Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/09/2010 18:34 (GMT+7)

Đông Nam Á với giải pháp hoà bình cho vấn đề tranh chấp biển Đông hiện nay

Từ đầu những năm 1990, trước tình trạng tranh chấp biển Đông diễn ra quyết liệt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang và chiến tranh khu vực, hầu hết các nước Đông Nam Á đã có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của mình nhằm làm "mềmhoá" bất đồng, từng bước giải toả căng thẳng. Các nước trong khu vực và tổ chức các nước ASEAN đã chủ động đưa ra nhiều biện pháp củng cố và gây dựng lòng tin lẫn nhau hòng khống chế xung đột tiềm tàng trên biển Đông.

Ngay từ trước khi Việt Nam chưa tham gia ASEAN, ngày 22/7/1992, Bộ trưởng Ngoại giao của 6 nước ASEAN gồm: Brunây, Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Singapo, Thái Lan họp ở Manila (Philippin) đã ra Tuyên bốvề tình hình biển Đông(hay gọi là Tuyên bố Manila)gồm 5 điểm, trong đó nhấn mạnh: các bên cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không dùng vũ lực, tự kiềm chế và tìm giải pháp cuối cùng cho biển Đông.

Tuyên bố Manilacủa ASEAN (1992) khẳng định quyết tâm giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông bằng phương pháp hoà bình. Đồng thời, đề xuất những giải pháp mở ra khả năng hợp tác giữa các nước trong những lĩnh vực: an toàn hàng hải; chống ô nhiễm môi trường biển; tìm kiếm cứu nạn; ngăn chặn cướp biển và chống buôn lậu. Tuyên bố Manilađược coi là phù hợp với nguyện vọng chung của các nước trong khu vực, mang tính tích cực, tạo ra khả năng cho một nền ngoại giao đa phương để hướng tới quá trình hợp tác toàn diện giữa các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Sau khi xảy ra sự kiện Trung Quốc đổ quân chiếm đóng và xây dựng căn cứ trên bãi Vành Khăn (khu vực Trường Sa), tranh chấp không khoan nhượng với Việt Nam và Philippin về chủ quyền biển đảo, ngay lập tức ngày 18/3/1995, ngoại trưởng các nước ASEAN họp tại Singapo đã ra tuyên bố với lời kêu gọi: "chúng tôi thúcgiục tất cả các bên liên quan tiếp tục tôn trọng nội dung và tinh thần Tuyên bố Manila đưa ra(7 /1992) về biển Đông… chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tránh những hoạt động gây mất ổn định tình hình khu vực cũng như tiếp tục đe dọa hoà bình và an ninh trên biển Đông.

Có thể nới rằng, tranh chấp biển Đông nói chung, tranh chấp biển, đảo ở khu vực Trường Sa nói riêng giữa một số quốc gia trong khu vực và giữa các quốc gia trong khu vực với Trung Quốc luôn được coi là "nóng bỏng' nhất. Vấn đề Trường Sa trở nên hết sức phức tạp, nhạy cảm và luôn tiềm ẩn các yếu tố bất ngờ dẫn đến nguy cơ lớn bùng phát xung đột vũ trang, thậm chí là một cuộc chiến tranh vũ trang đẩy các nước Đông Nam Á vào "vòng nội chiến".Nền hoà bình Đông Nam Á, cũng như lợi ích chung của Đông Nam Á bị đe doạ, nhất là trong bối cảnh một số nước lớn trong và ngoài khu vực đang hết sức quan tâm đến biển Đông và đang tìm cách thao túng biển Đông nhằm tranh giành vị thế ảnh hưởng ở địa bàn chiến lược này.

Nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu có tác dụng làm giảm bớt căng thẳng trong tranh chấp biển Đông nói chung và Trường Sa nói riêng, Hội nghị cấp cao ASEAN đã được tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) từ ngày 14 đến ngày 15.12.1995. Hội nghị ra Tuyên bố gồm 11 điểm, trong đó có 8 điểm nói về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa với tinh thần: ASEAN sẽ sớm tìm ra một giải pháp hoà bình cho cuộc tranh chấp chủ quyềnbiển Đông và sẽ thămcác biện pháp, cũng như các phương cách để ngăn chặn xung đột, đồng thời tăng cường hợp tác để giải quyết vấn đề tranh chấp phù hợp với các điều khoản của Tuyên bố Manila (1992), phù hợp với luật pháp quốc tế và Luật biển (1982) của Liên Hợp Quốc.

