Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/12/2020 17:08 (GMT+7)

Phú Yên: Người trí thức có nhiều đóng đóng góp cho quê hương

Tiến sĩ Đào Nhật Kim là hội viên Hội Khoa học lịch sử Phú Yên, Trưởng phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Phú Yên có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học lịch sử tỉnh nhà. Hơn 20 năm giảng dạy và gắn bó với nghề giáo, “bộ sưu tập” của cá nhân TS Đào Nhật Kim ngày một dày thêm với nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố. Chặng đường để đến với công trình nghiên cứu như ngày hôm nay không dễ dàng chút nào và cũng không phải “một sớm một chiều” có được. Tiến sỹ đã lặng lẽ nghiên cứu, sáng tạo, từ những bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu nhỏ, rồi đến lúc góp lại trở thành những đóng góp lớn cho ngành Sử học nước nhà.

TS Đào Nhật Kim tham gia Hội thảo Khoa học tại Quảng Ngãi

Mối lương duyên với nghiên cứu khoa học

Kể về mối lương duyên với nghiên cứu khoa học, TS. Kim nhớ lại lời của một người Thầy đã khuyên: “Muốn trở thành nhà nghiên cứu lịch sử thì cậu phải đi vào trong nhân dân, hãy đào xới những cứ liệu đã bị thời gian chôn vùi trong đó để thức tỉnh, làm cho nó sống lại. Nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng vùi đầu trong thư viện, kho lưu trữ mà phải đi điền dã, sục tìm trong dân gian. Có như vậy, những tư liệu lịch sử cậu tìm được, những phát hiện mới được công bố chính là đóng góp lớn lao của cậu cho lịch sử nước nhà”. Lời chỉ bảo của vị Giáo sư hướng dẫn luận án Tiến sĩ cho ông thấy giá trị của thực tế trong nghiên cứu Lịch sử và coi đó như là phương pháp nghiên cứu, hướng đi cho cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình. Bên cạnh việc nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương; TS Đào Nhật Kim còn chú trọng mảng nghiên cứu về văn hóa, danh nhân. Bởi để hiểu sâu sắc và thấu đáo lịch sử của một vùng đất thì nhà nghiên cứu phải nắm rõ về văn hóa, phong tục tập quán cùng con người nơi đó. Có như vậy, nhà nghiên cứu lịch sử mới có thể làm sáng tỏ những nội dung của quá khứ, từ đó có những góp ý cho cuộc sống thực tại và tương lai.

Trong các bài giảng trên giảng đường đại học, các công trình khảo cứu hay trên các phương tiện thông tin đại chúng, TS. Kim luôn trăn trở với việc bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử dân tộc. Với ông, việc nghiên cứu khoa học sẽ đánh thức những giá trị lịch sử và làm cho bài giảng thêm sinh động; nghiên cứu khoa học còn là để truyền cảm hứng, sự đam mê nghiên cứu cho sinh viên. Nghiên cứu khoa học còn giúp ông tự trau đồi, nâng cao kiến thức, làm phong phú về vốn sống, góp phần nâng cao bản lĩnh khoa học cho bản thân. Và quan trọng hơn, nghiên cứu khoa học chính là một niềm đam mê cháy bỏng trong ông, góp phần làm đẹp và tự hào về lịch sử, văn hóa vùng đất nơi ông đang sống.

Trong những năm qua, TS Đào Nhật Kim đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học lịch sử. Ông đã tích cực tham gia nghiên cứu 20 công trình khoa học các cấp; trong đó là chủ nhiệm, chủ biên gần 10 đề tài: Lịch sử xã Hòa Trị, Lịch sử xã Bình Ngọc, Nhân vật chí Phú Yên, Đào Tấn Ngoạn-Kôn Meo Ama Lộc, từ quê lúa Tuy Hòa đến đại ngàn Trường Sơn, Lịch sử Đảng bộ thị trấn Hòa  Vinh (1930-2010), Giáo trình Một số vấn đề triều Nguyễn ở thế kỷ XIX, Sưu tầm, phiên dịch di sản Hán Nôm qua sắc phong, bằng cấp, văn tế, gia phả ở Phú Yên, Các nhà khoa bảng ở Phú Yên thời Nho học, Địa chí thị xã Sông Cầu… Ông còn là thành viên nghiên cứu của nhiều đề tài khoa học cấp Tỉnh đã được xuất bản, như đề tài “Lịch sử chính quyền nhân dân tỉnh Phú Yên”, “Làng, buôn, plei cổ ở Phú Yên”, “Lịch sử huyện Phú Hòa”; “Lịch sử dân vận tỉnh Phú Yên”, “Lịch sử ngành TDTT tỉnh Phú Yên (1945-2006)”, “Lịch sử xã Hòa Xuân”, “Lịch sử xã Hòa Mỹ”…

Ngoài ra, ông cũng đã công bố gần 100 bài báo được đăng tải trên nhiều tờ báo, tạp chí khác nhau như báo Phú Yên, tạp chí Khoa học của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Xưa và Nay của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử của Viện sử học Việt Nam, tạp chí Lịch sử Quân sự của Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, tạp chí Trí thức Phú Yên của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Phú Yên… và các Hội thảo khoa học khác.

