Thứ tư, 13/12/2006 23:59 (GMT+7)
Khoa học và công nghệ ở Đông Nam Á
1. Mở đầu: Thiếu khả năng cạnh tranh và tính bền vững là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế
 |
Bảng 1. Thứ tự xếp hạng theo số lượng công trình, có kể thêm số lần được trích dẫn, thời gian 1989-1993, của một số nước châu Á. |
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á bắt đầu từ Thái Lan năm 1997 và toả ra các nước khác như Inđônêxia, Philippin, Malaixia, v.v... là một tình huống quan trọng để nghiên cứu về ảnh hưởngcủa khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với phát triển kinh tế và xã hội của một nước. Có thể chia các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này thành hai nhóm lớn: những nguyên nhân trực tiếp và nhữngnguyên nhân xâu xa. Những nguyên nhân trực tiếp, thí dụ đối với Thái Lan, là: bùng nổ nợ nước ngoài của khu vực tư nhân, đầu tư quá mức vào các hoạt động kinh doanh phi sản xuất, giá trị cao của đồngbạt (baht), thiếu minh bạch trong ngân hàng và kinh doanh, mất niềm tin của quốc tế đối với nền kinh tế quốc gia nhìn chung. Những nguyên nhân sâu xa: thiếu khả năng cạnh tranh và tính bền vững mà ởtrung tâm của các vấn đề này là sự thiếu nghiêm trọng về vốn con người và vốn xã hội (thí dụ: thể chế, giá trị...) cần thiết cho việc tham gia một cách bền vững vào nền kinh tế toàn cầu, và cănnguyên của sự thiếu này chính là sự yếu kém về cơ cấu hạ tầng của KH&CN.2. Tình hình KH&CN ở Đông Nam Á
 |
Bảng 2. Thứ tự xếp hạng theo số lượng công trình theo các lĩnh vực, thời gian 1989-1993, của một số nước Đông Nam Á và Đông Á. |
Theo các tiêu chuẩn quốc tế thì KH&CN ở Đông Nam Á vẫn còn là ở ngoài rìa. Hiện chỉ có 3 nước Xingapo, Thái Lan và Malaixia là nằm trong 50 nước hàng đầu thế giới về thành tích KH&CNxác định theo số lượng công trình trên các tạp chí quốc tế: xem các Bảng 1 và 2. Bức tranh Đông Nam Á rõ ràng là tương phản với Đài Loan và Hàn Quốc.Sự yếu kém về KH&CN của Đông Nam Á cũng phản ánh trong thống kê về bằng sáng chế: xem Bảng 3.
 |
Bảng 3. Bằng sáng chế cấp cho người trong nước ở một số nước Đông Nam Á và Đông Á thời gian 1993-1995. |
Số lượng ít về công trình công bố và bằng sáng chế đăng ký một phần là do sự không quen của các nhà khoa học, công nghệ và công nghiệp ở Đông Nam Á với các hệ thống giao lưu khoa học và bảovệ sở hữu trí tuệ rất thông dụng ở các nước công nghiệp phát triển; nhưng phần quan trọng hơn chính là sự thiếu khả năng đổi mới ở các nước này. Tình hình này có liên quan với đầu tư cho nghiên cứuvà triển khai (R&D) và nhân lực R&D còn rất bé nhỏ: xem Bảng 4.3. Tương lai của KH&CN Đông Nam Á
 |
Bảng 4. Đầu tư cho R&D và nhân lực R&D ở một số nước Đông Nam Á và Đông Á. |
Cách đây không lâu, do nhận thức về tầm quan trọng của KH&CN đối với phát triển cộng với các nguồn lực có thể được gia tăng nhờ tăng trưởng kinh tế cao, đầu vào cho KH&CN đã được tănglên đáng kể, trong khu vực nhà nước cũng như khu vực tư nhân. Nhưng khủng hoảng tài chính đã làm cho bức tranh này bị mờ đi, dù rằng một trong những nguyên nhân sâu xa của sự suy giảm về kinh tếchính là sự yếu kém của các hệ thống KH&CN. Do đó, điều quan trọng mà chính phủ các nước Đông Nam Á cần thấy là việc xây dựng những kế hoạch chiến lược trong đó vai trò của KH&CN cần phảiđược xác định một cách rõ ràng. Các kế hoạch về KH&CN, tương ứng với các kế hoạch kinh tế và xã hội thường là khoảng 5 năm, cũng cần phải vào khoảng 5 năm. Chú ý rằng xây dựng các kế hoạch dàihạn về KH&CN là rất khó khăn do sự phát triển nhanh chóng và khó thấy trước được của KH&CN. Do chi phí cho R&D đang leo thang mà các nguồn lực của chính phủ lại hạn chế cho nên khó có thểcó một chiến lược tổng thể. Cách làm thực tế đối với các nước Đông Nam Á là có một chính sách bảo đảm việc thu hồi tốt nhất thấy trước được từ đầu tư cho KH&CN đồng thời cho phép những bất địnhnào đó liên quan đến tiến trình phát triển của nó. Trong khi đó, ta không được quên rằng cảnh quan kinh tế của các nước Đông Nam Á cần được cấu trúc lại để có thể cạnh tranh được và phát triển mộtcách bền vững trong thế kỷ XXI này, thế kỷ của những thay đổi rất nhanh trong sản xuất, thương mại và dịch vụ toàn cầu ngày càng dựa nhiều vào các thành tựu KH&CN và tài năng quản lý. Song cảnhquan kinh tế không thể thay đổi nếu không có sự thay đổi lớn về cảnh quan công nghệ. Nguồn: Vật lý ngày nay, số 2, 4/2004