Ngày 16.12.1998 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN VI ở Hà Nội (Việt Nam), những người đứng đầu Chính phủ các nước ASEAN đã thông qua "Tuyên bố Hà Nội1998" bao gồm 34 điểm, trong đó ở điểm 29 và 30, bản Tuyên bố nhấn mạnh: sẽ cố gắng sớm giải quyết tranh chấp theo phương cách ASEAN và phù hợp với luật pháp, tập quán quốc tế, cũng như các vấn đề do lịch sử để lại, ngăn chặn không để xảy ra tranh chấp mới; sẽ đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhằm giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hoà bình, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tránh có những hành động gây phương hại đến hoà bình, an ninh, ổn định ở Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương.

Bằng những cố gắng và với tinh thần hợp tác vì quyền lợi chung, tháng 7 năm 1999 Hội nghị các nước ASEAN đã ra bản Nghị quyết quan trọng về việc xây dựng Bộ Nguyên tắc ứng xử ở biển Đông(gọi tắt là COC). Trên cơ sở kết quả đó, tháng 11 năm 2002 tại thủ đô Phnômpênh (Campuchia), ASEAN và Trung Quốc đã ký được Tuyên bố chung về các cách ứng xử ở biển Đông (gọi tắt là DOC). Đây được coi là những bước tiến có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vấn để tranh chấp biển Đông, mở ra quá trình hợp tác và tạo dựng lòng tin vì lợi ích chung của Đông Nam Á và khu vực trong chiến lược phát triển Đông Nam Á thành một khu vực phát triển năng động, ổn định và bền vững.

Thực tế, vấn đề tranh chấp biển Đông không chỉ là vấn đề nội bộ của các quốc gia Đông Nam Á. Tham gia vào quá trình này còn có một số quốc gia khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ quyền và quyền lợi ở biển Đông, trong đó Trung Quốc được coi là quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tranh chấp, bởi đó là quốc gia có phần chủ quyền ở biển Đông, đồng thời cũng là quốc gia luôn tham gia vào quá trình tranh chấp một cách quyết liệt nhất. Vốn là một quốc gia lớn có tham vọng và có tiềm lực mạnh về kinh tế, quốc phòng cho nên cơ bản, Trung Quốc luôn thể hiện một chính sách khá cứng rắn trong mọi vấn đề tranh chấp. Việc Trung Quốc gây xung đột vũ trang đánh chìm 3 tàu vận tải quân sự Việt Nam đang làm nhiệm vụ ở khu vực quần đảo Trường Sa (1988), gây xung đột vũ trang với Philippin ở khu vực bãi Vành Khăn (1989) hay như vừa mới đây, vào cuối năm 2006 Trung Quốc cho xây dựng cột mốc chủ quyền trái phép ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), chính là bằng chứng cho thấy chính sách giải quyết biển Đông của Trung Quốc cho đến nay về cơ bản là không có gì thay đổi. Mặc dù, như chúng ta đã biết bên cạnh các hoạt động cứng rắn trong tranh chấp, Trung Quốc vẫn tiến hành mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác song phương, đa phương với các nước Đông Nam Á để vừa có thể tranh thủ được sự đồng thuận của các nước, vừa liên kết, đẩy mạnh quá trình khai thác tiềm năng mọi mặt biển Đông.

