Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/04/2008 00:11 (GMT+7)

Hàm nghĩa văn hoá của chữ “Đông” và “Tây” trong văn học trung đại Việt Nam

Trên cơ sở khảo sát và quy loại, nhằm giúp cho việc tìm hiểu, lí giải một số vấn đề liên quan đến điển tích, điển cố và cách sử dụng chúng vào những cảnh thích hợp trong văn chương trung đại Việt Nam (giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX), chúng tôi bước đầu tìm hiểu, đối chiếu và thử nghiệm hướng nghiên cứu từ vựng dưới góc độ văn hoá, trước hết là cặp từ chỉ phương hướng Đông - Tây.

1. Nguồn gốc của hai chữ ĐôngTây

Người Trung Quốc cổ xưa từ việc quan sát các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhận thấy phía mặt trời mọc cây cối xanh tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. Thông qua sự trực quan đó, họ đã định ra phương hướng đầu tiên và đặt tên nó là “Đông”. Từ phương vị này, người xưa đã định ra các hướng “Tây”, “Nam”, “Bắc”, “Đông Nam”, “Tây Bắc”. trong văn hoá Hoa hạ, hướng Đôngvà mặt trời có mối quan hệ mật thiết, điều này được phản ánh rõ trong văn tự. “ Thuyết văn giải tự” (Hứa Thuận) đã viết: “ Đông, động dã, tùng mộc. Quan phổ thuyết tùng nhật tại mộc trung” (Đông là động thuộc bộ mộc. Quan phổ nói rằng mặt trời ở trong cây). Các nhà văn tự học Trung Quốc hiện đại, phần lớn đã không theo Thuyết văn, họ cho rằng, trong cổ văn tự dạng Đông gần giống như hình dáng của cái túi không đáy thắt lại ỏ hai đầu, hiện tượng này có lẽ bắt nguồn từ chữ Thúc(bó, cột) trong giáp cốt văn được viết gần giống như một cái túi bị buộc cả hai đầu. Đôngtrong Hán ngữ là chữ hội ý, Đôngtức là “ Mặt trời ở trong cây” (Nhật tại mộc trung).

Trong quan niệm của người xưa, phía mặt trời mọc là hướng Đông.Từ ý nghĩa thực chỉ ấy, cùng với sự chuyển nghĩa từ tươi tốt của vạn vật ở phía mặt trời mọc mà nảy sinh thêm những ý nghĩa hư chỉ. Quá trình ấy cũng phần nào thể hiện trong tự dạng từ xưa đến nay. Song con đường tìm hiểu nguồn gốc hình thành, phát triển, diễn biến và ảnh hưởng của chữ Đôngtrong đời sống, đặc biệt là ở ngôn ngữ rất phong phú, đa dạng.

Khảo sát nguồn gốc ra đời của chữ Đônglà cơ sở và tiền đề để giải quyết những vấn đề cơ bản liên quan đến chữ Tây, vì đâyl à hai phương vị có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong “ Thuyết văn giải tự”, chữ Tâyđược chú như sau: “Điểu tại sào thượng dã, tượng hình. Nhật tại tây phương nhi điểu tây, cố nhân dĩ vi đông tây chi tây… Tây hoặc tùng mộc thê…” (Chim ỏ trên tổ, là chữ tượng hình. mặt trời ở hướng Tâyvà chim đậu lại, cho nên mới lấy đó làm chữ Tâytrong đông tây… Chữ Tâycó thể theo chữ mộc hoặc chữ thê vậy…”. Cách lí giải này đã thể hiện một điểm là có khả năng chữ Tâyvốn là dạng ban đầu của chữ Thê(Đậu lại). Sách Cơ Đan Dĩuở kim văncũng nói về chữ Tây, nhưng xếp nó vào bộ Điểu và cũng có nghĩa là đậu lại. Mặt trời lặn ở phía tây, chim đậu trên tổ vốn là những hiện tượng hết sức bình thường. Cho nên, chữ Tâytừ nghĩa đậu lại đã chuyển thành nghĩa chỉ phương vị Tâycũng có lí do hợp lí của nó. Cơ sở của sự chuyển nghĩa này xuất phát từ ý niệm xem mặt trời là con chim, con quạ lửa ( Kim ô), sáng sớm từ cây phù tanghiện ra, đến tối đậu lại dưới cây nhược mộc. Thiên “Địa hình” trong Hoài Nam Tửcũng chỉ rõ: “ Nhược mộc tại kiến mộc tây, mạt hữu thập nhật, kì hoa chiếu hạ địa…” (Cây Nhược mọc ở phía tây kiến mộc, trên ngọn có mười mặt trời, hoa của nó chiếu xuống đất). Ngoài ra, khi mặt trời lặn, vạn vật chìm vào tĩnh lặng cũng như cánh chim mỏi tìm về tổ để nghỉ ngơi. Vì vậy, chữ Tâyvốn mang nghĩa là đậu lại, nghỉ ngơi đã chuyển thành phương vị Tây. Trong một số ngôn ngữ La tinh cổ như tiếng Anh, tiếng Pháp, chúng tôi cũng thấy có sự thống nhất như trên. Tức là chỉ phương hướng. Từ nghĩa ấy mới chuyển sang nghĩa Tâytrong Đông - Tây.

