Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 30/05/2014 16:03 (GMT+7)

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh – Vị tướng trên mặt trận nông nghiệp

  Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, được Đảng điều động và phân công làm Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương. Từ một vị tướng cầm quân đi đánh giặc, chuyển sang cương vị một người lãnh đạo chỉ đạo một ngành kinh tế trọng yểu của đất nước, trực tiếp với đời sống, sự đói no của hàng chục triệu con người; một người lính cày ruộng, một vị tướng làm kinh tế. Đó cũng là một lẽ thường trong truyền thống lịch sử của dân tộc ta. Lúc Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được giao phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng đã có nhiều người thắc mắc, một Đại tướng lừng danh như thế tại sao lại lui về làm nông nghiệp, trong lúc đất nước đang còn chiến tranh. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, lúc đó theo đường lối của Đảng, nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu, cho nên Đảng ta đã cử một vị Đại tướng tin cậy của Bác Hồ sang phụ trách nông nghiệp, đảm nhiệm trọng trách “tư lệnh” một mặt trận quan trọng hàng đầu và đang rất khó khăn. Trước khi nhận nhiệm vụ mới này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn Đại tướng: “Phong trào mới nhóm, trầm trầm. Chú hãy cố gắng tìm cho được điển hình tốt, rút kinh nghiệm và phát huy nó lên để đánh tan bầu không khí kém phấn khởi”…

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với khoảng hơn 3 năm trên cương vị Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương có thể khẳng định đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mới mà Đảng và nhân dân giao phó. Đồng chí đã có những cống hiến quan trọng, góp phần tạo nên “luồng gió mới” trên ruộng đồng Việt Nam trong những năm tháng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lịch sử và tâm trí của hàng triệu con người Việt Nam còn in đậm phong trào “Gió Đại Phong” một mô hình nông nghiệp thời chống Mỹ mà đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã dày công tổng kết và chỉ đạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đ/c Nguyễn Chí Thanh tại Hội nghị Đảng bộ xã Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), ngày 7-10-1961.

Trong hàng trăm tư liệu, hàng nghìn trang bài viết, bài nói về nông nghiệp, nông thôn, nông dân từ năm 1961 cho đến bài viết cuối cùng khi đồng chí Nguyễn Chí Thanh về kiểm tra HTX Hà Xá, xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (cũ) năm 1967, đều toát lên những tư tưởng lớn đối với nông dân, nông nghiệp. Đó là:

1.Khẳng định nguyên tắc liên minh công- nông và thái độ chính trị của nông dân. Đồng chí xác định, nông dân là lực lượng chủ lực trong đấu tranh chống đế quốc, phong kiến trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước…

2.Cách mạng là liên tục và sáng tạo, tránh thỏa mãn và rập khuôn, giáo điều. Đồng chí cho rằng trong điều kiện thời chiến, việc tổ chức nông dân vào các HTX có thể sớm hoàn thành, nhưng nhiệm vụ xây dựng quan hệ sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất thì phải là một quá trình lâu dài…

3.Xóa đói giảm nghèo, tăng hộ giàu trong nông thôn sau cải cách ruộng đất là một xu thế phân hóa tích cực, đúng đắn. Và điều đó vẫn giữ nguyên giá trị trong bối cảnh nông thôn ngày nay…

4.Coi trọng và thường xuyên củng cố các nông- lâm trường quốc doanh, các HTX nhưng đồng chí nhấn mạnh không được xem nhẹ chính sách đối với kinh tế hộ gia đình với chợ nông thôn…

5.Đổi mới phương thức lãnh đạo gần gũi, sâu sát với dân, với thực tế nông thôn.

Một số đồng chí lãnh đạo thời bấy giờ vẫn thường nhắc nhiều câu chuyện về phong cách sâu sát cơ sở của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, thường xuyên đi thăm, tìm hiểu tình hình các huyện, HTX.

