Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/07/2008 22:37 (GMT+7)

DỰ ÁN VUSTA – UNDP

Khu vực ngoài nhà nước ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sự phát triển này đã và đang được thúc đẩy với sự ra đời của khung thể chế rộng mở phản ánh tầm quan trọng của dân chủ cơ sở, sự tham gia của người dân và những đóng góp các tổ chức phi chính phủ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Sự tham gia của nhiều loại hình tổ chức khác nhau trong cung cấp dịch vụ công và dịch vụ xã hội đã được khuyến khích trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội của Chính phủ Việt Nam .

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam) được thành lập vào năm 1983, hiện Liên hiệp hội Việt Nam đang hỗ trợ hơn 600 tổ chức thành viên. Liên hiệp hội Việt Nam là nơi tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia vào công cuộc đào tạo và phổ biến kiến thức, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường, tư vấn phản biện và giám định xã hội, xoá đói giàm nghèo và phát triển cộng đồng, tổ chức các giải thưởng và hội thi sáng tạo, mở rộng và phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, Liên hiệp hội Việt Nam nhận thấy mình cần phải đáp ứng tốt hơn những nhu cầu mới của các tổ chức thành viên và nâng cao năng lực để có thể tiến hành các hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình và dự án của Chính phủ. Với sự tài trợ của UNDP thông qua dự án “Nâng cao năng lực cho Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam”, Liên hiệp hội Việt Nam sẽ giải quyết những vấn đề về năng lực hiện đang tồn tại nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác hiệu quả, tăng cường chia sẻ thông tin và thiết lập mạng lưới để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của các thành viên.

1.      Mục tiêutổngquan Dự án

Dự án nhằm “ nâng cao năng lực của Liên hiệp hội Việt Nam để hỗ trợ hiệu quả và đại diện cho các tổ chức thành viên trong quá trình hoạch định chính sách, góp phần thúc đẩy quản trị một cách dân chủ và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” .

2.      Mục tiêu cụ thể Dự ánTiếng Anh, Tiếng Việt

Dự án sẽ được tiến hành trong giai đoạn 3,5, từ tháng 11/2007 đến 3/2011 với những mục tiêu sau:

·        Nâng cao năng lực Liên hiệp hội Việt Nam nhằm đại diện tốt hơn cho lợi ích các tổ chức thành viên trong việc đóng góp cho quá trình hoạch định chính sách của chính phủ

·        Củng cố cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam

·        Nâng cao năng lực của Liên hiệp hội Việt Nam làm cầu nối hiệu quả trong điều hòa, phối hợp hoạt động của các tổ chức thành viên

Đối tượng hưởng lợi: các phòng ban chủ chốt trong Cơ quan trung ương của Liên hiệp hội Việt Nam , các liên hiệp hội địa phương, các hội ngành trung ương và các đơn vị 81 trực thuộc.

3.      Cơ cấutổchức thực hiện dự án

Cơ cấu tổ chứcthực hiện dự án gồm có:

Ban Cố vấn dự ánlà một bộ phận, hay còn gọi là cánh tay của Ban Chỉ đạo dự án. Ban Cố vấn họp hàng quý để trợ giúp Giám đốc Điều hành Dự án trong các vấn đề về quản lý và hoạt động của dự án. Ban Cố vấn bao gồm đại diện lãnh đạo Liên hiệp hội Việt Nam, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Khoa học công nghệ, UNDP và một tổ chức quốc tế hợp tác với Liên hiệp hội Việt Nam .

Ban Chỉ đạo dự ánđóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và hướng dẫn dự án. Ban Chỉ đạo dự án bao gồm các đại diện từ Liên hiệp hội Việt Nam và UNDP và các thành viên liên quan khác, như đại diện của một số Liên hiệp hội địa phương, tổ chức thành viên, được quyết định trong giai đoạn khởi động dự án. Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam là Trưởng Ban Chỉ đạo dự án.

