Một số suy nghĩ về hoạt động phát triển cộng đồng và xoá đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc
Xoá đói, giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản và ưu tiên của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng bằng nhữngcơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án hằng năm. Nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, đã và đang được chính phủ ViệtNam cho phép triển khai có kết quả và đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, do được triển khai với các nguồn tài chính khác nhau và bởi các tổ chức khác nhau, hiệu quả của các chươngtrình, dự án rất khác nhau. Vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả triển khai các chương trình, dự án phát triển cộng đồng và xoá đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số?Nguyên nhân đói nghèo được đánh giá từ các góc độ khác nhau. Theo người dân ở các vùng khó khăn thì các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo của họ là:
1. Trình độ văn hóa thấp.
2. Thiếu tư liệu sản xuất, đặc biệt là đất canh tác. ở nhiều nơi, người dân chưa được trao quyền sử dụng tư liệu sản xuất là rừng và đất rừng.
3. Thiếu cơ hội tiếp xúc với môi trường bên ngoài, thiếu kiến thức khoa học-kỹ thuật và khả năng tiếp thu kỹ năng lao động mới.
4. Thiếu nguồn vốn đầu tư cho sản xuất ở mức tối thiểu và thiếu kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn.
5. Thiếu định hướng phát triển hợp lý, lâu dài.
6. Lưu thông phân phối yếu, chưa có nơi tiêu thụ hàng hoá ổn định và công nghệ sau thu hoạch yếu kém.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các ban ngành ở Trung ương, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đói nghèo ở đồng bào dân tộc thiểu số được xếp vào ba nhóm chính:
1. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi như địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai (bão lụt, sâu bệnh...), đất cằn cỗi gây cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội.
2. Do năng lực chủ quan của người nghèo như thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn, đông con, mắc các tệ nạn xã hội hay lười lao động.
3. Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách: Các chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư, chính sách giáo dục, y tế, định canh, định cư..., thiếu hoặc không đồng bộ; nguồn lực đầu tư cho vùng nghèo, xã nghèo còn hạn chế, hiệu quả thấp, thậm chí còn có cảnhững thất thoát, tiêu cực...
Vậy, trong ba nhóm nguyên nhân này, nên có các nhóm giải pháp ưu tiên tương ứng và nên tác động vào nhóm nguyên nhân nào trước hoặc tiến hành đồng thời cả ba nhóm giải pháp? Đây là vấn đề phức tạp vàrất cần có lời giải thích hợp trong điều kiện kinh phí hỗ trợ có hạn, nhân lực triển khai không đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, không thể triển khai cả ba nhóm giải pháp được. Để giải quyết vấnđề đói nghèo vùng đồng bào dân tộc và giảm khoảng cách về phát triển kinh tế-xã hội giữa đồng bằng và miền núi, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội miền núi.Tại Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 của Việt Nam đã chọn mục tiêu "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đờisống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ,kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế đượcnâng cao".
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần có những bước đi phù hợp với điều kiện địa lý, dân tộc và kinh tế-xã hội từng vùng. Có như vậy, chúng ta mới giải quyết được vấn đề đói nghèo cóhiệu quả, tránh lãng phí và đạt được mục tiêu phát triển.
Song song với việc ban hành các chính sách, cơ chế phù hợp, rất cần có các nghiên cứu cơ bản về nguyên nhân và thực trạng đói nghèo của toàn vùng, cũng như của từng địa phương để có những giải phápthích hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với tập quán từng nhóm dân tộc và trình độ tiếp nhận khoa học-công nghệ của người dân. Trong hàng loạt giải pháp, chúng tôi xin trình bày một số giải phápđược coi là chủ yếu và cần được ưu tiên là (i) nâng cao nhận thức và năng lực của người dân và cộng đồng; (ii) chuyển giao công nghệ theo hướng ưu tiên phù hợp đặc thù địa lý và dân tộc; (iii) xâydựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất và lưu thông. Các hoạt động trên đều phải dựa trên nguyên tắc phát huy tối đa sự tham gia của người dân và cộng đồng để đảm bảo tính hiệu quảvà bền vững của các chương trình, dự án.
