Một số kinh nghiệm của Hội Thư Viện Việt Nam hoạt động trong bối cảnh dịch COVID-19
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát từ cuối năm 2019, đã và đang lây lan nhanh chóng ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam (tính đến thời điểm này là đã sang năm thứ 3); đã ảnh hưởng không nhỏ và gây ra hậu quả rất nặng nề, thiệt hại rất nhiều về người và của, hiện đang tác động mạnh mẽ, tiêu cực cho nhiều hoạt động kinh tế-văn hóa, xã hội cho nhiều nước trên thế giới. Rõ ràng là, đại dịch khủng khiếp này mang tính toàn cầu, làm cho gần gần 3 triệu người chết trên thế giới, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, hàng không, giao thông v.v…những mũi nhọn kinh tế bị ngưng trệ, nhiều hoạt động của người dân bị đảo lộn, đã dẫn đến tăng trưởng âm ở nhiều nước trên thế giới. Theo chỉ đạo của chính phủ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, cũng như của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chúng ta đã chủ động rất sớm, huy động toàn bộ lực lượng, tích cực ứng phó với đại dịch này, nên thiệt hại về người và của ở nước ta chỉ ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới. Đó cũng là điểm sáng, là bài học và tấm gương tiêu biểu của Việt Nam trong việc phòng-chống đại dịch COVID-19 trên thế giới. Đây cũng là thành công, là niềm tự hào của người Việt sau những ánh hào quang và tấm gương của đất nước ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lăng, chống các đế quốc xâm lược hùng mạnh trong thế kỷ XX.
Hôm nay, trên diễn đàn của Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA), tôi xin chia sẻ đôi điều về một số kết quả hoạt động, cũng như một vài kinh nghiệm về tổ chức & hoạt động của Hội Thư viện Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra ở Việt Nam thời gian qua như thế nào.
Kết quả hoạt động của Hội Thư viện Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thời gian qua.
Mặc dầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp trên quy mô toàn cầu, trong đó có Việt Nam, theo chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, chúng ta đã hết sức chủ động, kiên quyết, linh hoạt để ứng phó với đại dịch này, sao cho kết hợp 2 trong một (như một mục tiêu kép), đó là: vừa thực hiện tốt phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo sức khỏe cho toàn dân, lại cũng vừa đảm bảo mọi duy trì hoạt động để tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước; đây cũng là bài toán khó cho nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, từ cuối năm 2019 đến nay 2021, Hội Thư viện Việt Nam đã chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ VHTTDL và của Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, để ứng phó tình hình dịch bệnh, trong khi đó, vẫn tổ chức được một số hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khá hiệu quả như sau:
Về hoạt động Hội nghị-hội thảo-tập huấn:từ đầu năm 2020 đến tháng 5 năm 2021; đã tổ chức được 02 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ, và 01 Hội nghị-Hội thảo, đó là:Hội nghị tập huấn: “ Xu hướng mới của ngành thư viện trong mối liên hệ với Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và Công nghiệp 4.0”(tổ chức ngày 6/3/2020 tại Hà Nội trong thời gian hết dãn cách xã hội, cho gần 100 đại biểu là hội viên Hội Thư viện Việt Nam, do chuyên gia người Pháp trình bày). Hội nghị tập huấn: “ Trao đổi về chủ trương và những quyết định mới về quyền công đoàn của người lao động” (tổ chức ngày 12/6/2020 tại Hà Nội trong thời gian hết dãn cách xã hội, cho gần 80 đại biểu là hội viên Hội Thư viện Việt Nam). Hội nghị; Hội thảo khoa học “Hội thư viện Việt Nam hoạt động trong bối cảnh đại dịch Covid-19” tại Bà rịa- Vũng tàu (tháng 4 năm 2021, trong thời gian hết dãn cách xã hội, cho gần 60 đại biểu là hội viên Hội Thư viện Việt Nam).
Về hoạt động Tư vấn và phản biện xã hội: trong 2 năm qua, Hội Thư viện đã đã tổ chức góp ý kiến (qua Email), lấy ý kiến các thành viên Ban chấp hành, các hội thành viên, góp ý cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết 1 số điều của Luật Thư viện(văn bản dày hơn 25 trang đánh máy) và 03 Dự thảo thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quy định chi tiết Luật Thư viện(văn bản dày hơn 35 trang đánh máy). Cả 2 bản góp ý này đã được Bộ VHTTDL đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm của Hội thư viện Việt Nam với việc góp ý kiến cho các văn bản pháp quy của ngành Thư viện Việt Nam.
