Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 27/12/2006 00:21 (GMT+7)

Những điểm mới của chương trình và sách giáo khoa hoá học lớp 10 mới

Ngay từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cải cách giáo dục, tập trung vào giáo dục phổ thông mà trọng điểm là cải cách chương trình và sách giáo khoa (SGK).

Việc cải cách chương trình và SGK của các nước đều hướng tới việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Khắc phục tình trạng giáo dục thoát ly đời sống. Khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng, quá nhấn mạnh đến hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹ những kiến thức, kỹ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh, khiến năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn chế.

Ở nước ta, việc đổi mới chương trình và SGK cũng có mục đích như việc cải cách giáo dục của các nước, ngoài ra còn nhằm phục vụ cho việc đổi mới mục tiêu giáo dục theo Nghị quyết của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông, ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”.

Việc đối mới chương trình giáo dục là để thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có tư duy năng động, sáng tạo có năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong học tập và công tác, trong cuộc sống, trong sản xuất và kinh doanh.

Việc dạy học theo chương trình và SGK mới ở cấp trung học phổ thông (THPT) được bắt đầu từ năm học 2006-2007. Vậy chương trình và SGK hoá học 10 mới có gì mới so với chương trình và SGK cũ.

Sự khác nhau về cấu trúc của chương trình và SGK:

Chương trình và SGK hoá học 10 cũ có 5 chương:

* Chương 1: Cấu tạo nguyên tử

Chương này nghiên cứu cấu tạo nguyên tử và nghiên cứu cả hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

* Chương 2: Liên kết hoá học và định luật tuần hoàn Menđêleep.

* Chương 3: Phản ứng oxi hoá - khử.

* Chương 4: Phân nhóm chính nhóm VII – Nhóm halogen.

* Chương 5: Oxi – lưu huỳnh, lý thuyết về phản ứng hoá học.

Chương trình và SGK hoá học lớp 10 mới cả SGK chuẩn dùng cho ban Cơ bản và SGK nâng cao dùng cho ban Khoa học Tự nhiên đều có 7 chương.

* Chương 1: Nguyên tử

Khác với chương 1 của SGK cũ, chương 1 của SGK mới chỉ đi sâu nghiên cứu về cấu tạo nguyên tử và chuyển phần hệ thống tuấn hoàn các nguyên tố hoá học sang chương 2. Như vậy việc nghiên cứu về cấu tạo nguyên tử được tập trung hơn và kỹ hơn.

* Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn.

Chương trình và SGK mới nghiên cứu bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn trong một chương riêng. Như vậy bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn cũng được nghiên cứu kỹ hơn, coi đó là kim chỉ nam cho việc học tập và nghiên cứu hoá học sau này.

* Chương 3: Liên kết hoá học

Khác với chương trình và SGK cũ, chương trình và SGK mới nghiên cứu liên kết hoá học sau khi nghiên cứu bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn. Trình tự này giúp cho việc nghiên cứu sự hình thành các kiểu liên kết hoá học trên cơ sở cấu trúc electron của nguyên tử nên rõ tính quy luật hơn.

* Chương 4: SGK chuẩn tên là “Phảng ứng oxi hoá - khử”. SGK nâng cao tên là “Phản ứng hoá học”.

Sở dĩ có tên khác nhau là do ban Cơ bản chỉ nghiên cứu phản ứng oxi hoá - khử, không nghiên cứu nhiệt phản ứng. Ban Nâng cao ngoài việc nghiên cứu phản ứng oxi hoá - khử còn nghiên cứu phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt, nhiệt phản ứng và phương trình nhiệt học. SGK cũ, với phản ứng toả nhiệt thì ghi cộng Q (+Q) và phản ứng thu nhiệt, ghi trừ Q (-Q).

Ví dụ H 2+ Cl 2→ 2HCl + Q và 2HgO → 2Hg + O 2– Q

Thói quen biểu diễn phương trình nhiệt hoá học như trên đã vi phạm thô bạo các quy luật của đại số học: Một đại lượng vật lý được cộng thêm hay trừ đi vào một công thức hoá học. Vì vậy để biểu diễn phương trình nhiệt hoá học, SGK mới sử dụng một đại lượng nhiệt động, đó là biến thiên entropi ∆H của phản ứng và khi đó dấu của nhiệt phản ứng được lấy theo dấu của nhiệt động học. Giá trị ∆H không chỉ phụ thuộc vào bản chất mà còn phụ thuộc vào trạng thái của chất, vì vậy trong phương trình nhiệt hoá học cần ghi trạng thái của các chất.

Ví dụ: I 2(k)+ H 2(k) → 2HI (k)    (1)

∆H = + 25,94 kj/mol

I 2(k)+ H 2(k)→ 2HI                    (2)

∆H = - 36,49 kj/mol

Như vậy ở phản ứng (1) iot ở trạng thái rắn thì phản ứng là phản ứng thu nhiệt, còn ở phản ứng (2), iot ở trạng thái hơi thì phản ứng lại là phản ứng toả nhiệt.

Với học sinh ta chỉ cần giải thích nếu phản ứng toả nhiệt ra môi trường xung quanh, thì hệ phản ứng bị mất nhiệt nên giá trị của ∆H lấy dấu âm (-), ngược lại phản ứng thu nhiệt nghĩa là cần phải cung cấp nhiệt thì hệ phản ứng nhận thêm nhiệt nên giá trị ∆H lấy dấu dương (+).

* Chương 5: Ở SGK chuẩn và SGK nâng cao đều có tên là “Nhóm Halogen”.

SGK chuẩn giải thích sô oxi hoá của F, Cl, Br, I trong các hợp chất chỉ dựa vào độ âm điện của chúng. Flo có số oxi hoá duy nhất –1, là do nguyên tử F có độ âm điện lớn nhất và lớp electron ngoài cùng đã có 7e. Các halogen còn lại ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7 là do chúng có độ âm điện nhỏ hơn độ âm điện của oxi nên trong các hợp chất với oxi chúng có số oxi hoá dương.

SGK nâng cao giải thích, Cl, Br, I có số oxi hoá +3, +5 hoặc +7 là do ở trạng thái kích thích các electron ghép đôi chuyển lên các obitan d trống tạo ra 3, 5, hoặc 7 electron độc thân do đó có thể tạo ra 3, 5 hoặc 7 liên kết cộng hoá trị. Flo không có các số oxi hoá dương là do nguyên tử F không có obitan d trống.

* Chương 6: Ở SGK chuẩn tên là “Oxi – Lưu huỳnh” còn ở SGK nâng cao tên là “Nhóm oxi”. Ở hai sách có tên chương khác nhau do SGK chuẩn chỉ nghiên cứu kỹ 2 nguyên tố là oxi và lưu hùnh. SGK nâng cao nghiên cứu tổng quát cả nhóm oxi trước khi nghiên cứu kỹ oxi và lưu huỳnh.

SGK chuẩn và nâng cao đều nghiên cứu ozon, riêng SGK nâng cao còn nghiên cứu cả Hyđropeoxit.

* Chương 7: Ở cả 2 cuốn sách đều nghiên cứu tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Đây là cơ sở khoa học của các biện pháp điều khiển quá trình sản xuất hoá học.

Nguồn: T/c Hoá học và Ứng dụng, số 12 (60), 2006, trang 3

Xem Thêm

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.