Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 01/03/2005 17:41 (GMT+7)

Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam với các ngành khoa học xã hội - nhân văn

GS.TS Trần Ngọc Hiên *

Là một tổ chức chính trị - xã hội trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội) có vai trò ngày càng tăng và tráchnhiệm ngày càng lớn trước xã hội và cơ quan lãnh đạo - quản lý đất nước.

Căn cứ vào tôn chỉ và mục đích của Liên hiệp hội thì hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội phụ thuộc nhiều vào tri thức liên ngành khoa học xã hội - nhân văn, gắn bó nhiều với các ngành, các tổ chứckhoa học xã hội - nhân văn, bởi lẽ Liên hiệp hội là người tập hợp và tổ chức các Hội hoạt động khoa học công nghệ, không phải là tổ chức hành chính Nhà nước. Nhiệm vụ của Liên hiệp hội (về tập hợp vàđoàn kết lực lượng trí thức, điều hòa phối hợp hoạt động các hội thành viên, phát huy tiềm năng trí tuệ của trí thức trong sự nghiệp xây dựng đất nước…) gắn liền với trình độ hiểu biết và vận dụngtri thức liên ngành khoa học xã hội và nhân văn trên cả 2 mặt: hoạt động thực tiễn và xây dựng, phát triển Liên hiệp hội.

Trước hết, về hoạt động thực tiễn của Liên hiệp hội.

Hiện nay, Liên hiệp hội triển khai hoạt động trên tất cả các lĩnh vực chủ yếu: kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và quan hệ quốc tế, thông qua nhiều hình thức phong phú như tổ chức công tác tư vấn,phản biện và giám định xã hội các dự án, tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào xây dựng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia tổ chức thực hiện các chương trình xã hội và môi trường v.v… Tấtcả các hoạt động tập hợp, tổ chức, phối hợp ấy đòi hỏi những hiểu biết nhất định về xã hội, về con người, về đường lối chính sách, về quan hệ đối tác. Những hiểu biết đó bắt nguồn từ khoa học xã hội- nhân văn. Có thể nói rằng, những thành tựu và những hạn chế trong hoạt động của Liên hiệp hội cũng như các hội thành viên trong thời gian qua phụ thuộc phần lớn và trước hết vào tầm nhìn, năng lựcsáng tạo trong điều kiện cụ thể của những cán bộ chúng ta. So sánh những hội, Liên hiệp hội hoạt động tốt với những hội, Liên hiệp hội ít hoạt động và kém hiệu quả càng chứng minh điều ấy.

Cho nên để phát triển và hoạt động có hiệu quả, cái thiếu nhất chưa hẳn là tài chính, là trụ sở… mà là trình độ hiểu biết của cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu.

Thứ hai, về xây dựng, phát triển Liên hiệp hội

Đã đến lúc chúng ta cần bắt tay xây dựng cái nền móng cho việc xây dựng, phát triển Liên hiệp hội. Bất cứ một tổ chức, một hệ thống nào muốn vận động phát triển đều phải dựa trên cái nền móng phùhợp. Hoạt động trong bối cảnh dân tộc và thế giới hiện nay, cái nền móng đó, theo tôi, là tư duy biện chứng với phương pháp sáng tạo. Nhờ đó, chúng ta có được tầm nhìn xã hội - chính trị sâu sắc đốivới các hoạt động khoa học - công nghệ, có sự thống nhất giữa tư duy với hành động, giữa nói với làm và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

Để phát huy các tiềm năng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu của đường lối chiến lược, hiện còn rất nhiều vấn đề quan trọng chưa được giải quyết tốt, chẳng hạn như nhận thức đúng về kinh tế tri thứcvà mối quan hệ giữa kinh tế tri thức với định hướng XHCN trong đường lối của Đảng, vấn đề toàn cầu hóa với hội nhập về khoa học công nghệ, vấn đề tính đặc thù của phát triển kinh tế tri thức ở nướcta, vấn đề Nhà nước pháp quyền, vấn đề đổi mới giáo dục, vấn đề quản lý trong điều kiện kinh tế tri thức và hội nhập v.v…

Những vấn đề nói trên không mới lạ, nhưng cái đáng nói là hình như đang ở trong tình trạng “no thông tin, đói nhận thức”. Để giải quyết các vấn đề đó, trong thời gian tới, Liên hiệp hội nên có chươngtrình bồi dưỡng cho cán bộ để trong một thời gian nhất định chúng ta có một đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các hội, Liên hiệp hội được bồi dưỡng về cái nền móng cần có.

Ngoài ra, để vận dụng khoa học xã hội - nhân văn trong xây dựng và phát triển Liên hiệp hội, cần phải nhìn lại hoạt động của các hội khoa học xã hội trong Liên hiệp hội chúng ta. Đảng đoàn và ĐoànChủ tịch nên có chương trình phối hợp, đánh giá và phát huy tiềm năng các hội khoa học xã hội theo hướng kết hợp 2 lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật với khoa học xã hội trong các hoạtđộng tư vấn, thẩm định dự án; đóng góp cho chính sách, cơ chế; triển khai các chương trình, sớm khắc phục tình trạng tách rời nhau không đáng có giữa 2 lĩnh vực ấy.

Riêng ở cơ quan Liên hiệp hội, nên nâng cấp bộ phận thông tin khoa học xã hội phối hợp và liên kết với Viện thông tin khoa học xã hội của Nhà nước tạo nguồn cho việc bồi dưỡng trình độ các thànhviên.

Hiện nay, tiềm năng khoa học tự nhiên và công nghệ chưa phát huy tốt mà nguyên nhân quan trọng là do tình trạng “yếu kém, bất cập” (như Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra) của công tác lý luận và khoa họcxã hội nói chung.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, một nền khoa học quốc gia mạnh đều dựa trên sự phát triển đồng đều và gắn bó giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Một nền khoa học như vậy mới đủ sức giảiquyết sự phát triển đồng thuận mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thế giới tự nhiên, nghĩa là phát triển bền vững.

-----

* Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).