Về hoạt động Thông tin & truyền thông: Đây cũng là thế mạnh của Hội thư viện Việt Nam nhiều năm qua (bởi Hội Thư viện VN chúng tôi có mạng lưới rất rộng, lan toả tới các địa phương: 63 thư viện tỉnh, thành phố ở các địa phương, gần 200 thư viện và Trung tâm thông tin - Thư viện các Trường đại học trong cả nước, các thư viện Bộ, Ban ngành, đoàn thể ở TW v.v…), nên hàng năm, công tác triển lãm sách, báo, tư liệu phục vụ nhân dân và bạn đọc đã được các thư viện tổ chức từ đầu năm đến cuối năm rất nhiều & phong phú (ví dụ Triển lãm Báo Xuân, Triển lãm sách, báo chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2; ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5, ngày Quốc khánh 2/9 …, đặc biệt Ngày sách Việt Nam 21.4 hằng năm). Song năm nay, do tình hình COVID-19, Hội Thư viện đã kịp thời có văn bản chỉ đạo từ đầu năm các cho đơn vị của Hội “chuyển hướng sang tổ chức trực tuyến-online” rất nhiều hoạt động nêu trên. Vì thế, nhiều hoạt động thông tin & tuyên truyền của ngành thư viện đã đạt hiệu quả khá tốt (qua hình thức trực tuyến-onlines). Đây có thể coi là nét sáng tạo của chúng tôi trong thời gian đại dịch vừa qua.
Về hoạt động phục vụ người đọc của các thư viện:Có thể nói đây cũng là nét mới; là sự sáng tạo của Hội Thư việt Nam thời gian qua. Do đại dịch COVID-19 diễn ra lâu và phức tạp, nên nhiều thư viện phải đóng cửa (một thời gian) không thể tiếp đón bạn đọc tới đọc sách báo như trước, song “từ cái khó, lại ló cái khôn”; Hội Thư viện chúng tôi đã nghiên cứu tình hình và tận dụng lợi thế của mình, đó là chúng tôi đã có khá nhiều cơ sở dữ liệu sách báo-tài liệu trong thư viện đã được chuẩn bị từ trước đó, nay do tình hình không thể tập trung đông người -thực hiện dãn cách xã hội - nên chúng tôi tiến hành chỉ đạo các hội thành viên-các thư viện trong cả nước tổ chức phục vụ bạn đọc qua onlines khá hiệu quả, nhờ đó hàng vạn tài liệu của các thư viện vẫn được bạn
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại Lễ Khai mạc Hội sách trực tuyến Quốc gia năm 2021 (tại Hà Nội)
Chủ tịch Hội thư viện VN Nguyễn Hữu Giới dự Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Xuất bản, In và Phát hành với Thư viện Quốc gia VN.(tháng 4/2021)
đọc tra cứu và nghiên cứu, đọc hoặc tải về sử dụng qua mạng internet. Bên cạnh đó, Hội Thư viện Việt Nam thời gian qua cũng đã viết hàng chục bài báo để đăng trên các báo, tạp chí Trung ương, tuyên truyền về Luật Thư viện, phục vụ cho công tác truyền thông của Hội trong việc tuyên truyền, phổ biến Luật Thư viện đi vào cuộc sống.
Về tham gia các hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam:tính từ 2020 và đầu năm 2021 ,do đại dịch COVID-19, nên Liên hiệp Hội Việt Nam cũng vẫn duy trì được một số hoạt động tiêu biểu, Hội Thư viện VN đã tích cực tham gia các hoạt động, đó là:
Tham gia lấy đề xuất ý kiến về nhân sự Lãnh đạo Liên hiệp Hội VN khóa VIII, nhiệm kỳ 2020-2025, (đảm bảo đúng thời hạn và trách nhiệm, ví dụ chúng tôi đã họp Ban Thường trực Hội, lấy ý kiến qua tin nhắn, Email trong Ban chấp hành, gửi Hồ sơ về LHH Việt Nam đảm bảo khách quan, trung thực).
Tham gia Hội nghị “Gặp mặt các văn nghệ sĩ, trí thức KHCN tiêu biểu nhân dịp Kỷ niệm 90 năm ngành Tuyên giáo của Đảng” (đây là Hội nghị rất trang trọng, có ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với văn nghệ sĩ, trí thức KHCN của cả nước).
Tham gia Hội nghị Hội đồng Trung ương thường niên, chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2020-2025 (BCH Hội thư viện đã cử 04 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2020-2025, vào tháng 12/2020 tại Hà Nội.
Một số bài học kinh nghiệm.
