Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 17/06/2009 22:42 (GMT+7)

Mời gửi Thư yêu cầu tài trợ

CEPF được xây dựng nhằm bảo vệ và giám sát các vùng có nhiều tiềm năng sinh học và có nguy cơ bị đe dọa nhất trên trái đất được gọi là những điểm nóng đa dạng sinh học. Đây là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu cơ bản của chương trình là thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Hạn cuối nộp đề xuất dự án là 17h30 (giờ Hà Nội) ngày 11 tháng 09 năm 2009.

Tuy vậy, vì quyền lợi của mình, các đơn vị nên nộp đề xuất của mình sớm nhất có thể để quá trình xét duyệt xử lý hồ sơ được tiến hành sớm.

Các đơn vị xin tài trợ cần đọc kỹ chiến lược đầu tư và định hướng chiến lược cho vùng Đông Dương, được tóm tắt bằng tiếng Anh, Việt, Khơ-me và sắp tới là Thái, hoặc bản đầy đủ bằng tiếng Việt tạihttp://www.birdlifeindochina.org/cepf/eligibility-criteriavà bản đầy đủ bằng tiếng Anh tạihttp://cepf.net/Documents/final.indoburma_indochina.ep.pdf (PDF 2.5MB)

Đối với Lào và Thái Lan, các đề xuất dự án có thể lựa chọn xây dựng theo bất kỳ ưu tiên đầu tư nào trong bản mô tả sơ lược hệ sinh thái của CEPF. Ở Campuchia và Việt Nam , các dự án đề xuất được khuyến khích xây dựng dựa theo các hướng chiến lược sau:

Ưu tiên đầu tư 1.1 Xác định và đảm bảo cho các quần thể gốc của 67 loài bị đe dọa toàn cầu khỏi các hoạt động khai thác quá mức và buôn bán bất hợp pháp

Một số loài ưu tiên của CEPF có thể nhận được nhiều quan tâm hơn là: Trâu rừng Bubalus bubalis; Báo lửa Catopuma temminckii; Nai cà-toong Cervus eldii; Báo gấm Neofelis nebulosa; Mèo gấm Pardofelis marmorata; Saola Pseudoryx nghetinhensis; Voọc mông trắng Trachypithecus elacouri; Gấu ngựa Ursus thibetanus; Ngan cánh trắng Cairina scutulata; Vạc hoa Gorsachiusmagnificus; Sếu đầu đỏ Grus antigone; Chân bơi Heliopais personata; Công Pavo muticus; Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni; Quắm lớn Thaumatibis gigantea; Cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis; Rùa đất Spengle Geoemyda spengleri; Rùa núi nâu Manouria emys; Rùa câm Mauremys mutica; Cá đuối nước ngọt Mê Kông Dasyatis laosensis; Cá đuối gấm nước ngọt Himantura oxyrhynchus; Cá tra dầu Pangasianodon gigas; Cá đao răng nhỏ Pristis microdon; Cá sóc Probarbus jullieni; và Cá cháy Lào Tenualosa thibaudeaui.

Ưu tiên đầu tư 1.2 Thực hiện các chiến dịch nhận thức công cộng để củng cố thêm các chính sách về buôn bán các loài hoang dã góp phần giảm nhu cầu tiêu dùng đối với 67 loài bị đe dọa toàn cầu và các sản phẩm từ chúng

Các dự án xây dựng trực tiếp theo Ưu tiên đầu tư này được đặc biệt khuyến khích.

Ưu tiên đầu tư 1.5 Tiến hành nghiên cứu về 12 loài bị đe dọa toàn cầu, các loài cần có thêm thông tin về tình trạng và phân bố

Các loài ưu tiên của CEPF chưa được đề xuất bảo vệ gồm: Bò xám Bos sauveli; Cầy nước Cynogale bennettii; Chuột chũi răng nhỏ Euroscaptor parvidens; Dơi nếp mũi Việt Nam Paracoelops megalotis; Chuột gai Sa Pa Typhlomys chapaensis; Rùa sông Quảng Đông Chinemys nigricans; và Rùa Trung Bộ Mauremys annamensis.

Ưu tiên đầu tư 1.6 Xuất bản các tài liệu tham khảo bằng tiếng địa phương về các loài bị đe dọa

toàn cầu

Các dự án xây dựng trực tiếp theo Ưu tiên đầu tư này được đặc biệt khuyến khích.

Ưu tiên đầu tư 2.1 Xây dựng các sáng kiến quản lý bảo tồn địa phương có tính đổi mời, dựa trên các bên liên quan tại 28 vùng đa dạng sinh học trọng yếu

Các vùng đa dạng sinh học trọng yếu của CEPF có thể nhận được nhiều sự quan tâm bao gồm: khu vực sông Mê Kông từ Kratie tới Lào; sông Sê Kông; sông Sê San (tất cả đều ở Campuchia); các khu vực Bản Bung, Bình An, Chạm Chu, Đồng Phúc, Nà Chi, Sinh Long, Tắt Kẻ và hồ Thang Hen (tất cả đều ở Việt Nam).

Ưu tiên đầu tư 2.2 Xây dựng các chuẩn và chương trình vùng để giải quyết vấn đề khai thác quá mức đa dạng sinh học và thử nghiệm tại một số khu

Các dự án xây dựng trực tiếp theo Ưu tiên đầu tư này được đặc biệt khuyến khích.

