Hội Thư viện Việt Nam – Bài học rút ra từ thực tiễn
Hội Thư viện Việt Nam là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp được thành lập từ năm 2006, đến nay qua 14 năm xây dựng & phát triển.Tổ chức Hội hiện đã có hơn 200 Chi hội, Liên chi hội thành viên (với gần 6000 hội viên trong cả nước). Trong các nhiêm kỳ qua, lãnh đạo Hội Thư viện Việt Nam luôn quan tâm chú trọng & đẩy mạnh công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ.
Hình ảnh Thư viện Quốc gia tại phố Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Một số bài học kinh nghiệm được rút ra
Qua thời gian tổ chức công táctruyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, Hội thư viện Việt Nam luôn coi trọng vai trò công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ như một công cụ hữu hiệu, một “loa thông tin” trong công việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức của ngành, phục vụ cho công tác Hội rất có hiệu quả.
Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội, công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với các chi hội, liên chi hội của Hội Thư viện Việt Nam sẽ thúc đẩy thông tin tri thức được lan tỏa từ TW đến các địa phương, đến các tổ chức và hội viện,làm thay đổi nhận thức và hành động trong toàn Hội.
Các nội dung lớn về Tư vấn, giám định & phản biện xã hội, như: Góp ý xây dựng Luật Thư viện Việt Nam hiện nay, đã được lãnh đạo Hội xin ý kiến các thành viên, tổ chức Hội trực thuộc thông qua mạng interrnet, nhanh chóng, dân chủ, hiệu quả.
Hội Thư viện Việt Nam luôn chú ý tính hiệu quả hoạt động của công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ trong thời gian qua, bằng hình thức: Các đơn vị thành viên báo cáo kết quả hoạt động các kỳ, cuộc (hội thảo, tập huấp, sự kiện hằng năm).Mỗi đợt/cuộc/sự kiện có bao nhiêu người tham gia, hiệu ứng, hiệu quả ra sao, tác động như thế nào? (Lãnh đạo Hội có thể kiểm tra trên mạng xã hội, khi được nhận phản hồi qua thông tin &báo chí, bằng đánh giá sự kiện, hội nghị, hội thảo đó như thế nào).
Tuy nhiên, trong công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ thời gian qua Hội Thư viện Việt Nam gă[j không ít khó khăn: Văn phòng Hội Thư viện có rất ít người: Chủ tịch Hội chuyên trách và 1/2 người kiêm nhiệm (thủ quỹ, văn thư). Hội có 5 ban công tác: Ban tổ chức, Ban nghiên cứu khoa học, Banhợp tác quốc tế, Ban tài chính, Văn phòng; nhưng không có Ban truyền thông và phổ biến kiến thức, cũng không có Ban tư vấn, giám định &phản biện xã hội. Đây là khó khăn khi chúng ta triển khai công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ. Kinh phí cho công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ cực kì ít ỏi. Các hội nghị, hội thảo, tập huấn... có khi phải tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, cơ quan trong nước và tổ chức quốc tế. Khi Hội Thư viện Việt Namtổ chức hội nghị, hội thảo ở các địa phương đều phải nhờ sự hỗ trợ của chi hội nơi sở tại. Trang web của Hội hoạt động rất hiệu quả, nhưng ngoài máy chủ và người phụ trách công nghệ (nhờ Thư viện Quốc gia Việt Nam), các phần còn lại như: biên tập & duyệt bài vở, đồng chí Chủ tịch Hội đều phải thực hiện mà không có thù lao (chỉ tính từ tháng 9 năm 2017 đến nay, đã biên tập, lên trang web của Hội khoảng 50 tin, bài - nếu tính mỗi bài có giá trị thù lao-nhuận bút khoảng 200.000 đồng thì đã là 10 triệu đồng).
Giải pháp trong thời gian tới
Hội Thư viện Việt Nam chú trọng, đẩy mạnh công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ. Mỗi Hội ngành toàn quốc cần có Ban chuyên môn về lĩnh vực này.
Hội Thư viện Việt Nam tìm tòi, đổi mới & sáng tạo hoạt động truyền thông như thế nào, sao cho hiệu quả, thiết thực hơn? Ví dụ như ngoài hội nghị, hội thảo, tập huấn, có thể tổ chức hội thi về công tác truyền thông, phổ biến kiến thức(vì tiềm năng ở các chi hội là rất lớn, nếu chúng ta xã hội hóa được một phần kinh phí thì sân chơi này sẽ rất bổ ích và hiệu quả).
Bên cạnh các phương thức truyền thông, phổ biến kiến thức KHCN theo cách truyền thống (Bản tin, hội nghị-hội thảo, tập huấn, tờ rơi...), Hội Thư viện Việt Nam đẩy mạnh truyền thông trên trang web của tổ chức Hội và các hội thành viên. Đây là lợi thế lớn và rất hiệu quả, khi hội ngành toàn quốc không có nhiều kinh phí hoạt động để in ấn, phát hành thông tin, quảng bá hình ảnh của Hội theo cách truyền thống như trước đây.
Hội Thư viện Việt Nam cũng tranh thủ sự sự hỗ trợ của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp trong & ngoài nước để có thêm kinh phí, tài lực, nhân lực và vật lựccho hoạt động truyền thông,phổ biến kiến thức của tổ chức Hội.
Chú trọng tính hiệu quả của công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ (các kì/cuộc, sự kiện dù lớn hay nhỏ, luôn tính đến hiệu quả, tác động, sự lan tỏa và ảnh hưởng của nó với ngành-nghề và Bộ chủ quản).
Ngoài ra, Hội Thư viện Việt Nam sẽ liên kết một số hội ngành có tính chất tương đồng, để phối hợp tổ chức công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, chia sẻ thông tin & truyền thông.
PV.