Kinh nghiệm ương nuôi cá giống ở ĐBSCL
1. Chuẩn bị ao:
- Ao ương có diện tích từ 500 m2 trở nên, sâu ít nhất 0,7 m nhưng không sâu quá 1,2 m. Bờ bao phải chắc chắn, không có lỗ mọi, không rò rỉ. Phải có ống cống lấy và thoát nước dễ dàng, có lưới chắn lọc thật kỹ với mắt lưới dày để ngăn cá tạp và cá dữ, tôm tép và loài Cyclop lọt vào ao. Nguồn cấp nước vào ao ương cá phải chủ động và sạch, không bị ô nhiễm.
- Trước khi thả cá phải tát cạn ao, bắt hết cá, cá tạp và cá dữ, lấp hết hang hốc trong bờ, trang bằng đáy ao và làm hơi dốc về phía cống thoát nước. Dùng vôi bột rải đều mặt ao (3 - 7 kg/100 m2 ao) để diệt nguồn bệnh và giảm độ phèn của môi trường. Sau đó phơi đáy ao 5 - 7 ngày nắng. Dùng phân chuồng đã ủ mục để bón lót cho ao (70 - 100 kg/100 m2 ao), rồi cho nước vào ao ương.
- Lọc nước là khâu cực kỳ quan trọng: Nên dùng hệ thống lọc nước nhiều lần, qua tầng lọc vải, lọc trấu. Mục đích là ngăn cản các loài cá tạp, cá dữ lọt vào ao ương, nhất là ấu trùng tép, cá lóc, Cyclop. Sau khi nước đã vào được 0,5 m nước, tiến hành diệt bọ gạo bằng dầu lửa và có thể thả cá bột, đồng thời cho nước vào.
2. Mật độ thả cá bột:
Tùy từng loài cá mà thả với mật độ như sau:
- Cá mè trắng 200 con/m2
- Trắm cỏ 150 con/m2
- Mè vinh 200 con/m2
- Cá he 500 con/m2
- Cá chép 150 con/m2
- Cá hường 500 con/m2
- Cá sặc rằn 500 con/m2
- Cá Ấn Độ 200 con/m2
- Cá tra 300 con/m2
- Cá trê lai 1.000 - 2.000 con/m2
Sử dụng Trùn chỉ làm thức ăn cho cá
3. Chăm sóc và quản lý:
a. Thức ăn: Mỗi loài cá cần có một loại thức ăn, chia ra các nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhóm ăn phù du động vật gồm: cá mè trắng, cá hường, cá sặc rằn.
Nhóm 2: Nhóm ăn phù du động vật ở giai đoạn đầu, sau đó chuyển sang ăn thức ăn trực tiếp gồm: cá Ấn Độ, cá mè vinh, cá he, cá trắm cỏ, cá bống tượng.
Nhóm 3: Nhóm ăn động vật đáy gồm: cá chép, cá Ấn Độ, cá tra.
Nhóm 4: Nhóm ăn trùn chỉ như: cá trê lai, cá tai tượng.
b. Phương pháp gây thức ăn trong ao cá ương:
Nhóm 1: Thức ăn phù du thực vật gồm dùng phân chuồng ủ mục hoặc không có phân chuồng thì dùng phân urea hay phân lân thay thế. Phân chuồng dùng với lượng 70 - 100 kg/m2 ao, mỗi tuần bón một lần. Nếu dùng phân urea và phân lân thì lượng dùng là 1 kg urea + 0,5 kg lân/100 m2 ao ương, mỗi tuần bón một lần.
Theo dõi màu nước ao, nếu thấy nước có màu lá mạ, lá chuối non thì tốt. Nếu màu nước có màu xanh đậm thì phải giảm bớt lượng phân và cho thêm nước mới vào ao ương.
Nhóm 2: Lúc 10 ngày đầu thì dùng phân chuồng hoặc urea với lân như nhóm 1. Sau đó cho ăn các loại thức ăn trực tiếp là bột đậu nành (30%), cám (60%), bột cá (10%), cứ 100 ngàn con cá bột thì cho ăn tổng cộng 0,5 - 0,7 kg/ngày. Có thể tăng dần theo ngày, chú ý theo dõi màu nước để tăng lượng thức ăn.
Nhóm 3: Tuần đầu tiên thì tiến hành như nhóm 1. Sau đó dùng bột cá (70%) và cám (30%) để gây nuôi thức ăn động vật đáy. Có thể dùng phân chuồng ủ hoai gây thức ăn đáy cũng được. Nếu dùng phân chuồng thì lượng dùng là 10 - 15 kg/m2 ao, cứ 10 ngày bón một lần. Nếu dùng cám + bột thì dùng 0,7 - 1,0 kg/100 ngàn cá bột dưới ao và điều chỉnh tăng dần mỗi ngày 5 - 10%.
Nhóm 4: Ăn trực tiếp trùn chỉ, cho ăn theo yêu cầu của cá hàng ngày.
4. Thu hoạch cá ương giống:
Để đạt được cỡ cá ương giống, mỗi loài cá một thời gian ương nuôi khác nhau, có thể theo dõi bảng sau:
Để thu hoạch cá dùng lưới dày và mềm để kéo cá, mắt lưới phải nhỏ hơn kích thước chiều cao thân cá để cá không bị vướng vào lưới. Có thể dùng các loại mùng để lọc cho cá đều cỡ khi xuất bán hoặc nuôi cá thịt. Hiện nay còn phổ biến các cách mua bán theo cỡ lồng và theo trọng lượng cá.
5. Phương pháp vận chuyển cá giống:
Cá giống muốn di chuyển xa phải được đưa vào bao nilon có bơm ôxy. Phương pháp này đơn giản và tiện lợi, an toàn cho cá. Dùng bao nilon kích cỡ 60 x 100 cm lót 2 lớp, bên ngoài có bao bảo vệ. Trong bao đổ 12 - 15 lít nước. Mỗi bao như vậy có thể chứa từ 1 - 2 kg cá giống (khoảng 1.000 - 2.000 con). Bơm căng ôxy và buộc chặt miệng bao rối xếp lên xe đến nơi tiêu thụ. Thời gian khoảng 6 - 8 giờ cá vẫn khỏe. Muốn vận chuyển xa hơn cần phải thay nước và bơm lại ôxy. Trong quá trình vận chuyển cần giữ cho bao không bị xì, các phương tiện vận chuyển phải có mái che để giữ mát cho cá.