Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/02/2005 21:27 (GMT+7)

“Nông dân điện tử” không còn là chuyện xa vời

- Ông có thể nói cụ thể hơn về dự án này?

- Chương trình Hỗ trợ phát triển toàn cầu, do UNCTAD/UNDP khởi xướng, đã thống nhất một chương trình hỗ trợ nông dân các nước nghèo. Trong đó, tập trung hỗ trợ nông dân tiếp cận với công nghệ thôngtin KHKT và thị trường, dựa trên những tiến bộ của công nghệ truyền thông và Internet. Người dân nghèo sẽ có cơ hội được nắm bắt, thu thập thông tin, giới thiệu sản phẩm trên Internet và tiếp cận thịtrường toàn cầu. Từ đó, khắc phục tình trạng cách biệt giữa nông dân và các thành phần kinh tế khác, cả về kinh tế, thông tin và quan hệ xã hội.

Nhóm các chuyên gia đã chọn 6 nước để làm thí điểm, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở vùng Đông Nam Á được lựa chọn. Đối với Việt Nam, đây là điều hết sức may mắn nhờ sự tác động rất lớn của ôngTrần Văn Thịnh, nguyên đại sứ EU tại Việt Nam . Theo đó, bước đầu sẽ lựa chọn 6 tỉnh, mỗi tỉnh chọn 1 xã làm thí điểm. Các tỉnh này đại diện các vùng nghèo khác nhau, gồm Tuyên Quang, Bắc Kạn, HàTây, Thái Bình, Nghệ An và An Giang.

- Để nhận được sự hỗ trợ của dự án, các xã cần có những tiêu chí gì?

- Xã được chọn phải có đường giao thông tương đối thuận tiện, vào được đến xã; phải có sản phẩm (nông sản, tiểu thủ công nghiệp hoặc công nghiệp), đang được tiêu thụ trong nước và quốc tế, chứ khôngphải là hàng hoá chỉ mang tính tự cung tự cấp; đã hoà mạng điện lưới quốc gia; có hệ thống điện thoại; trình độ dân trí ở mức trung bình để có thể tiếp cận thông tin thị trường.

Tiêu chí này do các chuyên gia dự án đưa ra, việc lựa chọn từng xã cụ thể do tỉnh quyết định. Dự án đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ủng hộ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi. Ông Trần Văn Thịnhcòn cùng một số chuyên gia dự án về làm việc với lãnh đạo các tỉnh, huyện, đến từng hộ dân nghèo phỏng vấn để nắm được thực lực, trình độ, và quan trọng hơn là sự tiếp cận dự án của người dân. Nếunông dân không sẵn sàng đón nhận, không cảm thấy thiết thực với họ thì dự án sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhưng điều rất mừng là tại 6 tỉnh, nông dân đều khao khát về CNTT, khao khát bánđược hàng hoá và thoát khỏi cảnh nghèo.

- Chính quyền xã và nông dân sẽ phải làm như thế nào để có thể tiếp cận nhanh chóng với dự án, trong khi trình độ dân trí tại các xã nghèo chưa cao, thưa ông?

- Với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, các chuyên gia sẽ lựa chọn một địa điểm thích hợp, như bưu điện văn hoá xã, nhà văn hoá xã... để trang bị máy móc, kết nối Internet. Nông dân có thể truy cậpvào các trang web chuyên ngành, nắm bắt thông tin về thị trường, hàng hoá trong và ngoài nước, kỹ thuật canh tác...
Trong quá trình làm việc, cần có sự cam kết của chính quyền địa phương để phối hợp triển khai dự án. Một phần kinh phí của dự án sẽ dành cho đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu để tiếp cận CNTT, và hướngdẫn nông dân để họ trực tiếp tìm kiếm thông tin trên Internet.

Các chuyên gia của dự án cũng được cử xuống để hỗ trợ kỹ thuật, như khắc phục sự cố hỏng hóc, đường truyền trục trặc, hay nói cách khác, để bảo trì cho máy móc có thể vận hành lâu dài. Bên cạnh đó,cần thay đổi cách làm tin hiện nay. Hầu hết các thông tin hiện đều mang tính chất bác học, kinh viện, khiến nông dân rất khó tiếp cận.

