Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/06/2008 23:49 (GMT+7)

Hành trình đến Bắc Kỳ của một giáo sĩ Pháp

Cuốn sách này không những chứa đựng nhiều thông tin sinh động về tập tục và các ngành nghề bình dân trong xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII, mà quan trọng hơn là công phu rất lớn của hai người phụ trách tái bản đã dành cho việc minh hoạ các nội dung mô tả trong cuốn du ký bằng những bức ảnh chụp có tuổi đời trên dưới một trăm năm nay mà từ rất lâu hai vợ chồng đã miệt mài sưu tầm, nghiên cứu. Có thể nói bộ ảnh chụp và ảnh bưu thiếp của họ là một sưu tập khổng lồ với trên 3000 tấm các loại. Chính nhờ vậy mà cuốn du ký xuất bản lần này còn là một cuốn sách tranh quý báu. Hầu như mọi mô tả từ chứng kiến của linh mục Charles – Thomas về tập tục sinh hoạt ở Bắc Kỳ thế kỷ XVIII đều được minh hoạ bằng những tấm hình chụp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cho thấy mọi sự gần như không thay đổi là bao. Andreas Reinecke vốn là một tiến sĩ khảo cổ học, đã cùng vợ là một nhà báo gốc Hải Dương, Nguyễn Thị Thanh Luyến, cùng hợp sức trình bày cuốn sách rất khoa học với nhiều giá trị thông tin. Đọc sách, ta có thể biết chân xác về linh mục Charles - Thomas người ghi chép nhật ký hành trình cũng như tác giả sách tiếng Pháp (J. Richard) và người dịch tiếng Đức (H. A. O Reichard), nguồn gốc văn bản cũng như chú giải về lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX qua thư tịch và các hình chụp quý hiếm.

Cuốn sách được in trang trọng, khổ 24 x 17 cm, bìa cứng màu huyết dụ có in mờ hình một cổng đình chùa bên cây đa làng quen thuộc. Nổi trên nền huyết dụ là tên sách, tên tác giả màu trắng và hình một bưu thếp về làng làm giấy với những phụ nữ đang bóc giấy khỏi khuôn ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Ngoài những phần giới thiệu và phụ lục công phu của hai người phụ trách, sách gồm 16 chương, tổng cộng 263 trang. Tên các chương sách được giữ nguyên bản như lần xuất bản 1779, như sau:

Chương 1: Khái quát về Bắc Kỳ - Nhiệt độ khí hậu - Các mùa trong năm - Giông bão, nguyên nhân của các hiện tượng đó - Gió và lũ lụt - Phân chia địa lý hành chính - Đảo có ảnh hưởng đến đất liền - Sự mở rộng lãnh thổ về phía biển.

Chương 2: Mô tả cảnh quan Bắc Kỳ - Kinh đô - Cung vua - Những thành trấn quan trọng nhất - Đường sá - Dân cư miền núi - Các sản phẩm thủ công và Nông nghiệp - Nghề trồng lúa - Sự phì nhiêu của đất - Nghề làm vườn và Đánh cá biển - Hoa quả - Động vật nuôi và hoang dã.

Chương 3: Dân cư - Đặc tính của dân bản xứ và Những khác biệt của họ - Phong tục tập quán - Đặc trưng cơ thể - Trang phục.

Chương 4: Thuế má, Lao dịch - Luật pháp - Ngôn ngữ quốc gia - Kết hôn - Ly hôn - Luật hàng xa sỉ phẩm - Quan niệm về con cái - Chủnợ và con nợ.

Chương 5: Thăm hỏi xã giao - Những nhu cầu xã hội - Trang trí nội thất - Ca dao tục ngữ - Các cách thức đo lường thời gian và khoảng cách - Tết năm mới - Diễn xướng - Nhà hát - Chọi gà.

Chương 6: Lương thực thực phẩm của người Bắc Kỳ - Cách nấu nướng - Đồ uống hàng ngày và rượu cồn của cả nước - Dụng cụ dùng trong bữa cơm.

Chương 7: Những bệnh thường có ở Bắc Kỳ - Ngoại khoa và cách chữa trị bệnh.

Chương 8: Chăm sóc xác chết - Những vật dụng và thủ tục cho việc đó - Nỗi lo ngại cho người chết.

Chương 9: Nhu cầu tôn giáo ở Bắc Kỳ - Tín đồ đạo phật - Tín đồ của Đạo Lão hay là những người làm ma thuật - Tín đồ của Nho giáo - Những nhà nho.

Chương 10: Khoa học - Nghệ thuật và Nghề thủ công - Đánh cá.

Chương 11: Nội thương và ngoại thương - Tiền tệ - Giá trị của vàng và bạc - Đo lường riêng của người Bắc Kỳ - Nghề làm muối.