BanQuảndự án

Giám đốc Dự án Quốc gia(NPD)– PGS.TS. Hồ Uy Liêm – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký, Liên hiệp hội Việt Nam

Giám đốc Điều hành Dự án quốc gia lãnh đạo dự án, báo cáo với Ban Chỉ đạo dự án và là cầu nối với các lãnh đạo của Liên hiệp hội Việt Nam.Tiếng Anh, Tiếng Việt

Phó Giám đốc dự án quốc gia(DNPD)– ThS. Phan Anh Sơn - Quyền Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế, Liên hiệp hội Việt Nam

Hỗ trợ Giám đốc Điều hành Dự án Quốc gia trong việc điều hành dự án, huy động và thúc đẩy các nguồn lực của LHHVN thực hiện Dự án

Tiếng Anh, Tiếng Việt

Giám đốc Điều hành Dự án(PM)– ThS.Luật sư Nguyễn Thị Bích Điệp

Giám đốc Điều hành Dự án làm việc toàn thời gian, chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của dự án và đảm bảo sự trôi chảy của các hoạt động dự án và các đầu ra.

Tiếng Anh, Tiếng Việt

Trợ lý dự án:Hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của Dự án Tiếng Anh, Tiếng Việt

Kế toán dự án:Hỗ trợ các hoạt động tài chính của Dự án.Tiếng Anh , Tiếng Việt

Ngoài ra còn có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật cho quản lý dự án:

Cố vấn quốc tế hợp đồng dài hạn (STA):Bà Minna Hakkarainen làm việc bán thời gian, hỗ trợ quản lý dự án để đảm bảo chất lượng các hoạt động, đầu ra và kết quả của dự ánTiếng Anh , Tiếng Việt

Các chuyên gia trong nước và quốc tếnguồn lực của Liên hiệp hội Việt Nam 

4.
Các hoạt động của dự án

Kế hoạch tổng thể của dự án Tiếng Anh , Tiếng Việt

Kế hoạch hoạt động năm 2008 Tiếng Anh,

Kế hoạch hoạt động năm 2009 Tiếng Anh,Tiếng Việt

Báo cáo hoạt động năm 2008Tiếng Anh,Tiếng Việt

Hợp phần 1: Nâng cao năng lực của các tổ chức của LHHVN trong việc đóng góp cho quá trình hoạch định chính sách của chính phủ

Hoạt động 1.1.1: Tổ chức hội thảo lập kế hoạch chiến lược và các hoạt động sau hội thảo:Hội thảo giới thiệu các phương pháp mới, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến xây dựng chiến lược, tháng 11/ 2008.

Hoạt động 1.1.2: Phân tích so sánh các tổ chức trung ương ở các nước khác:

Ba chuyên gia quốc tế và hai cán bộ của LHHVN tham gia nghiên cứu 7 tổ chức quốc tế có mô hình tương tự LHHVN. Bản báo cáo dài khoảng 160 trang bao gồm kin nghiệm thực tiễn và phát triển tổ chức tại các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là phần đề xuất cho LHHVN. Tiếng Anh, Tiếng Việt

Hoạt động 1.1.3: Tham quan học tập một số các tổ chức trung ương thành công ở các nước khác:

Một chuyến tham quan học tập nghiên cứu các tổ chức Liên hiệp hội và có quan hệ với chính phủ tại Anh và Scotland được tổ chức vào cuối tháng 10, 2008. Đoàn đã làm việc với hai tổ chức là NCVO, SCVO và một số tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ có mối quan hệ trực tiếp tới tổ chức phi chính phủ. Tiếng Anh, Tiếng Việt

Hoạt động 1.2.1: Nghiên cứu về hoạt động tham vấn các tổ chức thành viên của LHHVN trong quá trình tham gia hoạch định chính sách của Chính phủ:Đề cương và kế hoạch nghiên cứu đang được xây dựng

Hoạt động 1.3.1: Đối thoại với Quốc hội và Chính phủ:Nâng cao nhận thức về vai trò và tiềm năng của LHHVN trong các hoạt động đóng góp cho chính sách, chương trình và dự án chính phủ

Năm 2008, cùng với nỗ lực xây dựng một chiến lược đối thoại dài hạn và nhiều hoạt động tham vấn khác, LHHVN với sự hỗ trợ của Dự án đã tổ chức 3 sự kiện chia sẻ thông tin và đối thoại chính sách bao gồm:

i) Nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu, Tiếng Anh, Tiếng Việt ;

ii) Đóng góp cho Dự thảo luật bảo hiểm sức khỏe, Tiếng Anh, Tiếng Việt ;

iii) Đóng góp cho Dự thảo luật cán bộ công chức, Tiếng Anh, Tiếng Việt

Hợp phần 2: Củng cố cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của LHHVN nhằm đảm nhận vai trò là cơ quan điều phối hoạt động liên kết mạng lưới và chia sẻ thông tin

