Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 03/04/2024 16:50 (GMT+7)

DỰ ÁN VUSTA DỰ ÁN QUỸ TOÀN CẦU PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TUYỂN DỤNG

Dự án tuyển dụng Cán bộ chương trình        

tm-img-alt

DỰ ÁN VUSTA

DỰ ÁN QUỸ TOÀN CẦU PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

tm-img-alt

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tên vị trí:                               Cán bộ chương trình        

Địa điểm làm việc:                 Hà Nội và đi công tác tại các tỉnh của dự án

Thời gian:                               03 năm (2024 - 2026)

Báo cáo cho:                           Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc thường trực/Quản lý dự án và Ban lãnh Ban quản lý dự án.     

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2024-2026

  1. Tên dự án: Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức
    cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024 – 2026. Tên giao dịch: Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS.
  2. Nhà tài trợ: Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét.
  3. Cơ quan chủ quản/Chủ dự án: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
  4. Địa điểm thực hiện dự án: 17 tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp và Sóc Trăng.
  5. Thời gian thực hiện: 2024 - 2026
  6. Mục tiêu:
  • Mục tiêu tổng quát: Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội (TCXH) và các tổ chức dựa vào cộng đồng (TCCĐ) trong việc thực hiện mục tiêu 95-95-95 và Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
  • Mục tiêu cụ thể:

ü  Mục tiêu cụ thể 1: Cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV dựa vào cộng đồng cho các nhóm đối tượng chính bao gồm bao gồm nam có quan hệ tình dục với nam (MSM), người chuyển giới nữ (CGN), người tiêm chích ma túy (TCMT) và phụ nữ bán dâm (PNBD) tại các tỉnh/thành phố của Dự án; ü  Mục tiêu cụ thể 2: Củng cố các hệ thống cộng đồng để ứng phó hiệu quả, linh hoạt và bền vững đối với dịch HIV/AIDS;

  • Mục tiêu cụ thể 3: Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ y tế cho các nhóm chính của Dự án
  1. Đối tượng can thiệp: Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); Người chuyển giới nữ (CGN); Người nghiện chích ma tuý (NCMT); Nữ bán dâm (PNBD).
  • Địa bàn can thiệp: 17 tỉnh/thành phố gồm: Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nam Định và Hải Dương
  1. Các hoạt động chính:
  • Các gói dịch vụ dự phòng cơ bản:
  • Truyền thông thay đổi hành vi: Khuyến khích truyền thông online, tích cực, truyền thông tạo cầu đối với MSM và TGW qua mạng xã hội, apps etc.; áp dụng các phương pháp truyền thông truyền thống nhưng có sáng tạo đối với PWID và FSW
  • Cung cấp/phân phát vật phẩm can thiệp giảm hại như : Bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm v.v (theo qui định của Cục phòng, chống HIV/AIDS
  • Chuyển gửi đến các dịch vụ y tế như : Xét nghiệm HIV (xét nghiệm tại cộng đồng, tự xét nghiệm, xét nghiệm khẳng định, ARV, MMT, STI, PrEP, PEP, ATS, viêm gan B, C, lao, Chem-sex etc.
  • Củng cố hệ thống cộng đồng
  • Tăng cường năng lực cho các tổ chức cộng đồng (CBO) về cung cấp các dịch vụ, dự phòng lây nhiễm HIV
  • Hỗ trợ các CBO trở thành các doanh nghiệp xã hội để cung cấp các dịch vụ dự phòng cho cộng đồng của mình
  • Xây dựng và phát triển mô hình đối tác hợp tác giữa CBO và các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) và cơ sở y tế địa phương trong phòng, chống HIV/AIDS
  • Kết hợp với các đối tác thì điểm các hợp đồng xã hội
  • Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ y tế cho các nhóm chính của Dự án
  • Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho các đối tượng đích
  • Các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử
  • Các hoạt động vận động đóng góp cho việc xây dựng chính sách liên quan đến cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
  • Các hoạt động có liên quan khác

PHẦN 2- NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ

  1. Nhiệm vụ

Cán bộ chương trình của Ban Quản lý dự án (BQLDA) VUSTA (dưới đây gọi tắt là dự án) có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của chương trình dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS được triển khai tại BQLDA cũng như tại các đơn vị thực hiện, đảm bảo các họat động được triển khai có chất lượng, hiệu quả theo đúng các kết quả dự kiến, chỉ số đã cam kết với Quỹ Toàn cầu, cũng như những hướng dẫn kỹ thuật và những hướng dẫn khác của dự án. 

Trong giai đoạn 2024-2026, dự án VUSTA sẽ triển khai mô hình chi trả theo hiệu suất áp dụng các định mức chi trong Quyết định của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế số 40/QĐ-AIDS ngày 10/3/2022 hướng dẫn triển khai thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp giai đoạn 2022-2024. Ngoài ra tại một số tỉnh của dự án sẽ triển khai mô hình đánh giá dịch tễ HIV và đáp ứng dựa vào cộng đồng (Community HIV Epidemiological Evaluation and Response) trong đó có điều tra theo mẫu dây chuyền có kiểm soát (Respondent Driven Sampling), dựa trên kết quả đó sẽ xác định các can thiệp cần thiết. Xét nghiệm HIV, chuyển gửi điều trị PrEP, chuyển gửi khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và dự phòng tác hại do sử dụng ma túy tổng hợp là một số các ưu tiên can thiệp của dự án.

Dự án trong giai đoạn mới sẽ tập trung can thiệp cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và nhóm chuyển giới nữ. Dự án sẽ mở rộng thêm 3 tỉnh mới ở đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng.  

