Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/02/2006 23:33 (GMT+7)

Lời chào cao hơn mâm cỗ

Lời chào đi trước

Đi đến nơi nào/ Lời chào đi trước/ Lời chào cất bước/ Con đường bớt xa/ Lời chào thành quà/ Khi gặp các cụ già…(Lời bài hát). Cái sự xa ở đây không chỉ là xa cách về không gian mà chính là sự xa cách về thái độ trong các cuộc tiếp xúc giữa người ở mọi nơi, mọi lúc. Không biết nói lời chao, dù là xã giao chăng nữa, thì chúng ta không thể thiết lập nên một cuộc trao đổi…

Quả thật là vậy. Bạn từng có dịp đến một nơi xa hay nơi gần, gặp ai đó trong mối quan hệ cần phải có. Gặp đối tác giao dịch công việc, thăm thú anh em, người thân, bạn bè, tìm hiểu người bạn đời tương lai… Rất nhiều cuộc gặp “mặt đối mặt”. Giây phút gặp gỡ ban đầu rất quan trọng. Nó là tiền đề, xuất phát điểm để “khơi mào” cho mọi cuộc tiếp xúc. Một nụ cười thiện cảm, một ánh mắt thân tình, một câu chào nhẹ nhàng, đúng mực… sẽ tạo nên một cảm giác ấm áp dễ chịu ban đầu.

Chọn một cách xưng hô thích hợp và đưa ra lời chào đúng lúc sẽ được coi là người nhiệt tình, mến khách, lịch duyệt trong đối xử… Chính điều đó tạo nên cảm hứng tự tin, thoải mái để cho hai bên, lạ mà quen, “nối mạng” ngon lành. Từ sự lạ lẫm ban đầu ấy, có khi chẳng mấy chốc hai bên thành bạn tâm giao tri kỉ đấy. Chào đúng cách, đó cũng là một biểu hiện tôn trọng người đối thoại, mong muốn một quan hệ mới. Và mọi quan hệ từ đó cứ thế mở ra.

Nhưng có nhiều lúc, ta cảm thấy khó hiểu và khó chịu, khi ta tỏ vẻ thiện chí mà “đối tác” không tỏ ra đáp lễ một cách mặn mà. Thậm chí, họ còn làm cho ta cụt hứng vì thái độ ậm ừ, hờ hững (khác nào đuổi khách đi) của họ. Hoặc ta vào nhà một gia đình nọ, chủ nhà chào thì hẳn rồi. Xong con cái chủ nhà ngồi dài trong phòng khách, cứ trố mắt nhìn người lạ, không chịu mở miệng nói một câu chào cho phải phép. Và dù rằng là lời chào “chiếu lệ” cũng đủ làm cho khách cảm thấy mình được đón tiếp trọng thị…

Nhưng hỏi sao cho phải

Khách nước ngoài (nhất là khách phương Tây) rất ngạc nhiên là người Việt ta hay thể hiện lời chao bằng một câu hỏi. Chẳng Hello! (như người Anh), Bonjour (như người Pháp), Zdrastvujte! (như người Nga),… mà là: “Cậu đấy à? Đi đâu thế?”, “Anh về rồi ạ?”, “Bác đi chợ à bác?”… Lạ một nỗi là biết người ta đang bước vào lớp mà vẫn hỏi “Đi đâu thế?”; anh chàng nọ đi nước ngoài lâu, giờ đang “lù lù” ở nhà kia vẫn được hỏi “Về rồi à?” và thấy bà mẹ vợ tương lai tất tả xách làn ra chợ, chàng trai vẫn cứ đưa ra câu hỏi “Bác đi chợ ạ?”. Nhưng thói quen của người Việt ta là thế. Ngàn đời xưa đã thế và bây giờ vẫn thế. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng Việt đặt cho nghi thức này bằng một tổ hợp chung là Chào hỏi. Chào đi đôi với hỏi, hàm ý chỉ sự quan tâm tới cuộc sống, công việc, gia đình của nhau. Đó là sự chia sẻ, thông cảm và đó hoàn toàn là một thói quen tốt về tình thân ái, biết săn sóc, đùm bọc nhau trong cộng đồng. Vậy nên, chào chiếu lệ dễ bị coi là chào rơi, khách sáo. Nhưng cái gì cũng có ngưỡng của nó. Bởi vì, phải hỏi không khéo, không phải nơi, không phải lúc lại là điều không nên.

Biết cô con gái bạn mình trượt đại học, ta đến chơi hỏi thăm là việc rất cần. Nhưng trước hết là phải lựa lời, động viên bạn và gia đình bạn. Đằng này, vừa mới chào một câu mà mấy bà cứ sồn sồn hỏi: “Sao nó học thế nào mà cả ba môn thi chỉ được 10 điểm thế?”. Hỏi như vậy là có ý chê bai, có khác nào đánh giá thấp người ta về mọi mặt, đứng trên đầu người ta mà “phán”. Như vậy là không thấu hiểu nỗi lòng người khác. Làm thế chỉ tổ làm cho người được hỏi thêm buồn, thêm tủi, nhất là dễ làm cho lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Quan tâm tới người khác rất cần. Nhưng sự quan tâm thực sự phải được thể hiện bằng sự tìm hiểu kỹ càng, bằng sự thông cảm, động viên, chia sẻ theo đúng nghĩa bạn bè, đồng nghiệp. Nếu không cái sự sốt sắng của bạn sẽ trở nên vô duyên, bằng những câu hỏi “vỗ mặt” thiếu tế nhị…

Dân gian ta có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đó là một câu tục ngữ rất chí lí về cách ứng xử xã giao của mỗi người chúng ta thể hiện qua lời chào, câu hỏi. Đó là cả một nghệ thuật tìm hiểu tâm lí và cách thức diễn đạt ngôn từ khi giao tiếp.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 2 (1824), 6/1/2006.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.
Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.

Tin mới

HỘI KH&CN HKVN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUỖI HỘI THẢO QUỐC TẾ CỦA IATA “AIR CARGO DAY VIỆT NAM 2024”
Ngày 07-08/11/2024 tại Thủ đô Hà Nội, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA và Công ty Cổ phần Triển lãm Hàng không Việt Nam, cùng với sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Hội thảo khoa học này.
Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.