Thành Hà Nội: Vụ mưu sát ngày 27-6-1908
Hành động đó nhằm mục đích làm suy yếu binh lính Pháp để chiếm thành. Trước đó ít lâu, thiếu tá Grimaud đã được cảnh báo qua trung gian của đoàn truyền giáo công giáo, rằng sẽ có một đòn tung ra ngay trong tối hôm đó. Đồng thời, sự tụ tập của những kẻ tình nghi được nhận thấy quanh thành phố.Trước sự triển khai của binh sĩ Pháp, những kẻ nổi loạn đã từ bỏ kế hoạch.
Ba kẻ tham mưu, Cai 40, Đội 16, Nguyễn Trí Bình, và Đội 1585, Dương Văn Bé, đã bị bắt, giam trong nhà tù Hỏa Lò 1. Bị Hội đồng đề hình Bắc Kỳ kết án, họ bị xử tội chết ngày 8-7. Theo tập tục An Nam, họ bị xử chém công khai do ba đao phủ thực hiện cùng một lúc. Các gia đình được dự vụ hành hình.
“Đầu của chúng được bêu trên đường Sơn Tây, ở đoạn cắt thứ hai giữa đường vành khăn và đường Hà Đông và ở đoạn cắt thứ ba giữa đường vành khăn với đường Huế” 2.Xác họ được đưa về làng, làm giấy (ngoại ô Hà Nội), để rồi chôn sau bốt gác lính khố xanh để cho mồ mả của họ không trở thành nơi thờ cúng.
Những ngày sau những tội nhân khác được tuyên án: Nguyễn Văn Hiên, đầu bếp, Cai Ngo, cai pháo thủ và Vũ Văn Xuân: án tử hình, Nguyễn Văn Ngọc và Thiệu, đầu bếp: án tử hình vắng mặt. Nguyễn Văn Chúc, đầu bếp: khổ sai chung thân. Nguyễn Văn Cúc, đầu bếp: 10 năm khổ sai. Nguyễn Văn Trúc, đầu bếp: 5 năm khổ sai. Nguyễn Hi Hai, vợ của Hai Hiên: 5 năm khổ sai. Nguyễn Thị Ba, chủ quán: 3 năm tù giam 3.
Ngày 6-8 tiếp theo, đầu bếp Nguyễn Văn Hiên, tức Hai Hiên cho thấy sự tồn tại kẻ chủ mưu thật sự của âm mưu, một thầy bói tên Nguyễn Văn Phúc, tức “Lang Seo”, ở nhà số 51 Hàng Buồm, Hà Nội. Ông ta bị bắt đầu tháng 8. Những vụ bắt bớ tiếp theo trong đó có các thành viên gia đình quan cựu khâm sai Nguyễn Trọng Hợp. Khẩu cung của Lang Seo và Trương Văn Tôn, tức Cai Tôn, cho thấy rõ ràng sự tham gia của Đề Thám trong kế hoạch này và sự tham gia của nhà nho Phan Bội Châu có quan hệ với hoàng thân Cường Để, hậu duệ vua Gia Long, đã trốn sang Nhật Bản và gửi tiền về cho đảng quốc gia An Nam…” 4.
Ngày 26-8, những vụ kết án khác tiếp tục: Nguyễn Văn Phúc tức Lang Seo, Nguyễn Xuân Ba tức Cai Tham, Trương Văn Tôn tức Cai Tôn: án tử hình. Lưu Ba Gio tức Đầu Xứ. 20 năm khổ sai. Vũ Ngọc Dương tức Ba Dương: 20 năm khổ sai. Nguyễn Đang Huyên: 5 năm khổ sai, Nguyễn Quốc Cong và Nguyễn Viêt Trang: 2 năm tù.
Ngày 19-9, 7 người nữa bị kết án tù.
Ngày 16 tháng 10, những vụ án khác được tuyên: Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành: khổ sai chung thân. Dương Bá Trạc: 15 năm khổ sai. Hai người khác bị kết án 5 năm khổ sai.
Ngày 27-11, những người cuối cùng bị kết án: Đỗ Khắc Nha tức Đồ Đam, Đỗ Quang tức Đồ Vinh, Nguyễn Viết Hanh tức Đồ Hô, Trần Văn Song tức Ông Chánh: án tử hình và bị hành quyết. Nguyễn Hữu Chi, Phó Khêt và Trùm Kho: án tử hình vắng mặt.
Thủ cấp các nghĩa sĩ tham gia vụ đầu độc năm 1908
Sau vụ này, tòa Công Sứ ra cáo thị như sau: “Những kẻ cầm đầu các toán vũ trang có 10 ngày, kể từ khi niêm yết cáo thị này, để ra trình diện, cùng với tất cả đồ đảng, vũ khí, trước tòa công sứ tỉnh. Bản thân họ sẽ được sống, và đồng đảng được tự do, nhưng kẻ nào ra trình diện như là trung gian của các thủ lĩnh bầy đảng và tìm cách thương lượng việc đầu hàng để được chuộc tiền, sẽ bị coi là kẻ phiến loạn và bị trừng phạt nặng nề. Quá hạn 10 ngày, mọi biện pháp sẽ được nhà chức trách vận dụng để bắt giữ nhanh chóng nhất (chết hoặc sống) những tên cướp mà đầu được treo giải thưởng”.
Chính phủ quyết định đưa thêm quân đến Đông Dương, sẽ đến vào tháng 10 năm sau đó.