Những công trình nghiên cứu tiêu biểu

Tiêu biểu trong số những công trình nghiên cứu thành công của TS Đào Nhật Kim có thể kể đến Luận án Tiến sĩ Phong trào Cần Vương Phú Yên (1885-1992). Nội dung Luận án phản ảnh phong trào đấu tranh của nhân dân Phú Yên hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương của vu Hàm Nghi đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và chính quyền nam triều tay sai kéo dài từ năm 1885 đến năm 1892. Dưới sự lãnh đạo của hai thủ lĩnh là Lê Thành Phương và Nguyễn Bá Sự, phong trào Cần Vương ở Phú Yên phát triển mạnh mẽ; nghĩa quân không chỉ lật đổ chính quyền tay sai thân Pháp trong Tỉnh, mà còn hỗ trợ cho phong trào các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận nổi dậy làm chủ tỉnh thành. Do đó, Phú Yên trở thành trung tâm kháng chiến mạnh mẽ nhất của phong tào chống Pháp ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.

Luận án khắc họa sâu sắc hình ảnh nghĩa quân Cần Vương Phú Yên chiến đấu dũng cảm, gan dạ và mưu trí trong cuộc đối đầu không cân sức với quân Pháp xâm lược và đội quân tay sai khét tiếng tàn bạo do Trần Bá Lộc chỉ huy đàn áp. Các thủ lĩnh Lê Thành Phương và Nguyễn Bá Sự khi rơi vào tay giặc đã khẳng khái nhận lấy cái chết để giữ vững khí tiết của người nghĩa quân.

Luận án cũng làm rõ đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương Phú Yên là tồn tại trong thời gian khá dài so với các tỉnh khác ở Nam Trung kỳ. Nếu như phong trào ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận chỉ tồn tại đến năm 1887 thì tan rã trước sự đàn áp của kẻ thù, còn ở Phú Yên cuộc chiến đấu kéo dài đến năm 1892 mới kết thúc. Sự tồn tại kéo dài của phong trào Cần Vương ở Phú Yên góp phần làm chậm quá trình “bình định” của thực dân Pháp, gây khó khăn cho chúng trong việc thiết lập chính quyền cai trị và triển khai chính sách khai thác ở Phú Yên và các tỉnh Nam Trung kỳ. Thắng lợi của phong trào Cần Vương Phú Yên còn góp phần đập tan âm mưu của giới thực dân hiếu chiến Pháp muốn sáp nhập các tỉnh Nam Trung kỳ (Bình-Phú-Khánh-Thuận) vào Nam kỳ trực trị.

Công trình “Đào Tấn Ngoạn-Kôn Meo -Ama Lộc, từ quê lúa Tuy Hòa đến đại ngàn Trường Sơn”là tập ký chân dung viết về đồng chí Đào Tấn Ngoạn có bí danh là Ama Lộc, Kôn Meo do TS Đào Nhật Kim chủ biên. Để hoàn thành tập sách này, tác giả phải làm việc với hàng chục cơ quan, tổ chức, gặp gỡ gần 100 người từng là đồng chí, đồng đội của Đào Tấn Ngoạn để tìm kiếm tư liệu, tái hiện về cuộc đời chiến đấu của ông trải rộng từ Tuy Hòa đến Đắc Lắc, Huế-Trị Thiên, Quảng Nam; xuyên suốt từ 1945-1980, khi ông nghỉ hưu và từ nghỉ hưu đến lúc ông mất (2001). Phải nói là việc sưu tầm điền dã gần 1 năm, không chỉ tìm kiếm tư liệu trong lưu trữ mà còn đến các buôn làng xa xôi hẻo lánh của Tây Nguyên, vùng A lưới-Thừa Thiên, gặp gỡ các già làng trưởng bản để ghi chép tư liệu, hoàn thành tập sách.

Công trình “Địa đạo Gò Thì Thùng – vùng đất thép của nhân dân Phú Yên thời chống Mỹ” là một bài viết in trong tập sách Việt Nam 1954-2005 (21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và 30 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc). Nội dung bài viết tái hiện công trình địa đạo của nhân dân Phú Yên được đào trong những năm thập kỷ 1960. Tại đây vào tháng 6 năm 1966, quân dân Phú Yên đã tổ chức chiến đấu chống lại các cuộc càn quét của quân đội Mỹ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Bài viết đã được công bố tại Hội thảo khoa học tổ chức tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, sau đó in trong tập sách nói trên là lần công bố đầu tiên được cả nước biết đến công trình địa đạo độc đáo tại Phú Yên. Để có tư liệu, tác giả đã đến thực địa tại công trình địa đạo, chui xuống lòng địa đạo, vạch tìm từng ngóc ngách địa đạo để cảm nhận “hơi thở, sự ác liệt của cuộc chiến đấu” của quân dân Phú Yên trong lòng địa đạo cách đây gần 40 năm. Kỷ niệm nhớ nhất là lúc này địa đạo bị “bỏ hoang” nên cây cối um tùm, lối vào địa đạo chật hẹp, khi chui xuống còn suýt chút nữa bị rắn cắn. Ngày nay địa đạo đã được tu sửa thành nơi cho khách đến tham quan và được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

Bài viết “Võ Trứ và cuộc khởi nghĩa năm Canh Tý (1900) ở Phú Yên” đăng trên tạp chí Khoa học của trường Đại học Phú Yên được tác giả sử dụng các nguồn tư liệu mới nhất từ các kho lưu trữ quốc gia, tư liệu thư tịch Hán-Nôm từ châu bản triều Nguyễn, tư liệu gia phả, tư liệu điền dã trong dân gian để tái hiện một cách sinh động và trung thực nhất về cuộc khởi nghĩa Võ Trứ năm 1900 ở Phú Yên. Cuộc khởi nghĩa Võ Trứ bùng nổ năm 1900 ở Phú Yên đánh dấu phong trào yêu nước ở Việt Nam chuyển sang khuynh hướng mang màu sắc tôn giáo, đồng thời cuộc khởi nghĩa này là gạch nối của sự chuyển tiếp từ đấu tranh vũ trang cuối thế kỷ XIX sang cuộc đấu tranh dưới hình thức cải cách, duy tân theo hệ ý thức tư sản vào đầu thế kỷ XX ở Phú Yên nói riêng cũng như cả nước nói chung. Bài viết cung cấp nguồn tư liệu mới về cuộc khởi nghĩa Võ Trứ, góp phần đính chính những sai sót mà các tài liệu trước đây đã đề cập về thời gian bùng nổ, địa điểm, thành phần tham gia… trong cuộc khởi nghĩa này. Đóng góp lớn nhất của bài viết về giá trị khoa học là đính chính một số sai sót của những nhà nghiên cứu trước về thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa, địa điểm, thành phần tham gia, qui mô cuộc khởi nghĩa, việc đàn áp của thực dân Pháp,…bằng những tư liệu mới, thuyết phục.

Các bài báo viết về di sản Hán Nôm như Di sản văn hóa Hán Nôm ở Phú Yên trong bối cảnh phát triển và hội nhập, Di sản văn hóa Hán-Nôm ở Phú Yên với việc bảo tồn và phát huy, Di sản Hán Nôm ở huyện Phú Hòa, Đình An Tịnh và các sắc phong thời Nguyễn, Đình Mỹ Thành và các đạo sắc phong Thành hoàng, Sắc phong đình làng Quy Hậu,... là những bài viết mà tác giả tâm huyết trước thực trạng di sản Hán Nôm trên địa bàn Phú Yên đang có nguy cơ bị mất mát, hư hỏng do các cơ quan chức năng chưa có giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy trong giai đoạn hiện nay.

Chia sẻ về quan điểm trong nghiên cứu khoa học, TS. Đào Nhật Kim trải lòng: “Nghiên cứu là niềm đam mê cháy bỏng của mình đối với khoa học. Trong nghiên cứu phải luôn tìm kiếm tư liệu để làm sáng tỏ các vấn đề lịch sử, văn hóa của đất nước. Nhà nghiên cứu nếu lấp dần những “khoảng trắng” ấy tức là đã đóng góp vào sự phát triển của khoa học cho đất nước và góp phần làm đẹp vùng đất mình đang sống”.

Ở độ tuổi tròn 50, ông đã và đang say mê nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc, lịch sử địa phuwong bằng sự nhiệt tình, lòng say mê của mình. Chính sự đam mê nhiệt huyết, ông đã làm sáng tỏ thêm những trang sử nước nhà. Mong rằng trên bước đường nghiên cứu khoa học, ông lại tiếp tục nghiên cứu thêm về lĩnh vực, văn hóa, danh nhân như ông đã chia sẻ. Bởi với ông để hiểu sâu sắc, thấu đáo lịch sử của một vùng đất thì cần phải năm rõ văn hóa, phong tục tập quán của con người nơi đó. Có như vậy, nhà nghiên cứu lịch sử như ông mới có thể làm sáng tỏ những nội dung của quá khứ, từ đó có những đóng góp cho thực tại và tương lai. Với những tâm huyết đó, người viết bài này luôn tin tưởng TS. Đào Nhật Kim sẽ có thêm những công trình nghiên cứu khoa học giá trị đóng góp cho khoa học và quê hương.

Tác giả bài viết: Thùy Trang

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.