Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 06/08/2012 21:00 (GMT+7)

Đốt ngải chỉ cứu được bệnh liên quan đến thời tiết lạnh

Thầy đốt ngải Vũ Văn Phương ở thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ), người được coi là thầy “phù thủy” trong việc chữa bệnh bằng ngải cứu. Ông Phương kể về cái nguồn gốc của cái cách chữa bệnh dị biệt này: Trước khi người Hoa về khu vực này sinh sống (khoảng 100 năm trước đây) đã mang theo cách chữa bệnh bằng bấm huyệt, cạo gió, đốt nóng rồi úp chén lên các huyệt trên đầu để hút gió trong thể người bệnh. Có lẽ, những phương pháp tẩm quất, cạo hơi, thông gió của người xuôi cũng xuất phát từ những phương pháp chữa bệnh “thông huyệt đạo” này.

Được biết, bản thân thầy Phương cũng được học hỏi kiến thức về huyệt đạo qua người thầy thuốc người Hoa tên Trương Văn Lộc. Người đàn ông này trước kia sống lưu vong ở Ba Chẽ. Sau khi “xuống núi”, ông Phương tự nghiên cứu về các huyệt và học cách chữa bệnh của các thầy nổi tiếng trong vùng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài ông Phương, ở Bã Chẽ còn có rất nhiều thầy thuốc khác cũng biết cách sử dụng phương pháp chữa bệnh độc đáo này.

Khoảng 100 năm về trước ở vùng đất Ba Chẽ này đã nổi tiếng về chữa “bách bệnh” bằng “đốt ngải”. Thời đấy nổi tiếng nhất là thầy Đỉ Lý chữa được rất nhiều “quái bệnh” với loại lá ngải bình thường. Do không lý giải được cách chữa bệnh này nên người ta đồn nhau ông có phép thuật và sử dụng “bùa ngải”.

Ông Phương cho biết, từ những bệnh nhân đã liệt giường hay co giật, “mở khóa đầu” (Viêm não Nhật Bản), bệnh méo mồm, cảm cúm…ông Lý đều chữa lành lặn. Hiện nay, phương pháp “đốt ngải” đã được truyền tụng sang các xã, huyện khác của tỉnh Quảng Ninh.

Theo lời kể của ông Phương, ở xã Hải Lạng (Tiên Yên) có đích xác khoảng năm người chữa bệnh bằng phương pháp đốt ngải. Các thầy đốt ngải ở Ba Chẽ còn tự “khoe” về việc chữa được một số bệnh nan y mà khoa học phải bó tay. Thầy Phương cho biết, mỗi một loại bệnh có một cách chữa khác nhau nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm là “đốt ngải thông huyệt đạo”. Các “thầy phù thủy” sẽ dùng que hương đốt những viên ngải rồi châm vào các huyệt liên quan để thải các khí độc ra và điều hòa cơ thể. Mỗi một viên ngải đốt cháy châm vào cơ thể khoảng ba giây. Sau đó, họ tiếp tục đốt và châm vào các huyệt đạo khác. Thời gian để đốt xong trong một lần điều trị chưa hết nửa nén hương.

Nhấp một ngụm trà đặc, thầy Vũ Văn Phương nói, người vừa được ông chữa khỏi bệnh là cháu ông Ban Văn Vòng, thôn Đồng Láng (xã Thanh Lâm, Ba Chẽ). Cậu bé này nhập viện trong tình trạng khó thở, nguy kịch đến nỗi phải thở bằng bình ô xi. Mọi người trong gia đình đã xác định tư tưởng rằng không thể cứu chữa được nữa. May mắn thay, sau khi đốt ngải thông huyệt đạo, mấy phút sau, cháu đã thở được bình thường.

