Ô nhiễm không khí gia tăng, mưa axit ngày một nhiều
"Bản đổ" mưa axit ở Việt Nam
Theo Báo Điện tử Kiến thức, trong cả nước, mưa axit chiếm tới 30-50% số lần mưa. Những nơi có tần suất cao lên tới 50%, điển hình như Việt Trì, Tây Ninh và Huế. Tính riêng khu vực Hà Nội, tần suất xuất hiện mưa axit là 11%. Theo số liệu quan trắc, Hà Nội và TP.HCM có tần suất mưa axit thấp hơn các vùng khác.
Mặc dù vậy, trong đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP .HCM, lượng mưa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với các khu vực có giá trị sinh thái cao như Cúc Phương, Nha Trang, Cà Mau...
Hà Nội và các thành phố lớn là nơi lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc… có giá trị quan trọng của cả nước. Do vậy, việc bảo tồn và giữ gìn các công trình này khỏi ảnh hưởng của thiên nhiên là cả bài toán lớn.
Ông Dương Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường) khẳng định: “Còn nhiều công trình và hiện vật lịch sử đặt ngoài trời nên ảnh hưởng của mưa axit tới các công trình này là không tránh khỏi. Nhưng để đo được mức ảnh hưởng, mức thiệt hại ra sao thì rất khó".
Theo ông ông Dương Hồng Sơn: “Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của mưa axit chưa được tiến hành không hẳn do thiếu kinh phí hay thiếu nhân tố con người. Mà thực tế cho thấy, ảnh hưởng của mưa axit chưa được nhìn nhận sâu sắc. Khi nói vềô nhiễmkhông khí, hiện tại người ta chỉ quan tâm tới bụi. Còn đối với các nhà hoạch định chính sách trên thế giới hiện nay, vấn đề nổi bật và được ưu tiên hơn hết là ô nhiễm nước nên số 1 chưa phải là ô nhiễm không khí.”
Ông Sơn khẳng định: “Mưa axit gây tác hại lớn cho con người, vật nuôi, cây trồng cũng như các cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, những nghiên cứu về những ảnh hưởng của mưa axit hầu như chưa có và còn khá mới mẻ ở Việt Nam".
Ông Sơn cho rằng: “ Mưa axit xảy ra ở ngoài trời, trong nước mưa có lẫn axit nên việc tách bạch rõ ràng thiệt hại nào do mưa, ảnh hưởng nào do axit, ảnh hưởng nào do yếu tố khác gần như không làm được. Chỉ có thể kiểm định được nồng độ, tần suất của mưa axit cũng như số liệu quan trắc thông qua thí nghiệm trong phòng với mẫu nước mưa".
Mưa axit xuyên quốc gia
Nhận định về tính chất của mưa axit, ông Dương Hồng Sơn cho rằng: “Mưa axit là doô nhiễm không khí, mà ô nhiễm không khí thì không có biên giới. Cho nên ô nhiễm xảy ra ở các quốc gia khác nhưng cũng có thể ảnh hưởng sang tận Việt Nam. Trong một đề tài nghiên cứu gần đây, tôi thấy rằng, có tới 30-50% lượng lưu huỳnh lắng đọng – chất gây ô nhiễm không khí và tạo mưa axit tại miền Bắc Việt Nam có xuất xứ từ các quốc gia lân cận. Bởi thế, ô nhiễm không khí nói chung và mưa axit nói riêng đều mang tính xuyên quốc gia".
Một kết luận gây bất ngờ của Viện Khoa học Khí tượng và Thủy văn nói rằng, tần suất mưa axit tại các khu công nghiệp hay đô thị lớn chưa chắc đã lớn hơn. Lắng đọng axit mang tính lan truyền và phụ thuộc vào các phản ứng hóa học trong khí quyển nên cả khu đó và khu lân cận đều hứng chịu.
Hiện tại, Việt Nam có trên 20 trạm quan sát nhưng hoạt động theo 3 quy trình khác nhau. Trong đó, Hà Nội có một trạm khí tượng do hai đơn vị cùng giám sát về mưa axit. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia quan trắc về nước mưa hóa nói chung còn Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường tập trung nghiên cứu lắng đọng axit (lắng đọng ướt hay còn gọi là mưa axit và lắng đọng khô).
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng nhôm , một trong những kim loại bị ảnh hưởng bởi mưa axit, có liên quan đến bệnh Alzheimer. Lượng khí thải của nitơ oxit và các vấn đề nguyên nhân sulfur dioxide như kích thích cổ họng , mũi và mắt, đau đầu, hen suyễn và ho khan .