 

Đ/c Nguyễn Chí Thanh ra đồng cấy lúa với bà con xã viên HTX Chiến Thắng , xã Lý Ninh, tỉnh Quảng Bình, tháng 1- 1962.

Nhiều lần không thông báo trước, đồng chí lội tắt cánh đồng, quan sát cung cách làm ăn của HTX rồi vào thẳng trụ sở bàn bạc với Đảng ủy, Ủy ban, Ban quản lý HTX về các mặt công tác. Đến HTX Đại Phong, đồng chí ở đó hàng tuần để tìm hiểu, về Đồng Tâm (Đoan Hùng, Phú Thọ) đồng chí cũng nhiều ngày ăn ngủ cùng với nông dân. Các cán bộ đi theo giúp việc cho đồng chí “Đại tướng nông dân” đều phải học, không chỉ học về kỹ thuật mà phải học cày, học bừa và làm được việc như người nông dân. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh là người thương yêu đồng chí, đồng bào sâu sắc,nhưng nghiêm khắc chống bệnh quan liêu, cá nhân chủ nghĩa, xa rời thực tế. Bài báo  Huyện ủy 5 không là lời cảnh báo của đồng chí về nguy cơ căn bệnh này, là lời nhắc nhở không thừa cho ngày hôm nay.

Đ/c Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương chụp ảnh với các cán bộ địa phương trong chuyến thăm Tây Bắc, năm 1962.

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, một vị tướng được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phân công sang lãnh đạo, chỉ đạo công tác nông nghiệp, dù thời gian trên cương vị đó không lâu, đồng chí đã có những đóng góp xứng đáng đối với sự phát triển nông nghiệp của miền Bắc nước ta. Đồng chí thường đi sát thực tế, gần gũi nông dân, có cách nhìn vừa ở tầm chiến lược, vừa rất cụ thể, thiết thực và nói thẳng, nói thật, coi trọng hành động và việc làm, nói đi đôi với việc làm; đồng thời rất chú trọng tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng chí là một nhà lãnh đạo khiêm tốn, giản dị, thực sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư”, đồng chí phê phán gay gắt chủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện tiêu cực, sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đồng chí từng nói, phải ra sức phấn đấu “nhằm làm cho nước giàu dân mạnh”, “hết lòng hết dạ lo lắng cho nhân dân”. Chính vì vậy, đồng chí được Đảng tin cậy, nhân dân, nhất là bà con nông dân yêu quý và kính trọng.

 Đ/c Lê Duẩn và đ/c Nguyễn Chí Thanh với các đại biểu dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ III, tháng 5- 1962.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tự quan trọng. Nền nông nghiệp nước ta đã tiến những bước dài về năng suất, sản lượng, cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, trình độ canh tác, dựa trên cơ sở của sự chuyển đổi cơ chế quản lý và mô hình tổ chức sản xuất. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo đường lối của Đảng đang diễn ra nhanh chóng làm chuyển biến nền nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống về mọi mặt của nông dân. Trong điều kiện lịch sử mới đó, nhiều ý kiến của đồng chí Nguyễn Chí Thanh cách đây nửa thế kỷ vẫn có ý nghĩa thực tiễn, nhất là vấn đề làm sao tăng vững chắc để giải quyết tốt vấn đề lương thực; vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý quỹ đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa; vấn đề đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng một nền khoa học nông nghiệp Việt Nam, nhất là quan tâm đến lợi ích kinh tế và cuộc sống của người nông dân- một lực lượng to lớn trong đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước.

Chu Lộc- Phương Thảo

Nguồn:

1.    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà chính trị- quân sự lỗi lạc. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội- 2004.

2.    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà lãnh đạo lỗi lạc, một danh tướng thời đại Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 2007.

3.    Sự kiện và Nhân chứng, số 240, tháng 12- 2013.

4.    Ảnh tư liệu Bảo tàng LSQG.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.