Bước đầu, chúng tôi sẽ Việt hoá toàn bộ thông tin, sau đó sẽ dân tộc hoá (có thể viết bằng chữ dân tộc). Cuối cùng, khi tiến hành dự án, rất cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ ngành, trước hết làcác bộ Thương mại, NN-PTNT, Bưu chính - Viễn thông, VH-TT. Một số chuyên gia độc lập cũng về các xã, nhưng họ sẽ nghiên cứu nhiều khía cạnh khác để dự án đảm bảo tính khách quan.

Bộ Thương mại giao cho Trung tâm Thông tin thương mại, cơ quan đầu mối tiếp cận và triển khai dự án. Ban đầu, chúng tôi đã lựa chọn 6 tỉnh làm thí điểm; giai đoạn 2 (năm 2005) sẽ mở rộng có chọn lọcra một số tỉnh; sau đó, nhân điển hình và tiến tới phổ cập trên 61 tỉnh thành. Nếu triển khai thuận lợi, đây là dự án có quy mô lớn, ngang tầm khu vực.

- Ông có thể cho biết, đến nay, dự án đã được triển khai như thế nào?

- Chúng tôi đã cùng với các chuyên gia UNDP đi khảo sát thực tế ở 6 tỉnh, tại các xã được lựa chọn; xây dựng một hệ thống dữ liệu cơ bản tại 6 tỉnh.

Ngoài ra, các chuyên gia dự án đã nghiên cứu thêm mô hình làng cổ Bát Tràng (Hà Nội). Điều rất mừng là có 3 công ty của xã này đã giới thiệu sản phẩm trên mạng. Chúng tôi sẽ lựa chọn Bát Tràng nhưmột điển hình mẫu, vì địa phương này đã đi được một bước và tích luỹ được một số kinh nghiệm ban đầu. Trên cơ sở dữ liệu này, chúng tôi sẽ lập dự án tiền khả thi và tính toán chi phí cho toàn bộ dựán, trước khi kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ. Theo dự đoán, nếu không có gì thay đổi, khoảng tháng 7/2004, dự án sẽ bắt đầu được triển khai.

Bộ Thương mại cũng vừa có công văn chính thức gửi ban quản lý dự án, khẳng định sự quyết tâm của Việt Nam và Bộ Thương mại trong việc tiếp cận, triển khai dự án, cũng như tổ chức kết nối và phối hợpvới các bộ, ngành, địa phương.

- Theo ông, đâu là những trở ngại mà các chuyên gia của dự án sẽ vấp phải?

- Trở ngại lớn nhất mà chúng tôi phải giải quyết đó là sự phối hợp sao cho đồng bộ giữa các ngành, các cấp; thứ hai, tổ chức thực hiện cho tốt để dự án được triển khai một cách nhanh, hiệu quả và cólợi nhất cho người nông dân đạt kết quả ngang tầm khu vực; thứ ba, sự thuyết phục của ban quản lý dự án đối với các tổ chức quốc tế; và cuối cùng là sự bỡ ngỡ ban đầu của nông dân khi tiếp xúc vớicông nghệ mới.

Chúng ta cần đi tắt đón đầu để không chỉ giới có học thức, những người giữ vị trí trọng trách trong bộ máy nhà nước được tiếp cận CNTT, mà đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ dự án này còn là ngườinông dân, các DN vừa và nhỏ, hiệp hội ngành hàng, tổ chức liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Các chuyên gia quốc tế đánh giá như thế nào về tính khả thi của dự án?

- Một thành viên của UNDP làm việc tại NewYork, là người ấn Độ, nói với tôi rằng, qua chuyến khảo sát 6 tỉnh trong cả nước, ông thấy mức sống, trình độ dân trí của nông dân Việt Nam có nhiều điểmvượt trội so với nông dân ấn Độ. Một số xã có cách tổ chức sản xuất hàng hoá tốt. Khi tiếp xúc bất chợt với người dân tộc, ông cũng rất ngạc nhiên khi thấy họ nói được dăm ba câu chào hỏi bằng tiếngAnh. Đây là những điều kiện rất quan trọng để nông dân có thể nhanh chóng tiếp cận được dự án này.

Nguồn: http://www.vnn.vn ngày 03/07/ 2003

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.