Lật cuốn sổ nhàu nát, thầy đốt ngải Vũ Văn Phương chỉ tay vào trường hợp ông Hoàng Văn Ngô ở khu 3, thị trấn Ba Chẽ và ông Hoàng Văn Quang (thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc). Đây là các bệnh nhân đã từng bị “ngã ngựa” (bệnh phạm phòng) được chữa khỏi. Ông Phương bảo, để cứu chữa được những người này, ông phải châm vào huyệt đạo ở gần các khớp chân, ngón tay, huyệt nhân trung. Điều khó khăn là sao cho một viên ngải đốt đúng được vào hai huyệt trong trạng thái hai cở thể xếp sát lên nhau. Cái kỳ diệu của cái lá “trời ban” mà không ai lý giải được.

Một thầy mà người dân cũng coi là “thần y” khác là ông Ngô Văn Phương ở số nhà 165, khu 4 thị trấn Ba Chẽ. Người đàn ông này khẳng định: Con người có rất nhiều huyệt đạo, đấy là các vùng lưu thông các khí. Xét theo thuật châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh thì cũng cần đến những cách chữa ở các huyệt này. Nhưng đốt ngải thì dùng phương pháp của hơi nóng để đẩy khí độc hay những chất gây ảnh hưởng đến cơ thể thoát ra ngoài.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng    

Trao đổi về những công hiệu “thần kỳ” của các thầy đốt ngải mà người dân bàn tán, bác sĩ Nguyễn Văn Vương, trưởng khoa nội Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Chẽ cho biết: Việc một số thầy thuốc ở Ba Chẽ có thể chữa được một số bệnh bằng phương pháp này là có thật. Tuy nhiên, việc họ nói có thể chữa được bách bệnh, bệnh nan y thì cần phải xem xét lại. Rõ ràng phương pháp này cũng như xông hơi, nó đẩy luồng khí độc ra bên ngoài qua các huyệt bằng hơi nóng. Đồng thời với châm các huyệt đạo để phong tỏa việc xâm nhập của nguồn bệnh đến các vùng khác của cơ thể.

Thầy đốt ngải Vũ Văn Phương cho biết, muốn việc chữa bệnh hiệu nghiệm, các thầy thuốc phải phải hái vào đúng vào 5/5 hàng năm. Bởi theo thuyết ngũ hành, đây là thời gian mà không khí ấm, đều nhất. Chính vì thế, sinh khí hội tụ những vị thuốc hội tụ ở cây ngải là nhiều nhất. Trước khi hái lá ngải một hôm, họ phải đi đạp lên tất cả bãi cây này cho đổ xuống. Đến đúng 1h trưa ngày 5/5, các thầy thuốc xem cây nào bị đổ mà đứng dậy được thì đó là cây khỏe, sức sống tốt, phù hợp với việc chữa bệnh.

Để chế tác, họ dùng cành tre đập vào cuống cây hứng lấy lá. Sau đó, lá ngải được rửa sạch, phơi qua một tuần nắng. Một thầy đốt ngải giỏi phải biết khi nào thu dọn thuốc. Họ không được để lá quá khô vì sẽ làm các gân bị giòn. Ngược lại, nếu để tươi quá lại không lấy được tơ ngải.

Cũng theo thầy Phương, việc tách lấy tơ ngải rất tỉ mẩn. Họ dùng tay vò lá trên nia sao cho những vỏ lá rụng xuống mắt của vật dụng này. Sau đó, thầy thuốc chỉ lấy tơ lá ngải là phần sợi vò không bị rơi xuống để làm thuốc. Mỗi viên được vò tròn bằng đầu đũa và dài 3 cm. Công việc này rất tỉ mẩn, 80 cân lá ngải tươi chỉ lấy được 3 lạng ngải để làm thuốc đốt.

Một người dân tại Bã Chẽ kể về trường hợp ông Đường Văn Bảo, thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng (Đình Lập – Lạng Sơn). Người đàn ông này bị ung thư gan, bụng sưng to và cứng. Nghe thấy sự “thầy kỳ của “bùa ngải”, gia đình ông đã mời một thầy đốt ngải nổi tiếng ở Đầm Hà, Quảng Ninh ra tay giúp đỡ. Sau khi đốt lần một, ông Bảo thấy bệnh đỡ hơn, ăn cháo. Được đà, thầy thuốc đốt đến lần thứ hai, thứ ba và thứ …“n”.