  1. Nhiệm vụ kỹ thuật
  • Tham gia xây dựng hướng dẫn dẫn kỹ thuật và các hướng dẫn thực hiện chương trình khác của dự án.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn trong việc xây dựng/áp dụng các chiến lược can thiệp dự phòng cho các nhóm đối tượng của dự án;
  • Hỗ trợ kỹ thuật cho các cán bộ triển khai trong các chuyến giám sát tại các điểm có hoạt động dự phòng tại 17 tỉnh của dự án;
  • Là đầu mối xây dựng và quản lý vật phẩm của toàn bộ dự án, tham mưu, báo cáo kịp thời cho lãnh đạo BQLDA về quản lý vật phẩm, đảm báo việc cấp phát và quản lý có hiệu quả theo qui định của dự án và Qũy Toàn cầu.
  • Tham gia xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo dự phòng bao gồm xây dựng chương trình, tài liệu và giám sát hoạt động đào tạo cho các tổ chức cộng đồng;
  • Cung cấp các kiến thức mới trong lĩnh vực dự phòng HIV/AIDS cho dự án thông qua việc thường xuyên tổng quan tài liệu, thông báo các thông tin này cũng như hệ quả của nó cho các hoạt động và các nghiên cứu mà dự án chuẩn bị tiến hành, đưa ra các khuyến cáo nhằm cải thiện chất lượng dự án dựa trên các kinh nghiệm, nghiên cứu và các thực hành tốt;
  • Quản lý và triển khai các hoạt động hỗ trợ các mạng lưới của các nhóm đối tượng đích của dự án như mạng lưới nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm và người nhiễm HIV v.v;
  • Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thực hiện hiện để đảm bảo sự liên kết và phối hợp chặt chẽ trong hoạt động dự phòng;
  • Phối hợp chặt chẽ với cán bộ giám sát và đánh giá của BQLDA, của các đơn vị thực hiện để đảm bảo cho hoạt động giám sát và đánh giá hoạt động tốt;
  • Tham gia các chuyến giám sát nhằm đảm bảo chất lượng của chương trình tại các tỉnh của dự án, đưa ra khuyến nghị hoặc tham mưu cho lãnh đạo BQLDA để có những quyết định kịp thời đảm bảo chất lượng của chương trình;
  • Tham gia đánh giá năng lực của các đơn vị thực hiện dự án và các tổ chức cộng đồng (khi có yêu cầu);
  • Tham gia các cuộc họp kỹ thuật do Cục Phòng, chống HIV/AIDS và/hoặc các dự án của các nhà tài trợ khác tổ chức.
  1. Nhiệm vụ điều phối và vận động chính sách
  • Đóng vai trò là đầu mối tích cực trong mối quan hệ giữa BQLDA và các đơn vị thực hiện cũng như các tổ chức có liên quan khác trong lĩnh vực dự phòng HIV/AIDS;
  • Xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ giữa dự án với các dự án khác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS nhằm tối đa hoá trong việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm và nguồn lực;
  • Xác lập và duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan của chính phủ, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ trong nước, quốc tế và các tổ chức cộng đồng, nhằm thúc đẩy sự hợp tác, điều phối và chia sẻ nguồn lực;
  • Thông tin với các đối tác để cập nhật cho họ về các hoạt động của dự án; đồng thời trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm và bài học tốt, từ đó xác định các thay đổi cần thiết để đảm bảo chất lượng hoạt động của dự án.
  1. Nhiệm vụ lập kế hoạch vàbáo cáo
  • Hỗ trợ quá trình lập kế hoạch của dự án và các đơn vị thực hiện trong lĩnh vục dự phòng tại các tỉnh của dự án;
  • Cập nhật tiến độ thực hiện dự án cho lãnh đạo và BQLDA;
  • Là đầu mối nhận các báo cáo tiến độ (03 tháng, 06 tháng, 12 tháng) từ các đơn vị thực hiện để tổng hợp và xây dựng báo cáo chung của dự án;
  • Tham gia xây dựng các báo cáo 6 tháng (Progress Update) và 12 tháng (Progress Update and Disbursement Request) của dự án gửi Qũy Toàn cầu;
  • Xem xét, đánh giá và phản hồi về mặt họat động chương trình đối với các báo cáo tiến độ của các đơn vị thực hiện;
  • Là đầu mối xây dựng kế hoạch và quản lý vật phẩm của dự án, tham mưu, báo cáo kịp thời cho lãnh đạo BQLDA về quản lý vật phẩm, đảm báo việc cấp phát và sử dụng có hiệu quả theo qui định của dự án và Qũy Toàn cầu.
  1. Yêu cầu về trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm
  • Có bằng đại học trở lên trong lĩnh vực y học, y tế công cộng, phát triển cộng đồng (ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sĩ);
  • Có kiến thức tốt về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
  • Hiểu biết về xây dựng và phát triển cộng đồng là một lợi thế;
  • Có ít nhất 05 năm làm việc trong các dự án phát triển, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và/hoặc quốc tế, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS;
  • Có kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến quản lý dự án và lập kế hoạch có sự tham gia;
  • Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc với các cơ quan chính phủ.
  • Tư duy chiến lược, sáng tạo, kinh nghiệm giao tiếp, truyền thông và quản lý;
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo tốt;
  • Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập với áp lực cao;
  • Thông thạo tiếng Anh viết và nói;
  • Có kỹ năng sử dụng máy tính tốt, đặc biệt là chương trình Microsoft Excel.

Xem Thêm

Thông báo lấy ý kiến nhân dân đối với cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước
Theo thông báo số 639/TB-LHHVN, ngày 02/10/2024 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Về việc lấy ý kiến nhân dân đối với ông Đinh Văn Nhã Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Đào tạo OMEGA được đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước vì có những thành tích hoạt động nghiên cứu KH&CN trong giai đoạn 2020 - 2024 được Bộ KH&CN công nhận.

Tin mới

Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.