Cũng cần phải nói thêm rằng trong một "thế giới mở" với nhiều mối quan hệ đan xen vô cùng phức tạp, quyền lợi, lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc trong thế giới nhất là trong cùng khu vực gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu một quốc gia mất đi sự ổn định về chính trị, kinh tế - xã hội sẽ kéo theo các quốc gia khác mà trước hết là các quốc gia trong khu vực chịu ảnh hưởng bất lợi trực tiếp. Đặt trong điều kiện của Đông Nam Á gắn với địa bàn chiến lược biển Đông, khi các thế lực lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU vẫn đang tiếp tục nhìn ngó về Đông Nam Á với hy vọng có thể bá chủ, độc quyền địa bàn chiến lược này nhằm mưu cầu cho các lợi ích kinh tế, chính trị của mình. Điều đó không cho phép Đông Nam Á mất cảnh giác. Mỗi quốc gia Đông Nam Á cần phải có những chính sách phù hợp với chính sách chung của toàn khu vực trên từng vấn đề cụ thể, tránh để bị bên ngoài lôi kéo, lợi dụng làm phương hại đến lợi ích và sự phát triển của Đông Nam Á. Sẽ thật khó cho Đông Nam Á bảo vệ được chủ quyền và quyền lợi của mình trên biển Đông nếu Đông Nam Á không hợp lực và đoàn kết lại với nhau. Đông Nam Á cần phải cố gắng nhanh chóng có được tiếng nói chung, trên cơ sở hướng tới các giải pháp tích cực để tạo dựng lỏng tin cậy lẫn nhau, giải quyết thấu đáo các vấn đề tồn đọng do lịch sử để lại và những bất đồng nảy sinh trong quá trình tranh chấp biển Đông. Đó được coi là một thách thức lớn mà Đông Nam Á cần phải vượt qua. Thách thức này đặt ra mấy vấn đề mà trước mắt Đông Nam Á cần phải giải quyết:

Một là,trong chủ trương tranh chấp chủ quyền biển, đảo của các nước, vấn đề bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ luôn được đặt lên hàng đầu và đó gần như là nguyên tắc bất biến trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Tuy nhiên, chủ quyền của các nước trên biển Đông lại là một vấn đề vô cùng phức tạp xuất phát từ nhiều yếu tố lịch sử, tập quán và luật pháp quốc tế quy định. Điều đó cho thấy, để giải quyết triệt để vấn đề này, đòi hỏi các nước Đông Nam Á cần phải đề cao tinh thẩn thiện chí, hợp tác bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, cùng chủ động tạo dựng niềm tin mở các cuộc đàm phán song phương, đa phương nhằm hướng tới việc ký kết được các hiệp định phân định đường biên giới trên biển Đông (càng sớm càng tốt); phải khoanh vùng những khu vực quá phức tạp chưa thể đưa ra sự phân định rõ ràng để có giải pháp riêng cho nó.

Hai là,trên cơ sở Bộ nguyên tắc ứng xử trên biển Đông mà các nước đã ký kết với nhau (COC, DOC) Đông Nam Á cần phải nhanh chóng xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống các điều khoản mang tính chất như những "tiêu chí chuẩn"phù hợp với luật pháp quốc tế nói chung và phù hợp với thực tiễn lịch sử để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tranh chấp; giải quyết triệt để tranh chấp biển Đông là vấn đề phức tạp, lâu dài. Vì vậy các nước Đông Nam Á cần phải hoạch định một lộ trình gắn với những mục tiêu cụ thể để từng bước giải quyết thấu đáo các vấn để tranh chấp.

Ba là,Đông Nam Á cần phải coi vấn đề tranh chấp biển Đông như là "một vấn đề nộibộ"của các nước trong khu vực, tránh để quốc tê hoávấn đề tranh chấp làm phức tạp thêm vấn đề, đồng thời tạo điều kiện để một số thế lực bên ngòai có thể lợi dụng, can thiệp sâu vào nội bộ của Đông Nam Á, khiến cho Đông Nam Á bị lũng đoạn và bị mất đi vị thế chủ động của mình trên biển Đông.

Với những gì mà các nước Đông Nam Á đã và đang thực hiện, vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ từng bước được giải quyết ổn thoả. Đó sẽ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hòa bình, ổn định khu vực và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát huy được hết tiềm năng lợi thế của biển Đông. Đây được coi là điều kiện có ý nghĩa lớn để Đông Nam Á thực sự trở thành một khu vực phát triển năng động, thịnh vượng và bền vững./.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.