Sự hình thành, phát triển và ảnh hưởng của hai chữ Đông, Tâyđều có tính phức tạp đặc thù. Tuy nhiên quá trình hình thành tự dạng và chuyển nghĩa từ của nó đã chịu sự chi phối mạnh mẽ của các quan niệm về tự nhiên, xã hội và văn hoá của dân tộc Hoa Hạ. Xét về ngữ nghĩa, sự chuyển nghĩa ấy đã mang tính quy luật phổ quát, nhưng sự ảnh hưởng của nó vào trong văn học là cả một quá trình lâu dài. Do đó nó cần được khảo sát với tư cách là một ngữ liệu văn học, một tín hiệu thẩm mĩ.

2. Hàm nghĩa văn hoá của chữ Đông

Trong bốn phương vị cơ bản, hướng Đônglà nơi xuất phát của mặt trời, có ánh sáng và ấm áp, vạn vật phồn vinh nên nó chủ về sinh. Gió từ phương Đôngthổi đến làm cho muôn vật sinh trưởng. Do đó, trong tâm thức người xưa, gió Đônglà gió của mùa xuân và thường gọi nó là Đông phong,vị thần chủ quản mùa xuân là Đông quân, Đông đế, Đông hoàng…những danh xưng như thế, bản thân nó đã mang hàm nghĩa văn hoá và đi vào văn học cổ trung đại Việt Nam :

Đông quân sao khéo bất tình,

(1)    Cành hoa tàn nguyệt, bực mình hoài xuân…

(Nguyễn Gia Thiều - Cung oán ngân khúc)

Thả chước Thái Hoà nghinh tuế đán,

(2)    Phù dao bạn ngã hữu đông quân…

(Ngô Thì Nhậm - Xuân nhật)

(Hãy rót chén rượu Thái Hoà để mừng xuân mới,

Tung bay theo làn gió Phù dao, ta sẽ có chúa xuân làm bạn…)

Có khi Đông quân, Đông hoàngđược dùng để chỉ vua, hoàng đế:

Đào hoa mạc trượng đông quân ý,

Bàng hữu phong di tính tối toan…

(Hoa đào chớ cậy chúa xuân yêu ,

Bên cạnh còn có dì gió tính rất chua ngoa…)

Bài thơ này được làm trong thòi gian Nguyễn Du được Gia Long trọng dụng, nên ông tự ví mình như hoa đào, vua Gia Long là Đông quânvà quần thần như Phong di.

Trong tập quán sử dụng ngôn ngữ thời cổ, người ta thường dùng chữ Thanhđể thay thế cho chữ Đông. Thiên Phong Thiện Thu trong Sử kí của Tư Mã Thiên, có viết: “ Tần Tuyên công tác Mật chỉ vu Vị Namtế Thanh đế” (Tần Tuyên công lập đàn Mật chỉ ở Vị Nam để cúng tế Thanh đế( tức Đông đế - ND)”. Và có lẽ vì thế trong văn học trung đại Việt Nam , Thanh cunghay cung xanhcòn được dùng để chỉ cho hoàng tử:

Cung xanh đang tuổi ấu xưng,

Di mưu sap nỡ quên lòng đoái thương…”

(Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)

Ở đây công chúa Ngọc Hân đã dịch Thanh cungthành cung xanh để chỉ ấu chúa Quang Toản, qua đó tác giả thể hiện niềm thương tiếc truớc sự ra đi đột ngột của Quang Trung. Màu xanh vẫn thường dùng làm biểu trưng cho sự sống, tuổi trẻ, do đó người xưa đã dùng Đông, Xuân, Thanhphối hợp với nhau.

Hướng Đôngchủ về sinh, thuộc Dương,cho nên Đôngvà nam giới có mối liên hệ với nhau. Trong bài Mạch thượng tang có câu: “ Đông phương thiên dư kị, phu tế cư thượng đầu” (Trong đám người theo hầu kia có chàng rể ở hàng đầu). Căn cứ vào quan niệm đó, ta thấy trong văn học cổ Việt Nam , các tác giả cũng sử dụng các từ như Đông cung, Đông sànghay sàng ĐôngĐông cungđược dùng để chỉ ngôi vị thái tử. Theo lễ cổ, cung thất của hoàng tử được chọn nối ngôi đều xây dựng ở phía đông của cung vua. Hai từ Đông sànghay sàng Đôngđều có liên quan đến điển cổ Đông sàng thản phúcvà dùng để chỉ chàng rể quý. Vì sao có hiện tượng như thế? Truy theo nguồn gốc của chữ Đông, theo chúng tôi, thứ nhất Đôngthuộc dương, thứ hai Đôngchủ về sinh nên có liên quan đến tư thế nằm ngủ của con người. Thiên Kí tịch lễ trong Nghi lễ có viết: (Phòng ngủ của kẻ sĩ, giường được đặt ở phía Bắc, đầu quay về phía Đông).

Có khi trong một kết hợp khác, người ta cũng dùng Đôngđể chỉ nam giới, chẳng hạn khi Nguyễn Du viết:

Phong lưu rất mực hồng quân,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê,

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai…

(Truyền Kiều)

Tường đôngcó thể thực chỉ, đó là bức tường ở phía đông, nhưng nếu dừng lại ở đây thì dụng ý của tác giả khi nói về tính cách đoan trinh hiền thục của chị em Thuý Kiều sẽ không được rõ ràng. Bởi lẽ, nàng là thục nữ khuê môn, những chuyện bướm ong lại qua đều bỏ ngoài tai nên Nguyễn Du mới hạ bút viết: “ Tường đông ong bướm đi về mặc ai”. Do đó, tường đông còn mang nghĩa hư chỉ, nói về nơi ở của đàn ông, điều đó lại càng tăng vẻ đẹp thẩm mĩ cho ngữ cảnh được miêu tả, vừa chuẩn thi pháp đồng thời tạo nên sự hấp dẫn cho đoạn trích.

Theo quan niệm xưa, Đôngcòn là hướng tôn quý, nên muốn thể hiện sự giàu - nghèo, sang - hèn, thì Đôngbao giờ cũng được dùng để chỉ nơi phồn hoa đô hội, phú quý vinh hoa, do đó ta thường nghe các từ Đông đô, Đông gia:

Đông gia theo với mười người,

(3)    Mang đầy quan trạng chốn nơi địa từ

Đông giathường dùng để chỉ cho chủ nhà giàu sang, ở đây được dùng để chỉ cho nhà vua. Điều này cũng giúp chúng ta lí giải tại sao có thời gian thủ đô Hà Nội được gọi là Đông kinh, Đông quan.Có lúc, để diễn đạt lối nói phiếm chỉ một phương hướng nào đó, người ta thấy lấy Đônglàm chủ vì Đônglà phương vị đầu tiên. Chính vì thế trong các thi phẩm cổ điển đã xuất hiện những từ như Đông li, Đông dân. Với cách nói này, người xưa muốn thể hiện nhữung ước mong tốt đẹp, mang ý nghĩa tích cực. Đấy cũng là nét đẹp trong văn hoá giao tiếp phương Đông. Đông li không chỉ mang ý nghĩa thực là hàng rào ở phía đông mà nó đã chuyển sang nghĩa phái sinh mang tầm văn hoá, nghĩa hư chỉ - nói về sự ẩn dật của bậc hiền triết thức thời, là niềm mơ ước của bao kẻ sĩ chán bả vinh hoa, mùi danh lợi:

Cao tiết xung hàn phóng mãn sơn,

(4) Độc siêu quân huỷ điểm thu nhan.

(5) Hốt tư cựu tuế đông li hạ,

(6) Đối tửu xan anh tận nhật nhàn…

(Ngô Thì Nhậm - Thu cúc)

(Một giống hoa cao tiết, phá tung hô rét, nở đầy núi,

Điểm riêng cảnh sắc mùa thu, vượt hẳn các loài cây khác.

Sực nhớ hồi năm ngoái ngồi bên giậu đông nơi vườn cũ,

Nhấp chén rượu, ăn hoa cúc non, suốt ngày nhàn rỗi vậy…).

Từ hàm nghĩa văn hoá của chữ Đông, không ít người đã dùng Đông để tặt tên hiệu, tên tự của mình. Hoàng tử thứ 51 của Minh Mạng, tước Trấn Biên Quận Công, tên Miên Thanh (1830 – 1877) tự Đông Trọng, hay tiến sĩ triều Minh Mạng Vũ Văn Lý, người làng Đông Táccũng lấy hiệu là Đông Khê.

Tóm lại, từ ý nghĩa thực chỉ, trong quá trình thâm nhập sinh hoạt văn hoá, văn học của cộng đồng dân tộc Việt, chữ Đôngđã phái sinh nhiều ý nghĩa mới - cái mà ta tạm gọi là hàm nghĩa văn hoá của từ vựng. Qua sự khảo sát bước đầu, hầu hết những câu thơ cổ khi dùng chữ Đôngđều mang ý nghĩa tích cực, dương tính. Chính vì lẽ đó, cảm giác thanh thoát, khoáng đãng đầy sức sống là không khí chung của những tác phẩm, những câu chuyện có sử dụng những ngữ liệu bắt đầu bằng chữ Đông.

3. Hàm nghãi văn hoá của chữ Tây

Hướng Tâylà phía mặt trời lặn, cũng là nơi sản sinh ra tối tăm lạnh lẽo, mang ý nghĩa tử vong, không tốt lành. Trong thế đối sánh với chữ Đông, chữ Tâycũng phái sinh ra những ý nghĩa văn hoá song thường mang sắc thái âm tính.

Đối lập với Đông, Tâylà hướng mặt trời lặn. Đó là ý nghĩa thực chỉ. Với lớp nghĩa này, nhiều lần chữ Tâyđã xuất hiện trong tác phẩm văn học trung đại:

Tuy rằng cách trở đông tây,

Dẫu xa, xa cũng có ngày gần nơi…

(Bích Câu kì ngộ)

Nói rồi thẳng về đường mây,

Trăng thu cánh hạc về tây tuyệt vời…

(Phạm Thái – Sơn kính tân trang)

Chữ Tâytrong các câu thơ trên đều mang nghĩa thực chỉ, có lúc nó mang ý nghĩa hư chỉ, có thể đó không phải là hướng Tâycụ thể nào mà do thói quen sử dụng mà các thi nhân đã dùng Tâyđể thể hiện thái độ, sắc thái âm tính của cảm xúc nghệ thuật.

Cách phân chia Đông - Tâylà cơ sở cho sự đối lập giữa ánh sáng - bóng tối, tốt - xấu, sống - chết…Do đó, hướng Tây và tử vong có quan hệ với nhau, trong triết học phương Đông. Mùa thu lệ thuộc về hành Kim,chủ ở phương Tây, thuộc Bạch sắc(màu trắng). Đó là mùa báo hiệu sự khô cằn héo úa. Trong thơ cổ, đôi khi mùa thu cũng thể hiện niềm vui trong sáng nhưng thường và gần như tuyệt đối biểu hiện những nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác, có khi ảm đạm não nề. Gió mùa thu thổi đến làm cho muôn vật úa tàn, nên người ta dùng những từ ngữ khác để gọi nó như Thu phong, Kim phong, Tây phong:

Minh nguyệt mãn thiên hà cố cố,

Tây phong xuy ngã chính thê thê,

Thương tàn vật kính bi phù hinh,

(7) Khắc lạc thiên chân thất mã đề…”

(Nguyễn Du - Ngẫu hứng)

(Trăng sáng đầy trời sao mãi thế,

Gió tây thổi vào ta lạnh ngắt.

Làm hại tính tự nhiên của vạn vật, ái ngại chân con la dài ra

Xuyên tạc chân tính thiên nhiên làm mất cả ý nghĩa của thiên mã đề…).

Những câu thơ vừa trích trên được sáng tác trong khoảng “ mười năm gió bụi” (Thập tải phong trần) của nhà thơ, Nguyễn Du trăn trở với những đau khổ dằn vặt về việc làm quan của mình, hoài niệm về những ngày ẩn dật và tự cho mình là làm trái tính tự nhiên như câu chuyện “ Cắt ngắn chân con la” vậy. Trong không khí ấy, sự xuất hiện của hai chữ Tây phongcàng tăng thêm sự bi đát cho tâm trạng tác giả. Sắc thái âm tính của câu thơ đã rõ, vì thế ta có thể khẳng định ý nghĩa nội tại của những ngữ liệu ấy đã chuyển sang ý nghĩa tử vong, tàn tạ, héo úa của vạn vật trong quy luật và tâm thức của con người. Mùa thu đã mang những đặc trưng đó, nên gió thu còn được gọi là Tây phong, Kim phonghay gió Tây cũng là điều dễ lí giải.

Mặt trời lặn về Tây, bóng đêm sinh ra, gió Tâythổi lên thì khí dương tàn ẩn, nên TâyÂmcó liên quan, Tâynữ giớicũng quan hệ nội tại với nhau. Trong thơ văn cổ, người đọc thường thấy phương vị liên quan đến phữ nữ thường gắn liền với Tây:

Vườn Tây uyển khúc trùng thanh da,

Gác Lâm xuân điệu ngả đinh hoa…

(Nguyễn Gia Thiều - Cung oán ngâm khúc)

Những từ như Tây sương( mái tây), Tây lâu, Tây hiên, Tây trai… Trong văn chương cổ trung đại Việt Nam có thể là thực chỉ, nhưng xét cho cùng chúng đều mang ý nghĩa hư chỉ, dùng để nói về chỗ ở của nữ giới:

Có nàng công chúa lầu Tây

Trẫm gả cho trạng phen này kết duyên…

(Phạm Công tân truyện)

Giai nhân nan tái đắc!

(8) Trót yêu hoá nay dan díu với tình.

Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh,

Rầu rĩ bấy xuân về oanh nhớ…

(Cao Bá Quát - Giai nhân)

Sự đối lập giữa Âm - Dương, Nam - Nữ, Đông - Tâydường như đã quyện chặt vào nhau tạo nên một nét tư duy đặc trưng mang tính biểu tượng. Nếu như nam giới dùng Đôngđể đặt tên, thì ngược lại Tâycũng được dùng làm hiệu cho nữ giới, vì thế ta thường nghe các danh hiệu như Tây vương mẫu, Tây Tử, Tây Thi…

Sênh ca mấy khúc vang lừng,

(9) Cái thân Tây Tử chừng điện Tô…

(Nguyễn Gia Thiều - Cung oán ngâm khúc)

Con ta yểu điệu khuê phòng.

Có Tây Tử đó thiếu Đông sàng nào…

(Nhị Độ Mai)

Danh hiệu Tây Tửthực chất là chỉ nàng Tây Thi, người con gái giặt lụa ở thôn Trữ La, nước Việt thời Xuân Thu, nhưng ý nghĩa của Tâycó liên quan đến nữ nên Tây Tửđã trở thành danh hiệu chung chỉ những người đàn bà đẹp. Việc các tác giả sử dụng nó một cách linh hoạt nhằm khẳng định nhân vật nữ là trang quốc sắc thiên hương đã mang dụng ý nghệ thuật đặc biệt. Nàng cung nữ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều tự ví mình như Tây Tửla một quá trình tự ý thức về cá nhân trên con đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực, góp phần thể hiện bi kịch của người cung nữ, nói rộng hơn đó là tấn bi kịch của con người thời loạn.

Hoặc khi Nguyễn Duviết:

Thưa rằng: Thanh khí xưa nay

(10) Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên

(11) Hàn gia ở mé Tây thiên,

(12) Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu…

(Truyện Kiều)

Trong cuộc hội thoại này, Đạm Tiên giới thiệu về gia cảnh của mình, Hàn gianghĩa là nhà lạnh, nhà nghèo theo lối nói khiêm xưng của người phương Đông. Hàn gia lại: “ở mé Tây thiên”, thiênlà con hẻm nhỏ, hoặc đườg bờ ruộng. Tây thiên là con đường ở phía Tây. Nhưng vì sao tác giả lại dùng Tâymà không dùng một phương vị nào khác? Có thể Tâyở đây là thực chỉ, nhưng cũng có hồn ma, thuộc cõi âm, vả lại Đạm Tiên cũng là nữ nhi mà nữ giới thuộc âm, nên Tâyđi với âm là hợp lí vậy.

Nhìn chung, Tâyhoàn toàn trái ngược với Đông, sắc thái âm tính của nó biểu hiện rõ nét trong từng hàm nghĩa cụ thể. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác, các tác giả văn học đã vận dụng nó như những tín hiệu thẩm mĩ nhằm chuyển tải nội dung tư tưởng, xây dựng hình tượng không thời gian và nhân vật. Không khí bi ai, buồn bã, trống trải, thê lương hay nhớ nhung sầu muộn là đặc trưng của ngữ liệu này, cho nên những hiểu biết nhất định về hàm nghĩa văn hoá của chữ Tâysẽ giúp cho người đọc có thể hiểu sâu hơn vào đi vào bản chất nghệ thuật của những tác phẩm văn học trong quá khứ.

Như vậy, nghiên cứu, so sánh, lí giải nguồn gốc của hai chữ Đông - Tây trong ngôn ngữ và văn học dưới góc độ từ vựng học đã làm nổi bật những ý nghĩa văn hoá ẩn tàng trong nó. Để tạo tính cô đúc, ý vị, thanh nhã và thuyết phục cho tác phẩm, các thi nhân đã sử dụng những ngữ liệu này một cách thần tình, linh động, đích đáng, thích hợp, tự nhiên, nhuần nhuyễn và biến hoá. Thủ pháp nghệ thuật trên đã hỗ trợ đắc lực, góp phần tạo ra giá trị biểu cảm, sắc thái tu từ cho ngôn ngữ văn học. Ý nghĩa liên hội của chúng càng làm cho trường liên tưởng trong tác phẩm được mở rộng khiến mỗi độc giả tuỳ theo bề dày văn hoá của mình mà có thể thẩm thấu được.

Tài liệu tham khảo

1. Dương Lâm - Hán ngữ từ hội dư Hoa Hạ văn hoá, Nxb Ngữ văn Bắc Kinh, 1996 (Bản Trung văn).

2. Doãn Hiệp Ly - Từ điển văn hoá cổ truyền Trung Hoa (Lê Khánh Trường dịch), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2001.

3. Hứa Thận - Thuyết văn giải tự, Giang Tô Quảng Lăng cổ tịch xuất bản xã, Bắc Kinh 1997 (Bản Trung văn).

4. Jean Cherlier - Alain Gheerbrant - Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du, 1997.

5. Nguyễn Du toàn tập (Mai Quốc Liên sưu tập), Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu quốc học, Hà Nội 1996.

6. Nguyễn Tôn Nhan - Hán Việt từ điển văn ngôn dẫn chứng, Nxb TP Hồ Chí Minh, 2002.

7. Thiều Chửu - Hán Việt tự điển (tái bản), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 1999.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.