Ưu tiên đầu tư 3.1 Hỗ trợ các nỗ lực của các tổ chức dân sự trong phân tích các chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển, đánh giá các tác động của chúng lên đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái, và đề xuất các kịch bản phát triển thay thế và các biện pháp phù hợp giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Ưu tiên đầu tư 3.2 Hỗ trợ các sáng kiến có tác động đòn bẩy cho hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học của các dự án và chương trình phát triển

Các dự án xây dựng trực tiếp theo Ưu tiên đầu tư này được đặc biệt khuyến khích.

Các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng, các doanh nghiệp tư nhân, và các tổ chức dân sự khác đều có thể đề xuất xin tài trợ. Các cơ quan này phải có tài khoản ngân hàng riêng, và phải là cơ quan, tổ chức được phép nhận tài trợ (đóng góp từ thiện) theo các quy định pháp lý có liên quan của quốc gia.

Các công ty hay tổ chức thuộc Nhà nước sẽ chỉ có thể phù hợp để xin tài trợ này nếu các công ty hay tổ chức đó (i) có tư cách pháp nhân độc lập với bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào; (ii) có quyền được đề xuất và nhận tài trợ từ các quỹ tư nhân; và (iii) có thể sẽ không có quyền yêu cầu được miễn trách nhiệm truy tố.

Trong phạm vi nghĩa rộng của tiêu chí phù hợp để xin tài trợ từ CEPF, như mô tả ở trên, các tổ chức có tính chất hoạt động gần nhất với ý nghĩa của cụm từ xã hội dân sự và có thể xây dựng năng lực xã hội dân sự được đặc biệt khuyến khích gửi Thư yêu cầu tài trợ.

Các đề xuất dự án có bao gồmcác thành viên từ các tổ chức dân sự có năng lực còn yếu chưa đủ tiêu chuẩn hoặc năng lực để đề xuất dự án, ví dụ, các nhóm cộng đồng, cũng được khuyến khích. Ngoài ra, các cá nhân cũng được khuyến khích hợp tác với các tổ chức dân sự để cùng xây dựng đề xuất dự án, hơn là tự xin tài trợ.

Nếu đơn vị không chắc chắn về sự phù hợp để nhận tài trợ CEPF của cơ quan hoặc tổ chức của mình, xin mời liên hệ Nhóm Thực hiện cấp vùng của Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế (BirdLife International) theo địa chỉ e-mailcepf-rit@birdlife.org.vn.

Tài trợ này không được sử dụng cho mục đích mua đất, tái định cư bắt buộc (bao gồm cả việc thay thế phương thức sử dụng đất), hay các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên văn hóa vật thể, bao gồm những tài nguyên quan trọng đối với các cộng đồng địa phương. Tài trợ sẽ không được sử dụng cho các hoạt động gây ảnh hưởng bất lợi đến người dân bản địa hay tại những nơi mà cộng đồng địa phương không ủng hộ các hoạt động dự án. Tài trợ sẽ không được sử dụng cho các hoạt động lấy đi hoặc làm thay đổi các tài sản văn hóa vật thể (bao gồm cả các khu vực có giá trị về khảo cổ học, cổ sinh học, lịch sử, tôn giáo, hay các giá trị tự nhiên độc đáo). Các hoạt động được đề xuất cần tuân thủ tất cả các chính sách xã hội và môi trường của Ngân hàng Thế giới (tham khảo tại địa chỉ:http://go.worldbank.org/WTA1ODE7T0).

CEPF sẽ hỗ trợ các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học dưới 2 hình thức tài trợ, các dự án lớn trên 20.000 đô la Mỹ và các dự án nhỏ dưới 20.000 đô la Mỹ. Tất cả các ứng viên cần phải nộp Thư yêu cầu xin tài trợ. Thư yêu cầu tài trợ dự án NHỎ có thể trình bày bằng một số ngôn ngữ quốc gia như tiếng Khmer, Lào và Việt Nam. Mẫu Thư yêu cầu xin tài trợ có tại địa chỉ

http://birdlifeindochina.org/cepf/application-process

hoặchttp://cepf.net/Documents/cepf.loi.doc.

Mẫu Thư yêu cầu tài trợ, bản tóm tắt các định hướng chiến lược và ưu tiên đầu tư của CEPF bằng tiếng Thái Lan sẽ được sớm đăng tải trên hai trang web trên. Trước khi nộp Thư yêu cầu, các ứng viên được khuyến khích thảo luận về ý tưởng và tính phù hợp của dự án với Nhóm thực hiện cấp vùng BirdLife theo emailcepf-rit@birdlife.org.vn

Khi hoàn tất Thư yêu cầu xin tài trợ cho dự án lớn trên 20.000 Đô la Mỹ, xin mời gửi tới địachỉcepfgrants@conservation.org. Ứng viên sẽ nhận được một email khẳng định đã nhận được hồ sơ đề xuất, và hồ sơ này sẽ được chuyển đến cho cán bộ có trách nhiệm. Ứng viên sẽ được liên hệ để thông báo tiến trình xử lý hồ sơ. Các yêu cầu hay thắc mắc nảy sinh trong tiến trình xét duyệt có thể gửi đếncepfgrants@conservation.org.

Thông tin thêm và trợ giúp, xin mời liên hệ:

CEPF-RIT, Tổ chức bảo tồn chim quốc tế- Chương trình Đông Dương

N6/2+3, ngõ 25, Láng Hạ, Hà Nội, Việt Nam

Email:cepf-rit@birdlife.org.vn;
Website:
www.birdlifeindochina.org/cepf

ĐT: +84 (0)4 3514 8904, Ext. 28; Fax: +84 (0)4 3514 8921

Xem Thêm

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).