Để đạt được các hoạt động tiêu biểu nêu trên của Hội thư viện VN, dù đang trong tình hình Đại dịch COVID-19 diễn ra phức tạp hơn 2 năm vừa qua; qua đó, chúng tôi xin rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu như sau:
Một là , Ban lãnh đạo Hội thư viện Việt Nam phải xây dựng kế hoạch công tác từ trước (căn cứ kế hoạch công tác đã được ban hành từ cuối năm 2019 đối với 02 hội nghị tập huấn nghiệp vụ và kế hoạch công tác năm 2020 đối với Hội nghị-Hội thảo tại Bà rịa-Vũng tàu), đặc biệt căn cứ tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, để có sự điều chỉnh về thời gian các hoạt động của Hội cho hợp lý, khoa học (tránh tình trạng “nước đến chân mới nhẩy” thì sẽ không kịp).
Hai là,dự báo tình hình dịch bệnh có thể còn kéo dài, diễn biến phức tạp ở trong nước và thế giới (thực tế đến hôm nay vẫn chưa hết dịch bệnh), để từ đó lãnh đạo Hội thư viện có sự tính toán, điều chỉnh các phương thức, biện pháp tổ chức các hoạt động cho thích ứng và phù hợp, mà vẫn đảm bản hiệu quả tốt (không hình thức, đại khái, chiếu lệ). Đó là bên cạnh các phương thức truyền thống, chúng tôi đã sử dụng trực tuyến, onlines các hoạt động có thể ( như Triển lãm sách báo onlines, phục vụ bạn đọc trực tuyến, lấy ý kiến đại biểu đóng góp Văn bản pháp quy của ngành thư viện về Hội thư viện qua onlines; lấy ý kiến về công tác nhân sự chủ chốt của Liên hiệp Hội Việt Nam khoá VIII, nhiệm kỳ2020-2025 v.v..).
Ba là, cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Hội thư viện Việt Nam trong năm 2020 và 2021, để triển khai các hoạt động sao cho hiệu quả, thiết thực. Ví dụ năm 2020 chúng tôi tập trung vào việc truyên truyền, phổ biến thông tin về Luật Thư viện (vừa được Quốc hội thông qua tháng 11.2019, có hiệu lực thi hành từ 1.7.2020) cho cán bộ & nhân dân và các hội viên thư viện cả nước, Từ đó thông qua báo chí, truyền thông, qua trang Web của Hội thư viện VN và các trang web của các đơn vị thành viên trực thuộc Hội, để tuyên truyền các nội dung quan trọng này (cùng với việc viết các bài báo đăng trên báo tạp chí Trung ương và địa phương …).
Ths.Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện VN phát biểu khai mạc Hội nghị - Hội thảo (tại Bà rịa-Vũng tàu năm 2021)
Tóm lại, đại dịch COVID-19 tưởng chừng làm cho nhiều hoạt động bị ngưng trệ, bị đóng băng, song trên thực tế, thời gian qua, với quyết tâm cao và tinh thần vươn lên, khắc phục khó khăn mà Hội thư viện Việt Nam vẫn tổ chức và triển khai được một số hoạt động khá hiệu quả, thiết thực, để hôm nay xin được báo cáo với Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam và các Hội ngành toàn quốc. Và chúng tôi cũng hy vọng rằng: các hội ngành toàn quốc, cũng như các Hội KHKT các địa phương của chúng ta cũng sẽ có nhiều đơn vị như chúng tôi, đã và đang khắc phục mọi khó khăn do đại dịch COVID-19, vẫn có nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực, góp phần thúc đẩy Liên hiệp Hội Việt Nam phát triển trong mọi hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn.
Qua đây, chúng tôi thiết nghĩ, việc Hội Thư viện Việt Nam tổ chức các hoạt động trong điều kiện dịch bệnh COVD-19 trong nước vẫn diễn biến rất phức tạp như vừa qua, cũng là sự kiểm chứng và ứng dụng chân lý mà Bác Hồ kính yêu đã nói cách đây 75 năm (vào năm 1946), khi Người chia tay Cụ Huỳnh Thúc Kháng, để sang Pháp dự Hội nghị Phôngtennơblô: “ Dĩ bất biến ứng vạn biến”, (cũng tức là chúng tôi lấy mục tiêu hoạt động của Hội là chính, để ứng biến và đối phó với mọi hoàn cảnh và điều kiện khách quan). Âu đó cũng là quy luật của cuộc sống và sự vận động của lịch sử, của Thuyết tương đối của Anh-xtanh; nghĩa là: Trái đất không ngừng quay, chúng ta không ngừng thở và vì thế, để tồn tại, chúng ta luôn phải đồng hành và tiếp tục tiến lên.
Ths. Nguyễn Hữu Giới Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam.