Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/02/2022 10:01 (GMT+7)

Hà Giang: Hoàn thành dự án cấp nước sạch và nước uống học đường

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp nước sạch và nước uống học đường, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang đã đề xuất dự án “Tăng cường tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường cho trường học và người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang” thông qua việc lắp đặt các mô hình cấp nước sạch và nước uống trực tiếp cho học sinh, cán bộ và giáo viên của 05 nhà trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Dự án là Sáng kiến nằm trong chuỗi Dự án tổng thể “Các hoạt động địa phương Việt Nam vì Sức khỏe và Môi trường” do Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam quản lý, dưới sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Dự án được thực hiện theo nguyên tắc: Nhà tài trợ USAID và Viện PHAD hỗ trợ kinh phí đầu tư mua sắm, lắp đặt hệ thống thiết bị, hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật thực hiện dự án với tổng kinh phí 580,29 triệu đồng; địa phương thực hiệnđối ứng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lắp đặt, làm hàng rào bảo vệ hệ thống với tổng chi phí hơn 125,92 triệu đồng.

tm-img-alt

Sau 05 tháng triển khai thực hiện, các hoạt động của dự án đã hoàn thành gồm: Khảo sát đánh giá nhu cầu, lên phương án thiết kế kỹ thuật; xác định địa điểm lắp đặt; khả năng đóng góp nguồn lực và tiếp nhận quản lý mô hình cấp nước sạch của địa phương; tìm kiếm, đánh giá lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu sử dụng và chất lượng nước đầu ra thông qua hình thức thông báo chào thầu trên mạng đấu thầu quốc gia; thành lập các Ban quản lý và xây dựng Quy chế quản lý vận hành 05 mô hình cấp nước sạch và nước uống học đường của 05 nhà trường; giám sát kỹ thuật, kiểm tra lắp đặt vận hành 05 hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp tại huyện Đồng Văn, dự án triển khai tại 02 trường thuộc khu vực đặc biệt khan hiếm nguồn nước là trường Mầm Non Sủng Là và trường Phổ thông Dân tộc bán trú liên cấp xã Sà Phìn; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp quy mô bán công nghiệp được đầu tư gồm: Bộ xử lý nước đầu nguồn với công suất 5m3-10m3/ngày, kèm theo hệ thống xử lý nước tinh khiết RO công suất 120 lít/giờ; tại huyện Bắc Mê, dự án triển khai tại 02 trường: Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Bắc Mê và trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Yên Cường; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp quy mô bán công nghiệp được đầu tư gồm: Bộ xử lý nước đầu nguồn công suất 5m3-10m3/ngày, kèm theo hệ thống xử lý nước tinh khiết RO công suất 120 lít/giờ; tại trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang, hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp quy mô công nghiệp được đầu tư gồm: Bộ xử lý nước đầu nguồn công suất 30m3/ngày, kèm theo hệ thống xử lý nước tinh khiết RO công suất 300 lít/giờ; ngoài ra, hệ thống còn lắp đặt thêm các thiết bị kèm theo như: bơm định lượng Clo, thùng chứa hóa chất Cloramin B để khử khuẩn nước đầu vào, hệ thống bơm tăng áp, bình tích áp chứa nước tinh khiết RO để học sinh, cán bộ, giáo viên của trường uống trực tiếp hàng ngày; bồn chứa nước sạch dung tích 2.000 lít sử dụng cho sinh hoạt: rửa rau, vo gạo, nấu cơm, rửa mặt vàđun nước uống.

05 mô hình cấp nước sạch và nước uống trực tiếp có quy mô công nghiệp và bán công nghiệp đầu tiên được đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang với quy trình công nghệ tiên tiến nhất RO (Reverse Ossmosis - thẩm thấu ngược)được áp dụng để xử lý nguồn nước đầu vào. Theo nguyên tắc, nước đi từ nơi có nồng độ muối cao tới nơi có nồng độ muối thấp dưới tác dụng của áp lực, kết hợp với công nghệ diệt khuẩn UV (Ultra Violet– đèn tia cực tím)sẽ tiêu diệt toàn bộ các loại vi khuẩn, vi rút, nấm mốc gây hại và loại bỏ được hầu hết các chất cặn bẩn, độc tố, kim loại nặng: Chì, kẽm, thủy ngân, thuốc trừ sâu, Asen, chất phóng xạ để tạo ra nước tinh khiết, vô trùng.Kết quả xét nghiệm nước đầu ra phục vụ cho sinh hoạt tại 05 trường đều không còn vi khuẩn và đạt Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT (Quy chuẩn cao nhất dành cho nước sinh hoạt); kết quả xét nghiệm nước tinh khiết RO (nước uống trực tiếp)sau lọc tại 05 trường đều không có vi khuẩn, hàm lượng các chất kim loại nặng và chất độc hại không tồn tại, đạt Quy chuẩn quốc gia QCVN6-1:2010/BYT (Quy chuẩn cao nhất dành cho nước uống trực tiếp).

05 mô hình cấp nước sạch và nước uống trực tiếp sử dụng công nghệ hiện đại: Công nghệ lọc RO, khử khuẩn bằng Cloramin B, kết hợp với sử dụng lõi lọc Nano bạc và công nghệ diệt khuẩn UV, chất lượng nước đầu ra đạt Quy chuẩn cao nhất,đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch và nước uống trực tiếp cho 3.240 học sinh, sinh viên, cán bộ và giáo viên của 05 nhà trườngtrên địa bàn tỉnh Hà Giang thụ hưởng từ dự án. Mô hình có các ưu điểm nổi bật như hệ thống được thiết kế với kiểu dáng công nghiệp hiện đại, chi phí lắp đặt không cao, vật tư thay thế thấp, dễ dàng thao tác sử dụng, công tác vận hành, bảo trì đơn giản; điện năng tiêu thụ thấp, phù hợp với mô hình tự quản chođơn vị trường học, điểm dân cư khu vực thiếu nước sạch;đặc biệtcông nghệ RO thẩm thấu ngược với hệ thống các van đóng mở, sục rửa tự động (Autoplus) cho phép làm sạch màng lọc RO sau mỗi chu kỳ sục rửa tự động; thiết bị thu hồi nước thải tuần hoàn, nâng cao hiệu suất hoạt động và tiết kiện tối đa nguồn nước đầu vào.

Mô hình thực sự phát huy hiệu quả, đảm bảo tính bền vững của dự án, thỏa mãn niềm mong đợi của các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên trong nhà trường, địa phương; đây là mô hình kiểu mẫu để phát triển, nhân rộng, góp phần cung cấp nước sạch và nước uống học đườngcho các nhà trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đảm bảo cho sức khỏe, an toàn cho cộng đồng, góp phần làm thay đổi nhận thức, về thể chất và tinh thần, hướng tới sự phát triển bền vững cho thế hệ tương laicủa tỉnh Hà Giang.

Xem Thêm

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
Bình Định: Hội nghị Ban Chấp hành LHH tỉnh lần thứ 17 (mở rộng)
Sáng ngày 27/6/2025, tại TP. Quy Nhơn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 17 (mở rộng), khóa V (nhiệm kỳ 2018-2025) nhằm sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2025.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.