Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 03/04/2009 18:15 (GMT+7)

Mời tham gia thiết kế và thực hiện chương trình CASI giai đoạn 3

Chương trình CASI giai đoạn 3 sẽ được tiến hành trong sáu (06) năm bắt đầu từ tháng 1 năm 2010 với mục tiêu tổng thể: Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam có đủ năng lực quyết định và thực hiện các mục tiêu phát triển cùng với các giá trị của chính mình một cách công bằng và bền vững.

Nhóm đối tượng của chương trình sẽ là những người nghèo, những người còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phụ nữ/trẻ em gái, những người chưa có khả năng tiếp cận đến các cơ hội kinh tế, những người sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, những người đang còn gặp khó khăn và rào cản về văn hoá, về ngôn ngữ cũng như ít được tham gia vào các quá trình ra quyết định liên quan đến đời sống của họ.

Từ kinh nghiệm hoạt động của mình, tổ chức CARE đã xây dựng một số nguyên tắc, chiến lược và phương pháp tiếp cận cho chương trình này như sau:

§     Được xây dựng và phát triển dựa trên nên tảng giá trị và kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc thiểu số, khuyến khích để họ có thể thể hiện được mong muốn, quyền, nhu cầu và giá trị riêng của mình.

§     Nâng cao năng lực phát triển các tổ chức cộng đồng ở mọi cấp độ, năng lực lập kế hoạch có sự tham gia, trao quyền cho cộng đồng cũng như thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới.

§     Hỗ trợ việc phát triển các diễn đàn chia sẻ thảo luận giữa các nhóm dân tộc thiểu số, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ , chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân

§     Liên hết và phối hợp với các bên liên quan khác, xây dựng và hỗ trợ các chương trình, kế hoạch và các chính sách ở cấp quốc gia.   

§     Hợp tác với các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ nhằm giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói và bất bình đẳng nhằm tạo ra những kết quả và tác động bền vững.

Chương trình dự kiến sẽ được thực hiện thông qua nhiều hợp phần ở các cấp độ khác nhau và được thiết kế và quản lý nhằm đảm bảo tính nhất quán và góp phần vào mục tiêu chung của chương trình. Các hợp phần của chương trình sẽ được thiết kế cụ thể với sự tham gia của các cơ quan đối tác. Mục tiêu tổng thể của toàn bộ chương trình sẽ góp phần đảm bảo cho việc các hợp phần chia sẻ và học hỏi lẫn nhau ở cấp chương trình.

Các hợp phần sẽ liên kết và hoạt động cả ở cấp cộng đồng lẫn cấp tỉnh, cấp quốc gia và tập trung vào các lĩnh vực sau:

1.Củng cố các tổ chức xã hội nhằm hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số nói lên các mối quan tâm và nhu cầu của mình: bắt đầu từ việc tìm hiểu và nâng cao nhận thức về quyền và các mối quan tâm của các cộng đồng dân tộc thiểu số , các hoạt động thuộc lĩnh vực này sẽ huy động và củng cố năng lực cho các tổ chức xã hội nhằm khuyến khích và đề cao tiếng nói của người dân tộc thiểu số, giúp họ vượt qua nhũng rào cản về văn hóa, kinh tế, xã hội …vv để tham gia tốt hơn vào các quá trình phát triển chung cũng như các quyết định về chính sách.   

2.Quản lý tài nguyên thiên nhiêu: Các hoạt động thuộc lĩnh vực này sẽ hỗ trợ cho hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng với sự tham gia nhiều hơn của các dân tộc thiểu số trong quá trình ra quyết định liên quan đến khả năng tiếp cận và quyền sử dụng và quản lý đất đai, tài nguyên rừng một cách đầy đủ và hiệu quả nhằm phát triển sinh kế và quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

3.Sinh kế bền vững và phát triển kinh tế: Hợp phần này sẽ thúc đẩy hệ thống cung cấp dịch vụ tại địa phương, đáp ứng nhu cầu người dân một cách bền vững, giúp cho người dân tộc có khả năng tiếp cận hiệu quả nhằm phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện sinh kế.

4.Tăng cường năng lực của người dân tộc thiểu số trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu: Các tổ chức cộng đồng và các tổ chức xã hội khác sẽ được nâng cao năng lực nhằm hạn chế các tác động bất lợi cũng như lồng ghép các vấn đề phòng chống và giảm thiểu thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trong các kế hoạch và hoạt động phát triển.

Quá trình thiết kế chương trình:

Tổ chức CARE đã tiến hành một số hoạt động thiết kế và đã xây dựng được đề cương chương trình tổng thể như đã trình bày tóm tắt ở trên. Quá trình thiết kế này được tiến hành như sau:

Phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đói nghèo và tổ chức tham vấn các bên liên quan khác

2008

Hội thảo phân tích nhóm đối tượng, mục tiêu chương trình và lĩnh vực can thiệp

Tháng 6/2008 đến tháng 3/2009

Xác định khả năng đóng góp của tổ chức CARE và các bên liên quan vào mục tiêu chính sách quốc gia và xoá đói giảm nghèo

Đang tiến hành

Mời các tổ chức quan tâm tham gia

10/04/2009

Hội thảo thiết kế chương trình với sự tham gia của các chuyên gia và các tổ chức quan tâm

14-15/04/2009

Quyết định về lựa chọn các cơ quan tham gia

25/04/2009

Tiến hành thiết kế chương trình và các hợp phần cụ thể với các đối tác được lựa chọn