Tuy nhiên, những lần đốt sau đó, căn bệnh của ông ngày càng trầm trọng. Trên người ông chi chít những vết châm hương. Thậm chí, vì những huyệt này rất nhạy cảm với nhiệt độ nên việc tác động hơi nóng trực tiếp đã đốt cháy hết các mạch máu và các huyệt dẫn đến gan khô. Khi người nhà của ông đưa  xuống bệnh viện thì sự việc đã quá muộn.

Ông Phương cũng thừa nhận rằng, nhiều bệnh nhân thêm bệnh vì gặp phải có những thầy thuốc “giả”. Họ không được học về các huyệt trên cơ thể mà vẫn hành nghề. Những người này mày mò chữa bệnh nên gây ra những hiện tượng đau thương như vậy. Tuy nhiên do một số ca chữa bằng cách bấm huyệt của một số thầy lang không biết về huyệt đạo đã làm mất uy tín về phương pháp chữa bệnh này.

Theo lời thầy chuyên đốt ngải nổi tiếng Lưu Văn Bảy, ở Ngã Ba Hải Lạng (Tiên Yên), có những huyệt không được đốt là huyệt cấm khẩu (khu vực xung quang miệng trở xuống), huyệt nóng (phân bố khắp các vùng cơ thể). Vì nó sẽ làm cho bệnh nhân nó sẽ làm cho bệnh nhân nóng như lửa đốt, mất nước và rất nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài các huyệt trên, các thầy đốt ngải có một quy định không được đốt ở huyệt gập dưới khửu gối. Bởi vì đây là huyệt rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến tê liệt hay thần kinh.

Ông Lê Minh Hải, chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ cho biết: “Đốt ngải” là bài thuốc bí truyền của vùng Đông Bắc. Đây là bài thuốc bí truyền lâu đời của dân tộc ở địa phương. Hiện nay có trên dưới mười thầy đốt ngải, nhưng điều không có giấy phép hành nghề. Người dân ốm đau, tự tìm đến nhờ các thầy mới chữa trị chứ không thông qua chính quyền.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nhiều thầy lang chưa có kinh nghiệm, chưa có kiến thức về huyệt đạo, tự học, tùy tiện chữa bệnh nên châm không chuẩn. Việc làm này dẫn đến tình trạng “chữa lợn lành thành lợn què”.

Trao đổi xung quanh phương pháp chữa bệnh kỳ dị bằng phương pháp dùng que hương đốt lá ngải chữa bách bệnh tại huyện Ba Chẽ, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khẳng định: “Tất cả những thông tin trên là hoang đường, vu vơ, đồn đại để lừa người bệnh”. Ai cũng biết trong lá ngải có nhiều chất có thể chữa bệnh nên người ta gọi là ngải cứu . Tuy nhiên, ông Hướng chưa thấy ai dùng que hương đốt lá để chữa bệnh.

Theo bác sĩ Hướng, trong Đông y, người ta thường đốt lá ngải trên miếng gừng để chữa được các bệnh liên quan đến thời tiết giá lạnh như huyết áp thấp, tiêu chảy kèm theo có nôn mửa, tay chân lạnh…Phương pháp đốt ngải nghiêm cấm không áp dụng cho các bệnh lý thể nhiệt vì rất dễ gây bỏng da vùng cứu nếu làm không đúng cách.

Vì vậy, người dân cần hết sức chú ý đến việc chữa bệnh của các thầy “phù thủy” đốt ngải. Vết bỏng có thể gây ra sẹo xấu hay sẹo co rút. Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng cũng bày tỏ lo lắng về những thầy lang, thầy đốt ngải không có giấy phép hành nghề nhưng vẫn dùng phương pháp kỳ quái chữa bệnh. Đây là một việc làm cực kỳ nghiêm trọng. “Rõ ràng, nếu không đủ chuyên môn, áp dụng bừa bãi thì trong tích tắc có thể cướp đi tính mạng con người”, bác sĩ Hướng khuyến cáo.

