Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/06/2021 22:47 (GMT+7)

Phú Yên: Bồi dưỡng nghiệp vụ làm báo trong thời công nghệ 4.0

Giữa những ngày tháng Tư lịch sử, thành phố Tuy Hòa rợp cờ hoa kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng Phú Yên 1/4 (1975-2021), tôi vui mừng được tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, chuyên đề “Phương pháp và kỹ năng thiết kế đồ họa thông tin hiện đại trên báo in” do Hội Nhà báo Phú Yên phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại tỉnh nhà. Với tôi thật may mắn và bổ ích. Ngẫm lại tôi thấm thía lời ông bà xưa đã nói: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".
Lớp học có 28 học viên đều là phóng viên, những Nhà báo chuyên nghiệp đang công tác tại cơ quan báo chí các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên như: Khánh Hòa, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Riêng đơn vị chủ nhà Phú Yên, số lượng hội viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đông hơn và được các chi hội cử tham dự. Suốt ba ngày, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ không khí học tập lúc nào cũng sôi nổi hào hứng, bởi học viên được tiếp cận với giảng viên chuyên nghiệp truyền dạy những kiến thức mới về “Phương pháp và kỹ năng thiết kế đồ họa thông tin hiện đại trên báo in”. Nhà báo Lê Quốc Trung, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN, cố vấn cao cấp Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí giảng giải: Đồ họa thông tin (Infographics) là một hình thức trình bày thông tin xúc tích, ngắn gọn, hấp dẫn đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên các báo. Tuy nhiên, tại nhiều cơ quan báo chí, nhất là các báo địa phương đồ họa báo chí vẫn còn khá mới mẻ. Nhà báo Lê Quốc Trung nhấn mạnh thêm: Hội Nhà báo Phú Yên rất nhạy bén trước những đổi thay trong cách thức làm báo thời công nghệ 4.0 nên đã kịp thời đề xuất việc phối hợp tổ chức lớp học nghiệp vụ báo chí, chuyên đề “Phương pháp và kỹ năng thiết kế đồ họa thông tin hiện đại trên báo in”, nhằm giúp các nhà báo hiểu rõ vai trò của đồ họa thông tin và kỹ năng thực hiện đồ họa thông tin trên Báo in.

 Các học viên tham dự nhận chứng chỉ tham gia khóa học 

Nhà báo - họa sĩ thiết kế và trình bày Hoàng Hải Yến (Báo Sức khỏe và Đời sống, Bộ Y tế), giảng viên kiêm chức Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã truyền đạt những kiến thức căn bản về đồ họa, thật bổ ích. Với kiến thức chuyên sâu và bề dày kinh nghiệm, Nhà báo Hoàng Hải Yến đã thu hút lớp học bằng lời giảng thuyết phục: Trong môi trường truyền thông số, thay bằng việc phải theo dõi các bài báo dài kỳ, dày đặc con chữ để hiểu sự kiện một cách thấu đáo, giờ đây, công chúng có thể nắm bắt những điểm cốt lõi của thông tin chỉ trong một tác phẩm báo chí hiện đại - thông tin đồ họa (TTĐH). Đây là một “gia vị” mới cho “bữa tiệc thông tin” của công chúng hiện đại. Nhà báo Hoàng Hải Yến đặc biệt lưu ý với học viên về xu hướng lựa chọn nội dung thể hiện như: Bám sát các tin tức nóng nhất, theo dòng sự kiện quan trọng về chính trị, so sánh, thống kê, ước lượng các giá trị trong lĩnh vực kinh tế, giải thích các hiện tượng khoa học, các vấn đề liên quan đến sức khỏe và môi trường, các chuyên mục khác...Trong các buổi truyền đạt, giảng viên luôn nhiệt tình chỉ dẫn học viên “từng ly từng tý” những kiến thức chuyên môn cần thiết về “Phương pháp và kỹ năng thiết kế đồ họa thông tin hiện đại trên báo in”. Những nội dung giảng viên đề xuất luôn được các học viên trao đổi sôi nổi, hào hứng. Những nhóm nhỏ được hình thành để tự làm các sản phẩm. Nhóm thì đưa ra vấn đề, sự kiện; lựa chọn thông tin và cách thể hiện ý tưởng “thô" bằng bút trên giấy hoặc trên máy tính sao cho phù hợp, hấp dẫn đối với độc giả. Giữa thầy và trò không hề có khoảng cách mà gần gũi trong tình đồng nghiệp, thân mật như anh em trong nhà. Người đi trước hướng dẫn người đi sau, như anh giúp đỡ em để cùng tiến bộ. Và một hạnh phúc nữa với tôi và đồng nghiệp là may mắn được trao đổi với nhau đủ điều, những cách làm hay, cách xử lý thú vị trong đồ họa, về những câu chuyện vui, buồn nghề báo.
Phóng viên Ngọc Hân - báo Phú Yên bày tỏ: Trước đây tôi không hề biết chút gì về đồ họa, qua lớp học này tôi đã biết làm, tuy chưa biết rành mạch lắm nhưng lớp học này thực sự đáp ứng xu hướng làm báo mới. Tôi cảm thấy lớp học thật sự hữu ích đối với người làm báo, nhất là báo chí địa phương. Thiết kế đồ họa thông tin  giúp cách thể hiện các tác phẩm báo chí thêm đa dạng, độc đáo và thu hút hơn. Không chỉ riêng tôi, Ngọc Hân mà những kiến thức này thật sự cần thiết cho phóng viên, nhà báo. Bởi phóng viên, nhà báo không chỉ nỗ lực viết bài mà cần “làm mới” nội dung bài viết qua hình ảnh, thiết kế đồ họa. Đáp ứng kỹ năng tác nghiệp báo chí thời công nghệ 4.0.
Lớp học kết thúc sau 3 ngày “ròng rã”, mỗi người trong chúng tôi lại trở về đơn vị công tác của mình, nhưng lòng vẫn còn lưu luyến bao tình cảm ấm áp về tình thầy trò, tình đồng nghiệp. Với tôi từ người “ngu ngơ” không biết chút gì về đồ họa thì sau lớp học “Phương pháp và kỹ năng thiết kế đồ họa thông tin hiện đại trên báo in” do Hội Nhà báo tỉnh đăng cai phối hợp tổ chức, đã có thể tự thiết kế cho mình những nội dung bài viết bằng đồ họa thể hiện một cách sinh động. Mong rằng sẽ có thêm nhiều cơ hội nữa để chúng tôi, các nhà báo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, có những tác phẩm tốt trong hoạt động làm báo chí của mình.
Thùy Trang

Xem Thêm

Nâng tầm chỉ số tín nhiệm thương hiệu để hội nhập
Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), ngày 5/5 tại TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Việt Nam Hội nhập - Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý (Vusta) đã tổ chức tọa đàm “Nâng tầm chỉ số tín nhiệm thương hiệu để hội nhập”.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).
Ngày 2/5: QUỐC HỘI HỌP BẤT THƯỜNG XEM XÉT CÔNG TÁC NHÂN SỰ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).