Không thể mỗi cây trồng chỉ có một quy trình sản xuất
Trong dự thảo Luật trồng trọt, giống cây trồng dành 01 chương, 24 điều, dài 11 trang; phân bón cũng giành 1 chương, 17 điều, dài 8 trang. Nhưng về thuốc bảo về thực vật đang nóng hơn cả phân bón, được xã hội đặc biệt quan tâm lại chung 2 điều với trang thiết bị, vật tư, tất cả chỉ có 01 trang.
Trong dự thảo luật chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi được thiết kế 01 chương, 20 điều, dài 12 trang. Trong đó có đề cập lẫn lộn đến thuốc thú y, kháng sinh và thuốc kích thích ở mức độ rất mờ nhạt, trong khi đây cũng là vấn đề nóng, được xã hội quan tâm. Nếu các điều quy phạm và chế tài đã có trong các luật liên quan khác thì cũng nên có điều khoản dẫn luật và nguyên tắc sử dụng chế tài.
Có một số vấn đề cụ thể được nhiều đại biểu tham gia. Về luật trồng trọt, đại biểu Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Sơn La và một số đại biểu đề nghị xem lại nội dung điều 64 (mục 4, Chương IV) quy định về ứng dụng quy trình sản xuất.
Dự thảo quy định: mỗi đối tượng cây trồng chỉ có một quy trình sản xuất.Bộ nông nghệp và phát triển nông thôn ban hành các quy trình sản xuất, áp dụng trên toàn quốc. Bộ hướng dẫn UBND tỉnh, thành phố ban hành quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương …Quy định như vậy là không phù hợp với kinh tế thị trường, với thực tiễn phát triển của tiến bộ kỹ thuật, mâu thuẫn với Luật KHCN, Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ, mâu thuận với ngay dự thảo Luật chăn nuôi.
Về KHCN, quy trình sản xuất là một dạng sản phẩm KHCN, ngoài ra còn có tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (do Bô NNPTNT chứng nhận), giải pháp hữu ích, bằng độc quyền sáng chế (do Cục sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN chứng nhận).
Cùng một cây trồng, nhưng phương thức canh tác khác nhau (thổ canh truyền thống, thủy canh, khí canh) thì quy trình khác. Cùng một cây trồng nhưng trồng bằng giống gieo hạt, hay giống dâm cành hoặc giống chiết, ghép thì quy trình cũng không giống nhau.Về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, ai đầu tư tạo ra tiến bộ KHKT thì người đó (nhà nước, tổ chức KHCN, doanh nghiệp, cá nhân) sở hữu, sử dụng hay chuyển giao.
Không chỉ về sản xuất thông thường, ngay cả giống cây trồng, vật nuôi, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện đều được khảo nghiệm, được đăng ký giống và được bảo hộ bản quyền về giống. Về thực tiễn sản xuất, doanh nghiệp nào cũng có quy trình sản xuất cụ thể, rất chặt chẽ, thường xuyên bổ sung, hoàn thiện, cạnh tranh tạo ra tiến bộ kỹ thuật mới... Nhiều giống cây trồng doanh nghiệp nhập cùng với quy trình công nghệ được đối tác chuyển giao. Không nhất thiết mọi quy trình sản xuất đều do nhà nước ban hành. Nhà nước ban hành chủ yếu là Quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia. Quy trình sản xuất do Bộ ban hành chủ yếu là quy trình có các yếu tố quy chuẩn kỹ thuật.
Dự thảo luật chăn nuôi cũng chỉ quy định Bộ NNPTNT có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn ký thuật quốc gia; quy định chỉ tiêu chất lượng phải công bố. Chứ không quy định mỗi vật nuôi có một quy trình do Bộ ban hành.
Vì vậy, cần chuẩn xác nội dung quy định trên theo hướng: Bộ NN&PTNT và các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận quy trình sản xuất ở phạm vi và tính chất như thế nào; Đồng thời có điều khoản quy định về quy trình sản xuất do cá nhân và doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và áp dụng, chuyển giao theo hướng khuyến khích, bảo hộ; Bổ sung trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất.
Quy định ứng dụng công nghệ cao trong canh tác(Điều 65) cũng cần được bổ sung. Dự thảo luật đề cập cụ thể nhiều công nghệ như công nghệ sinh học trong di truyền, công nghệ tưới nước tiết kiệm, công nghệ không sử dụng đất, công nghệ nhà kính, nhà lưới...Nhưng lại chưa đề cập đến công nghệ biến đổi ren trong trồng trọt. Sử dụng giống và công sản biến đổi ren là một xu hướng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và gia tăng nhu cầu nông sản. Thực tế nước ta cũng đang thử nghiệm một số giống biến đổi ren. Nước ta cũng đang nhập khẩu một số nông sản biến đổi ren( ngô, đậu tương).Vì vậy nên đề cập đến công nghệ biến đổi ren, ít ra ở mức độ kiểm soát được.
Về luật chăn nuôi, vấn đề nuôi động vật hoang dã cũng được các đại biểu quan tâm nhiều. Cần xem lại quy định các động vật rừng thông thường cũng không được chăn nuôi thương mại.Thực tiễn ở nước ta đã và đang phát triển chăn nuôi thương mại khá nhiều động vật rừng ( như lợn rừng, hươu sao, don, dúi, nhím, gà gô, chim công, vịt trời, v.v...). Thực tiễn của nhiều nước, nhất là ở châu Á, việc cấm chăn nuôi động vật hoang dã, kể cả động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng không bảo tồn, phát triển được chúng. Ngược lại, ở Thái Lan, cho phép nuôi cả động vật quý hiếm có điều kiện (chỉ được thương mại hóa( giết mổ) đối với thế hệ thứ tư trở lên thì lại bảo tồn và phát triển được. Nên tham khảo kinh nghiệm Thái Lan.