Chương 12: Hình thái nhà nước của Bắc Kỳ- Những cuộc chính biến - Phân chia quyền lực tối cao.

Chương 13: Lực lượng vũ trang cho các cuộc chiến dành đất và nước.

Chương 14: Thu nhập của Bắc Kỳ.

Chương 15: Luật dân sự và Hình sự - Toà án.

Chương 16: Các giáo đoàn và con chiên ở Bắc Kỳ.

Phải thừa nhận cuốn sách hàm chứa cả những nội dung thông tin mang tính tình báo giúp cho các thế lực tôn giáo, kinh tế, chính trị và quân sự phương Tây nắm vững nội tình Bắc Kỳ trước khi xâm nhập. Nhưng đối với những người nghiên cứu lịch sử, cuốn sách đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá mà thường ít được ghi chép trong các công trình chính sử phong kiến Việt Nam . Những hình ảnh minh hoạ của lần xuất bản mới đã giúp người đọc hiểu nhanh và dễ hơn nội dung cuốn sách rất nhiều.

Tôi biết Tiến sĩ A. Reinecke từ hai mươi năm nay, khi chúng tôi cùng làm trong một Viện Nghiên cứu ở Berlin . Anh sinh ra (vào khoảng giữa những năm 50 của thế kỷ trước) và lớn lên tại một thành phố phía Bắc nước Đức. Tình yêu dành cho Việt Nam bắt đầu đến với anh trong phong trào thanh niên sinh viên Đức ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Ngay từ thời còn ngồi trên ghế trường Đại học Humbolt tại Berlin, anh đã bắt đầu tham dự các lớp dạy tiếng Việt. Và khi tốt nghiệp khảo cổ ra trường (1978) anh đã chủ động đề nghị Giáo sư Viện sĩ Joachim Herman, khi đó đang làm Viện trưởng Viện Trung tâm Cổ sử và Khảo cổ học thuộc Viện Hàm lâm Khoa học CHDC Đức cho phép anh sang Việt Nam khai quật và nghiên cứu khảo cổ học. Đáng tiếc đề nghị của anh không được chấp nhận. Sau này, vào đầu những năm 1990, khi chuyển về làm ở Uỷ ban Khảo cổ học chung và So sánh tại Bonn , nguyện vọng của anh mới được thực hiện. Anh được phân công nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Từ đó đến nay, hầu như năm nào tiến sĩ Reiecke cũng sang khai quật ở Việt Nam . Anh đặc biệt chú ý đến khảo cổ học Sa Huỳnh và Nam Bộ. Anh đã từng là chủ bút tạp chí Altertum(Thời Cổ đại) của Đức và xuất bản khá nhiều sách về khảo cổ học Việt Nam. Cách đây chừng 5 năm, anh làm quen với một nữ nhà báo trẻ người Việt Nam , chị Nguyễn Thị Thanh Luyến. Từ đấy cả hai cùng chung sức đóng góp vào việc nghiên cứu Việt Nam . Cuốn sách này là một ví dụ và cũng là kỷ niệm đầu tay của đôi vợ chồng trẻ. Hiện tại, anh chị ở trong khuôn viên nhỏ trên một sườn núi nhìn ra sông Ranh, cách Bonn chừng 15 phút đi ô tô. Họ vẫn còn nhiều dự định mới cho Việt Nam - “Quê hương của hai chúng tôi” - Họ vẫn thường nói như vậy.

-----

(*) của Jérôme Richard, ngay năm sau một người Đức là H.A.O. Reichard đã dịch sang tiếng Đức và xuất bản với nhan đề Sittliche und natuerliche Geschichte von Tinkin (Lịch sử tự nhiên và phong tục Bắc Kỳ)

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng AI trong truyền thông, báo chí
Ngày 29-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Chương trình tập huấn với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) – Ứng dụng trong báo chí hiện đại”. Học viên tham dự tập huấn là các phóng viên, biên tập viên thuộc các cơ quan báo chí của các Tổ chức KH&CN, Hội ngành toàn quốc trong hệ thống.
Quảng Ngãi: Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2025, Liên hiệp hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Quảng Bình: Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính - công vụ - xã hội
Ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính- công vụ - xã hội cho 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức một số sở ngành, cơ quan Liên hiệp Hội và hội viên của các Hội thành viên.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng chúc mừng Liên hiệp hội Hà Tĩnh nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 26/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27/5/1995-27/5/2025). Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, đại diện các tỉnh bạn, các sở ngành tại địa phương và lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp hội qua các thời kỳ.
Phát động hưởng ứng Ngày phòng chống tác hại của thuốc lá tại Phú Yên
Sáng qua 28/5, tại Trường đại học Phú Yên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng với thông điệp: “Phòng chống tác hại của thuốc lá bảo vệ thế hệ tương lai”, “Vì sức khỏe người tiêu dùng hãy nói không với thuốc lá”.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.
Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.