Hoạt động 2.1.1: Thành lập và hỗ trợ Ban Cố vấn về xây dựng năng lực và đổi mới cho LHHVN:Hoạt động ra mắt Ban cố vấn được tổ chức tháng 8, 2008, gồm các cán bộ từ nhiều cơ quan của Quốc hội, Đảng và chính phủ, các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách, hiệp hội và đại diện của một số thành viên. Tiếng Anh, Tiếng Việt

Hoạt động 2.1.1: Xem xét lại hệ thống quản lý và năng lực hiện tại của tổ chức:

Đề cương và kế hoạch Nghiên cứu, đánh giá lại hệ thống quản lý và năng lực hiện tại của tổ chức đang được chuẩn bị.

Hoạt động 2.2.1: Nghiên cứu khả thi về việc làm thế nào để LHHVN có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc xây dựng năng lực cho các tổ chức thành viên , bao gồm cả chiến lược phát triển giới. Tăng cường năng lực của LHHVN để hỗ trợ cho các tổ chức thành viên:

Đề cương và kế hoạch Nghiên cứu, đánh giá lại hệ thống quản lý và năng lực hiện tại của tổ chức đang được chuẩn bị.

Hoạt động 2.2.3: Các hoạt động đào tạo bao gồm đào tạo về giới và cho lãnh đạo trẻ

Sau khi nghiên cứu các nhu cầu đào tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ trẻ của LHHVN, 04 khóa đào tạo đã được tổ chức bao gồm: i) Tập huấn sử dụng mạng LAN và khai thác Internet (18 học viên); ii) Quản lý tài chính và thanh toán ngân hàng (120 học viên); iii) Tập huấn xây dựng đề cương – TOR (28 học viên); iv) Tập huấn về lập kế hoạch và quản lý thời gian (20 học viên)

Hoạt động 2.3.1: Xem xét những thông lệ quốc tế tốt nhất về chia sẻ thông tin, quản lý và học hỏi kiến thức các tổ chức trung ương khác:

Một chuyên gia quốc tế và hai cán bộ của LHHVN đã đi nghiên cứu và soạn một báo cáo dài khoảng 80 trang bao gồm các thông lệ quốc tế về lĩnh vực truyền thông, quản lý tri thức và các kiến nghị cụ thể cho LHHVN. Tiếng Anh, Tiếng Việt

Hợp phần 3: Nâng cao năng lực của LHHVN làm cầu nối hiệu quả trong điều hòa, phối hợp hoạt động của các tổ chức thành viên

Hoạt động 3.1.1: Đánh giá, xác định và thí điểm các mô hình liên kết mạng lưới có tính tham gia cao:Nghiên cứu bắt đầu được thực hiện và dự kiến hoàn thành vào quý 2/2009

Hoạt động 3.1.2: Đánh giá các tổ chức thành viên (đơn vị 81) để xem nhu cầu cụ thể của họ đối với hoạt động xây dựng mạng lưới/cộng đồng chia sẻ kiến thức

Đề cương của hoạt động này đang được chỉnh sửa cho phù hợp với lộ trình hoạt động của LHHVN

Hoạt động 3.2.1: Xem xét khả năng tham gia vào mạng lưới quốc tế

Chưa có đánh giá cụ thể về các mạng lưới xã hội dân sự quốc tế để có thể đăng ký tham gia trở thành thành viên.

Hoạt động 3.2.2: Các sự kiện xây dựng mạng lưới chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức

Một chuỗi các kiện chia sẻ thông tin đã được tổ chức sau khi các cán bộ của LHHVN (được dự án hỗ trợ) tham gia Hội nghị về Hiệu quả tài trợ tại Accra, Châu Phi.

5. Liên hệ với dự án

Địa chỉ: P. 3B-21, 53 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tel. : +84-4-3944.7786 - Fax: +84-4-3944.7787

Email: vustaproject@undp.org.vn ; vusta_undp@vusta.vn

Website:http://www.vusta.vn/news_detail.asp?id=28192

Người liên hệ: Bà Nguyễn Thị Bích Điệp (Giám đốc điều hành dự án)

 

6. Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn của LHQ-EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt NamTiếng Anh, Tiếng Việt

“Hướng dẫn tạm thời về Quản lý dự án”

Xem Thêm

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).