Khoa học-công nghệ được khẳng định là động lực phát triển kinh tế-xã hội nước ta. Các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước là vô cùng quan trọng và khoa học-công nghệ đóng vai trò quyết định trongviệc thúc đẩy và mang lại hiệu quả của các hoạt động nhằm phát triển kinh tế-xã hội. Khoa học-công nghệ có thể tham gia vào tất cả các khâu trong các hoạt động này, từ khảo sát, lựa chọn vấn đề, xâydựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả của các hoạt động. Tuy nhiên, sự hỗ trợ bên ngoài chỉ là tạm thời và có tác dụng thúc đẩy các hoạt động phát triển cộng đồng và xoá đói, giảm nghèo. Việcphát huy năng lực nội sinh là việc rất cần thiết và phải được quan tâm. Có như vậy, các tác động từ bên ngoài mới có hiệu quả cao và có tính bền vững. Không ai khác, phải tự chính những người nghèohiểu sự đói, nghèo của họ và tự họ có các nỗ lực vươn lên thoát khỏi cảnh đói, nghèo.
Vậy, làm thế nào để phát huy hiệu quả của các hoạt động phát triển cộng đồng và xoá đói, giảm nghèo? Chúng tôi xin nêu một số vấn đề để cùng trao đổi:
- Cần sử dụng phương pháp tiếp cận phù hợp. Phương pháp tiếp cận phát triển cần có sự tham gia của người dân và các bên có liên quan gồm cả các đại diện chính quyền các cấp, cán bộ nghiên cứu, cán bộphát triển. Người dân đóng vai trò là trung tâm của sự phát triển. Thực hiện và cụ thể hoá phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi". Yêu cầu có tính nguyên tắc là xâydựng dự án và lập kế hoạch phải dựa trên nhu cầu của dân và xuất phát từ nhân dân, kết hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của Nhà nước và của từng địa phương. Người dân phải được tham gia ngay từđầu trong các hoạt động này. Như vậy, người dân sẽ biết cách sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực tại chỗ về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, tiền vốn, sử dụng những công cụ, phương tiện, bằngnhững kỹ năng và kiến thức truyền thống kết hợp với kiến thức và kỹ thuật mới được tiếp nhận.
- Xây dựng khả năng hợp tác giữa người dân và cán bộ phát triển. Để phát huy được sức mạnh tổng hợp, bảo đảm sự chuyển giao và tiếp nhận từ hai phía một cách đồng bộ, cần làm cho cán bộ cơ sở, nhữngngười làm công tác phát triển và người dân bản địa có được sự hiểu biết nhau hơn và có tiếng nói chung.
- Phương pháp đào tạo và tập huấn. Phương pháp đào tạo, tập huấn được xem là điểm quan trọng để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết cho người dân. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nên sử dụng phươngpháp đào tạo tích cực, trực quan, kích thích phát triển tư duy và thúc đẩy nhu cầu nhận thức. Chú trọng các hoạt động tham quan, trao đổi kinh nghiệm (cả bài học thất bại cũng như thành công). Họcqua làm, từ nông dân đến nông dân là phương thức đào tạo tốt để chuyển giao những kiến thức và kinh nghiệm mới, thúc đẩy nhu cầu phát triển ở nông thôn. Hết sức chú trọng đến vai trò của những ngườilãnh đạo và có uy tín như già làng, trưởng bản, trưởng làng, những thanh niên, phụ nữ chủ chốt trong cộng đồng. Hình thành và phát triển các nhóm cùng sở thích để họ giúp đỡ nhau cùng pháttriển.
- Cần lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án hoặc hợp nhất các chương trình, dự án có chung mục tiêu, địa bàn và đối tượng hưởng lợi. Muốn vậy, cần thiết phải có cơ chế, chính sách xoá đói,giảm nghèo đồng bộ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; có chương trình, dự án cụ thể cho từng vùng, từng xã đến hộ nghèo. Trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùngxa, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 hợp nhất các chương trình Trung tâm cụm xã, Định canh định cư, Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn với Chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135). Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng đầu tư bình quân trong kinh phí đầu tư cho các xã đặc biệt khókhăn. Rất cần thiết có sự điều tra cụ thể, xác định chi tiết các vấn đề đầu tư và đầu tư tập trung, tránh dàn trải để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và mang lại lợi ích nhanh.
Trên đây là một số ý kiến nhằm phát huy hiệu quả của các chương trình, dự án trong lĩnh vực phát triển cộng đồng và xoá đói, giảm nghèo. Chắc chắn rằng, sẽ có nhiều ý kiến và kinh nghiệm tiếp cậntheo cách khác. Chúng tôi rất mong muốn được cùng trao đổi.