizoi. Đến nay, tài liệu về khoáng sản ở quần đảo Hoàng Sa được biết là phốt phát (Sarin, 1955). Trước đây nhiều nhà địa chất thường gọi loại quặng này là phôsphat “guano” - phân chim như ở các đảo của Peru, song thực ra loại quặng còn nguyên dạng phân chim là rất ít mà đa phần là sản phẩm biến đổi do các quá trình phong hóa, thấm đọng và biến đổi thứ sinh: biểu sinh (gipegenes) và thành đá (điagenes). Do đó nên gọi chung là quặng phosphat như đề nghị của Saurin (1955) là hợp lý. Quặng có màu nâu khi bị phong hóa có màu trắng, rắn chắc, có thể bóp vụn nhưng không tan thành bột, cấu tạo dạng xăm kết với các mảnh vụn trắng, kích thước nhỏ, thành phần canxit của san hô, vỏ sò, trùng lỗ, vỏ trai, vỏ sinh vật có vôi khác được gắn kết bởi xi măng colophanit. Tỷ trọng thay đổi 1,7 - 2,0 tới nâu vàng lẫn lộn với vi tinh thể staphelit dạng chưa hoàn chỉnh gắn bó với nhau, giai đoạn đầu của loại phosphat kiểu quecxit, hàm lượng P205 trong quặng thay đổi từ 14,0% - 32,8%. Ngoài loại quặng trên có những vỉa chứa kết hạch phospphat bị phủ bởi cát màu nâu chứa ít phosphorit như ở đảo Hữu Nhật, Hoàng Sa, đảo Quang Anh. Một số nơi cát bề mặt trên đảo và các bãi biển cũng chứa P205 thay đổi từ ít đến 16,88% (đảo Phú Lâm), 32, 6% (đảo Hữu Nhật). Đây là quặng do phân chum, xác các sinh vật kể cả xương san hô bị biến đổi như đã nêu trên, thấm đọng và thành đá xảy ra trước, trong và sau khi thành tạo các lớp cát san hô. Tài nguyên địa chất của phosphat ở quần đảo Hoàng Sa có thể được các nhà địa chất đánh giá khác nhau, thay đổi từ 1 đến 12 triệu tấn. Chỉ tính riêng cho các đảo Quang Anh, Hữu Nhật, Hoàng Sa, Duy Mộng, Đun Can, Phú Lâm, Linh Côn và đảo Đá (còn dấu vết) với hàm lượng P205 = 20% có thể khai thác 4,75 triệu tấn quặng phosphat (Saurin, 1955). Quặng phosphat này có gần nửa hàm lượng P205 tan trong axit xitric2% (cây cối có thể đồng hóa trực tiếp) và chứa khoảng 0,8% Nitơ nên làm phân bón rất tốt. Vào những năm 30 của thế kỷ XX người Nhật đã khai thác ở đảo Hữu Nhật và cuối năm 1939 hãng phosphat Bắc Kỳ ở Hải Phòng và Tổng thanh tra canh nông Đông Dương đã phân chi ra các lô nhỏ để kinh doanh song do chiến tranh thế giới thứ II nên công việc bị đình trệ và từ đó đến nay không có thông tin về tìm kiếm, thăm dò và khai thác sử dụng loại khoáng chất này ở đây. Về tài nguyên dầun khí: Các bể Kainozoi quanh quần đảo có chiều dày trầm tích trên 2 km và trong đó các phân vị địa tầng của đá sinh, đá chứa và đá chắn thuận lợi cho việc tàng trữ dầu khí cũng như hydrat. Cho đến nay chưa có lỗ khoan tìm kiếm dầu khí vùng nghiên cứu. Về đá sinh có thể tồn tại hại tập trầm tích có tuổi Oligocen và Miocen sớm đạt chuẩn đá mẹ về tiềm năng chứa hữu cơ và độ trưởng thành. Trầm tích Oligocen có khả năng tinh dầu tốt còn Miocen - sinh khí. Bẫy là các tầng cát kết Oligocen - Miocen sớm giữa và đá cacbonnat. Tầng chắn khu vực là tập sét biển sâu Miocen (play 2,3), Play cacbonnat. Các kiểu bẫy chính: cấu tạo vòm và bẫy khép kín bên cánh sụt của đứt gãy thuận. Bể Hoàng Sa được đánh giá có triển vọng về dầu khí, chủ yếu là khí. Tài nguyên dự báo khoảng 340 tỷ m 3(Nguyễn Hiệp, nnk, 2007) và có thể tìm kiếm hydrat (khí metan ở dạng rắn). Trong số các nguồn tài nguyên khác, nguồn lợi về hải sản (cá, tôm, mực...), giao thông biển và du lịch là quan trọng nhất vì tại đây ngày nay các rạn san hô khá phát triển... song chưa có tài liệu cụ thể. Quần đảo Hoàng Sa đang bị lực lượng nước ngoài xâm chiếm từ nưm 1974 đến nay và xây dựng trên đó nhiều công trình kiên cố. Việt Nam nhất định sẽ thu hồi phần lãnh thổ và lãnh hải của mình và khi đó các nhà khoa học của đất nước có thể điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường vùng biển này nhằm khai thác và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển và bảo vệ lãnh hải cũng như lãnh thổ Việt Nam. Tài liệu tham khảo: Nguyễn Biểu, Cb, 2007, Địa chất quần đảo Hoàng Sa và kề cận. Lưu trữ Viện Địa chất và Địa Vật lý biển. Hà Nội. Nguyễn Hiệp, Cb, 2007. Địa chất và dầu khí Việt Nam . NXB KHKT Hà Nội. Saurin E. 1955. Notes sur leslles Paracels. Archives Geologiques du Vietnam. |