Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/04/2009 23:47 (GMT+7)

Tập huấn về Chương trình giáo dục tài chính cho người nghèo

Chương trình Giáo dục tài chính cho người nghèo bao gồm 5 cấu phần: Tiết kiệm, Quản lý nợ, Lên kế hoạch ngân quỹ, Các dịch vụ ngân hàng, Đàm phán tài chính. Đây là chương trình mới được giới thiệu ở Viêt Nam.

Giáo dục tài chính cho người nghèo là một trong những chương trình toàn cầu được Citi Foundation khởi xướng và tài trợ từ năm 2002 trên cơ sở nhận thức rằng người nghèo không chỉ cần vốn mà còn cần các kiến thức kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh và quản lý phù hợp. Mục tiêu của chương trình này là cung cấp các kiến thức và kỹ năng về quản lý tài chính cho các doanh nghiệp vi mô, cho các hộ gia đình, người nghèo để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính, góp phần nâng cao, cải thiện thu nhập của của các đối tượng này.

Với nội dung tập trung vào hai cấu phần: Tiết kiệmLên kế hoạch ngân quỹ, khóa học giúp cho các tổ chức tài chính vi mô nơi các học viên công tác có khả năng cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng giá trị đi kèm với các dịch vụ tài chính vi mô sẵn có.

Kết thúc khóa tập huấn, học viên sẽ thu nhận được các vấn đề sau:

§     Hiểu rõ về phương pháp giáo dục tài chính và chương trình giáo dục tài chính cho người nghèo

§     Phát triển thêm các kỹ năng giảng dạy đối với người lớn.

§     Thêm nhiều kiến thức về các công cụ tài chính, các bài giảng và hai chủ đề được học.

§     Thu nhận thêm nhiều kiến thức kỹ năng và công cụ cần thiết để đào tạo cho khách hàng về giáo dục tài chính

Giảng viênlà những người giàu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng về đào tạo, am hiểu về hoạt động tài chính vi mô, đã là giảng viên của nhiều khóa tập huấn liên quan đến hoạt động tài chính vi mô. Đó là:

- Ông Phan Cử Nhân –Trưởng phòng hợp tác Quốc tế- Ngân hàng Chính sách xã hội

- Bà Ngô Thị Thanh Vân – Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ (SEDA)

Học viêncủa khóatập huấn là những cán bộ quản lý/cán bộ đào tạo của các chương trình/tổ chức tài chính vi mô – thành viên của Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam.

Kinh phícủa khóa học sẽ được Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam hỗ trợ một phần từ ngân sách dự án ADA, vì vậy học viên sẽ đóng học phí 1.500.000đ/người.

Ngoài kinh phí cho tổ chức khóa học, Ban tổ chức sẽ chi trả tiền ở khách sạn cho các học viên ngoài Hà Nội và tiền ăn.

Học viên tự lo kinh phí đi lại (từ nơi ở đến địa điểm học và ngược lại) và các chi phí khác trong quá trình tham gia khóa đào tạo (chi phí khi ốm đau, khám chữa bênh, tiền giặt là, điện thoại ..vv).

Để đăng ký tham gia, học viên cần điền bản “Khảo sát nhu cầu khóa học”(ở cuối thông báo này) và gửi lại cho Nhómcông tác tài chính vi mô Việt Nam chậm nhất vào ngày 18/04/2008.Theo địa chỉ sau:

htthuong2002@gmail.com .

Do số lượng học viên có hạn nên (khoảng 25 người)nên các tổ chức cần lựa chọn đúng đối tượng và gửi danh sách học viên đăng ký tham dự khóa học (và bản trả lời đánh giá nhu cầu học viên) trước 17h ngày 18/4/2009, theo địa chỉ sau:

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam

Phòng 315 toà nhà F4, khu đô thị mới Yên Hoà – Trung Yên

Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: taichinhvimo@gmail.com

Điện thoại: 04.62901825;

Fax: (04) 626 9 1824

Email: htthuong2002@gmail.com

Ngưòi liên hê : Hoàng thị Thu Hương

Di động: 0904355155      

Tất cả các học viên đã đăng ký và được Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam chấp nhận bằng văn bản và đưa vào danh sách của khóa học thì xin vui lòng thanh toán (trước 17h ngày 21/04/2009) bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo tài khoản sau:

Tên tài khoản : Trung tâm Tài chính vi mô và Phát triển

Số tài khoản: 220-10-00020774-3 (VND)

Ngân hàng: Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long, Hà Nội

Lưu ý:

1-Các học viên mang theo ấn phẩm mới nhất của tổ chức mình (mỗi loại 2 bản) để bổ sung vào thư viện của Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam

2-Những học viên đã được chấp nhận và đã được đưa vào danh sách chính thức của khóa tập huấn nhưng đến 21/04/2009 chưa đóng học phí sẽ bị loại khỏi danh sách

3-Đối với những trường hợp đã đóng tiền học phí nhưng không tham dự khóa hoc sẽ không đươc hoàn lại với bất kỳ lý do nào.

Phiếu khảo sát-đánh giá nhu cầu học viên

Họ và tên: ……………….

Nơi làm việc :……………

Vị trí: ……………………

Câu hỏi:

1.      Mô tả lí do bạn đăng kí khóa tập huấn này một cách chi tiết nhất có thể:

2.      Nói lên mong muốn của bạn khi đăng ký tham gia khóa học TOT giáo dục tài chính cho người nghèo (mong muốn của cá nhân, tổ chức). Thông qua khóa học bạn muốn đạt được những kiến thức, kĩ năng cũng như có được những công cụ gì?

3.      Mô tả ngắn gọn các kinh nghiệm tập huấn về tài chính vi mô hoặc dịch vụ phát triển kinh doanh.

4.      Mô tả ngắn gọn các kinh nghiệm của bạn trong việc xây dựng phát triển các kỹ năng cho những người tập huấn khác hoặc điều hành một khóa TOT – Tập huấn cho người đào tạo.

5.      Hãy chia sẻ một hoặc hai khó khăn, thử thách bạn đang gặp phải khi xây dựng cũng như tiến hành một khóa tập huấn hoặc bất kì một sự kiện nào liên quan đến vấn đề đào tạo

6.      Tưởng tượng bây giờ là tháng 10 năm 2009 và khóa tập huấn đã kết thúc được khoảng 6 tháng. Bạn mong muốn bản thân đạt được những kết quả gì trong công việc từ kết quả của việc tham gia khóa học này?

7.      Tại sao giáo dục tài chính cho người nghèo lại quan trọng trong lĩnh vực/ công việc của bạn, hoặc với nhóm mục tiêu bạn làm việc cùng?

Gửi bản đánh giá này về cho ban tổ chức trước 17h ngày 18/04/2009 theo địa chỉ emailhtthuong2002@gmail.com Xin chân thành cảm ơn!

Xem Thêm

Thông báo lấy ý kiến nhân dân đối với cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước
Theo thông báo số 639/TB-LHHVN, ngày 02/10/2024 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Về việc lấy ý kiến nhân dân đối với ông Đinh Văn Nhã Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Đào tạo OMEGA được đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước vì có những thành tích hoạt động nghiên cứu KH&CN trong giai đoạn 2020 - 2024 được Bộ KH&CN công nhận.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.