Từ tháng 5-7 2009

Để tham gia chương trình, các tổ chức hoặc nhóm tổ chức quan tâm có thể đưa ra mối quan tâm/đề xuất của mình cho việc tham gia thiết kế và thực hiện một hay nhiều hợp phần, hoặc một lĩnh vực hoạt động cụ thể trong khuôn khổ chương trình. Đơn đề nghị sẽ bao gồm cả các thông tin giới thiệu về tổ chức và chuyên môn, lý do quan tâm tham gia chương trình và đề xuất hoạt động/kết quả mà dơn vị mình mong muốn tham gia. Dựa trên những hồ sơ gửi tới cùng các phân tích tiếp theo trong tiến trình thiết kế chương trình, tổ chức CARE sẽ mời một số tổ chức tham gia vào quá trình thiết kế các hợp phần cụ thể, bao gồm kế hoạch hoạt động và ngân sách.   Quá trình lựa chọn này sẽ tiến hành như sau:

Các tổ chức quan tâm gửi hồ sơ tham gia: Hồ sơ gửi tới tổ chức CARE sẽ được xem xét theo các tiêu chí sau (số thứ tự không thể hiện mức độ quan trọng): 1) Tính phù hợp với mục tiêu, nhóm đối tượng và phương pháp tiếp cận của chương trình của các hoạt động can thiệp/các đề xuất của cơ quan mình; 2) Chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực tổ chức phù hợp và bổ trợ cho hoạt động và hợp phần đề xuất trong chương trình hoặc can thiệp ở cấp độ chương trình; 3) Giá trị gia tăng đóng góp cho chương trình của CARE và cho tổ chức/chương trình của đối tác; 4) Tính sáng tạo về ý tưởng và phương pháp tiếp cận; 5) Vị thế/vai trò của tổ chức đối tác trong xã hội dân sự Việt Nam, 6) Kinh nghiệm thực hiện dự án của tổ chức 7) Cam kết lâu dài

Đại diện của tổ chức có thể sẽ được mời thảo luận và làm rõ thêm mối quan tâm của tổ chức nếu cần thiết.

Quyết định lực chọn đối tác của CARE sẽ được gửi tới tất cả các tổ chức quan tâm vào cuối tháng 4/2009.

Các tổ chức được lựa chọn sẽ được mời tham dự các cuộc họp và thảo luận nhằm thống nhất vai trò, chi tiết và kế hoạch thiết kế chương trình.

Mẫu hồ sơ

Những tổ chức quan tâm cần cung cấp những thông tin sau, thông tin được trình bày tối đa là 5 trang:

1. Giới thiệu về tổ chức.

Bao gồm lịch sử hình thành tổ chức, vị trí pháp lý, sứ mệnh/tầm nhìn, chiến lược, cơ cấu, quản lý, nguồn nhân lực, tài sản, thành viên mạng lưới, v.v

2. Các dự án và chuyên môn hiện có.

Bao gồm thông tin chi tiết về các chương trình/dự án trước đây và hiện tại có liên quan đến chương trình đề xuất, địa bàn dự án, lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ, đặc biệt có liên quan đến trọng tâm và phương pháp tiếp cận của chương trình này, tổ chức đối tác, tên nhà tài trợ.

Đưa ra ý kiến phản hồi về tính lô-gích, sự phù hợp, thách thức và tính khả thi của chương trình đề xuất. Giải thích lý do khiến tổ chức quan tâm, mong muốn tham gia và đóng góp cho chương trình đồng thời cho biết tổ chức có thể đóng góp nguồn lực gì cho chương trình.

4. Đề xuất tham gia chương trình

Mô tả sự tham gia/đóng góp của tổ chức cho chương trình, các hoạt động/đề xuất cụ thể, các phương pháp tiếp cận, các kết quả và hoạt động mà tổ chức có thể tham gia. Làm rõ mức độ tham gia (từ cấp cộng đồng đến cấp quốc gia) cũng như những đề xuất này đã được xây dựng từ những kinh nghiệm và năng lực đã có của tổ chức như thế nào. Làm rõ các giá trị gia tăng mà tổ chức bạn sẽ đem lại cho chương trình? Tham gia chương trình mới sẽ mang lại lợi ích gì cho tổ chức của bạn?

Gửi hồ sơ

Hồ sơ quan tâm xin gửi bằng tiếng Anh và/hoặc tiếng Việt tới địa chỉ: chị Nguyễn Thu Phương, phuong.nguyenthu@care.org.vn và anh Lê Văn Sơn, lvson@care.org.vn  trước 5 giờ thứ 6 ngày 10 tháng 4 năm 2009. Quý vị cũng có thể liên hệ với hai địa chỉ trên để biết thêm thông tin chi tiết. Xin quý vị lưu ý rằng các ứng cử viên có thể được mời tham dự hội thảo ngày 14-15/4/2009 tại Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành xin lỗi do thời gian chuẩn bị có hạn nên việc tham gia hội thảo sẽ chỉ được xác nhận/thông báo tới các ứng cử viên vào ngày 13/4/2009. Rất mong các quí vị dành thời gian và quan tâm chuẩn bị tham gia hội thảo này.

Xem Thêm

Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ thi tuyển biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024
Ngày 26/6/2024, Hội đồng tuyển dụng nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) ban hành Thông báo số 10/TB-HĐTD về danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kỳ thi tuyển nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024 Vòng 2.
THÔNG BÁO: Danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kỳ thi tuyển nhân sự vào biên chế Cơ quan TW VUSTA
Căn cứ Quyết định số 469/QĐ-LHHVN ngày 31/5/2024 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) về việc phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự kỳ thi tuyển nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024, Hội đồng tuyển dụng thông báo:

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.