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) cho rằng, phương pháp đốt ngải không chữa được bệnh viêm não Nhật Bản như những lời mà các thầy lang ở Ba Chẽ khẳng định. Hơn nữa, nếu muốn chữa được bệnh méo miệng thì họ phải đốt ngải chính xác vào bảy huyệt. Đây cũng là việc tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân rủi ro.

“Phương pháp đốt ngải là phải dùng nhiệt. Theo đó, nhiệt có thể dùng đèn đốt, dùng hương và thậm chí là dùng điếu thuốc lá. Ở đây, chúng ta chỉ nên hiểu hương đơn giản là nhiệt để làm cho mồi ngải tác động vào huyệt vị chứ hoàn toàn không có nghĩa gì về tâm linh”, bác sĩ Tuấn khẳng định.

Theo vị bác sĩ này, nhiều thầy lang lợi dụng vấn đề tâm linh để thêu dệt phương pháp này trở nên huyền bí, kỳ dị. Tuy nhiên, nếu nhìn lại, đây là phương pháp rất phổ thông. Bởi lá ngải đã có những công dụng của nó. Việc có châm hương hay bất cứ cái gì cũng chỉ là việc đánh lạc hướng ngườ bệnh.

Ông Nguyễn Xuân Hướng cho biết: Nếu trường hợp thầy đốt ngải bấm huyệt đạo không đúng kinh lạc sẽ dẫn đến bệnh u lạnh và tai biến. Nếu người bệnh không may bị tai biến như câm, điếc… việc điều trị sẽ khó, ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài. Theo tôi, cơ quan chức năng cần yêu cầu phía sở y tế Quảng Ninh dẹp tình trạng đốt ngải vì nó sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Trước đây, những thầy lang “phù phép” cho bệnh nhân uống thuốc lá, uống nhang hương, uống rượu thánh đã là việc không thể chấp nhận được, nay còn xuất hiện phương pháp đốt ngải châm cứu. Trong Đông y, người ta không cho phép phương pháp này.

Bác sĩ Hướng cũng kể trường hợp cháu Hoàng Minh Thuận, 16 tháng tuổi, dân tộc Mông (Tuyên Quang) tử vong vì gia đình dùng phương pháp đốt ngải chữa bệnh. Trước đó, trên bàn tay trái và khuỷu tay phải của cháu Thuận xuất hiện hai nốt đỏ, gia đình đã dùng đèn đốt ngải để đốt chữa bệnh cho cháu. Tuy nhiên, sau bốn ngày đốt ngải, bệnh tình của Thuận không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Khi gia đình chuyển lên tuyến tỉnh, với các biểu hiện toàn thân mần đỏ, sốt, quấy khóc, sau khi cấy máu cho kết quả nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàng.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng AI trong truyền thông, báo chí
Ngày 29-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Chương trình tập huấn với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) – Ứng dụng trong báo chí hiện đại”. Học viên tham dự tập huấn là các phóng viên, biên tập viên thuộc các cơ quan báo chí của các Tổ chức KH&CN, Hội ngành toàn quốc trong hệ thống.
Quảng Ngãi: Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2025, Liên hiệp hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Quảng Bình: Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính - công vụ - xã hội
Ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính- công vụ - xã hội cho 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức một số sở ngành, cơ quan Liên hiệp Hội và hội viên của các Hội thành viên.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng chúc mừng Liên hiệp hội Hà Tĩnh nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 26/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27/5/1995-27/5/2025). Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, đại diện các tỉnh bạn, các sở ngành tại địa phương và lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp hội qua các thời kỳ.
Phát động hưởng ứng Ngày phòng chống tác hại của thuốc lá tại Phú Yên
Sáng qua 28/5, tại Trường đại học Phú Yên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng với thông điệp: “Phòng chống tác hại của thuốc lá bảo vệ thế hệ tương lai”, “Vì sức khỏe người tiêu dùng hãy nói không với thuốc lá”.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.
Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.