Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/03/2008 00:13 (GMT+7)

Đioxin và cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam

Chất độc diêt cây (antiplan) là những chất độc hoá học thường được sử dụng dưới dạng bột, keo, dung dịch và được phun giải bằng các phương tiện trên không hoặc trên bộ… Để phá hoại mùa màng hoặc các thảm thực vật, nhiều loại chất độc còn gây tổn thương cho con người và động vật.

Chất độc diệt cây được quân đội Mỹ sử dụng vào mục đích chiến tranh từ năm 1940 và tìm ra trên 1.000 chất phá hoại hoa màu và trên 12.000 chất làm rụng lá. Trong những năm 1950 - 1944, lần đầu tiên quân Anh sử dụng chất hoá học diệt cây vào mục đích quân sự ở Malaysia . Từ năm 1961, Mỹ tiến hành chiến tranh hoá học ở Việt Nam với quy mô lớn nhất. Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít trên chiến trường đủ 17 loại chất độc diệt cây chủ yếu là chất độc da cam, chất trắng, chất xanh, chất đỏ tía… Chúng được gọi với cái tên như thế là theo màu của các vệt sơn quanh các thùng chứa, nhưng khi phun dải đều có màu trắng. Vậy mức độ của từng chất ấy ra sao? Tại sao chúng chỉ quen với cách gọi là chất độc màu da cam?

Chất trắng (white): Một chất diệt cây cỏ có tác dụng làm khô kiệt đất đai, diệt cỏ và có khả năng tồn tại lâu trong đất. Kết quả thí nghiệm của Trường Đại học Yale (Mỹ) cho thấy: sau 467 ngày hàm lượng chất trắng còn lại trong đất là 80 - 96%. Chất trắng được sử dụng thí nghiệm ở Việt Nam từ năm 1967 và có hiệu quả hơn so với chất đỏ tía (Purle) và da cam (Orange), sau đó được sử dụng với quy mô lớn để triệt hại rừng già ở dạng dung dịch nước, nồng độ 25%: dây hại cho nhiều loại thực vật thân gỗ, mạnh hơn chất da cam và chỉ phun một lần là đủ triệt phá rừng. Do khả năng tích tụ trong các lớp đất sâu, nên có thể diệt cả những cây có rễ ăn sâu, liều lượng sử dụng 15 - 16 kg/ha. Số lượng chất trắng đã sử dụng ở Việt Nam khoảng 20 triệu lít, chiếm khoảng 28% chất độc hoá học diệt cây đã sử dụng.

Chất xanh (Blue): Chất này tác động lên thực vật bằng cách rút nước của lá cây, gây héo úa mạnh đối với cây cối. Lá cây gặp chất độc bị khử nước, cuộn tròn lại và rụng trong vòng 2 - 4 ngày. Để triệt phá toàn bộ sự sinh trưởng, quân đội Mỹ đã phun dải nhiều lần với liều lượng 8 kg/ha. Đối với lúa nước, chất xanh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo hạt, cây vẫn có vẻ phát triển bình thường, liều lượng để sử dụng diệt cây lúa từ 3-4 kg/ha chất xanh được sử dụng từ năm 1967 đến khi Sài Gòn được giải phóng tháng 4 - 1975. Khối lượng đã sử dụng là 8 triệu lít.

Chất hồng (Pink): Chất diêt cây loại lá rộng. Liều lượng sử dụng làm lá rụng 18 - 36 kg/ ha, diệt cây lá rộng 13 kg/ ha, diệt cây lúa nước từ 30 - 60 kg/ ha. Chất hồng được sử dụng rộng rãi trong những năm đầu của cuộc chiến tranh hoá học - chiến dịch Ranch Hand do quân đội Mỹ tiến hành ở Việt Nam . Khối lượng đã sử dụng là khoảng 454.898 kg.

Chất đỏ tía (Purple): Chất độc diệt cây thường được quân đội Mỹ dùng vào việc khai quang làm trụi cây dọc theo các tuyến đường vận tải thuỷ bộ quan trọng, ngăn chặn hoạt động vận tải hay trú quân. Loại cây sú vẹt, đước rất nhạy cảm với chất đỏ tía, lá rụng hoàn toàn sau một tuần phun dải, thường dùng với liều lượng 28 lít/ ha. Chất đỏ tía được quân đội Mỹ sử dụng những năm đầu của cuộc chiến tranh hoá học với 645000 lít.

Chất da cam (Orange): Chất độc diệt cây có độc tính cao và được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam, ở dạng lỏng sánh như dầu, màu nâu thẫm, không tan trong nước, tan trong diesel và mỡ, dễ xâm nhập vào màng tế bào của loài cây kép. Chất da cam tương tác với hệ men của cây, ức chế quá trình quang hợp làm ngừng trệ hình thành chất diệp lục cành lá, quả cây ngừng lớn và chết. Chất da cam chia thành ba loại như sau: da cam I, da cam II và siêu da cam (hỗn hợp của cả hai chất da cam II và chất trắng).

Chất da cam có thể diệt cây không bằng chất trắng nhưng rất nguy hiểm với người và do nó chứa tạp chất Dioxin. Đây là chất độc có độc tính cao nhất trong số các chất độc tổng hợp được biết từ trước đến nay, sản phẩm phụ hình thành trong quá trình điều chế chất da cam, là nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo. Theo tính toán của các nhà khoa học Liên Xô cũ chỉ cần 1 g dioxin cũng đủ giết chết 8 triệu người. Thế nhưng chất da cam dải xuống đồng ruộng, làng mạc Việt Nam chiếm tới 60% (trên 40 triệu lít) tổng khối lượng chất độc diệt cây mà quân đội Mỹ sử dụng, trung bình 163 kg/ ha cao gấp 28 - 30 lần quy định dùng trong nông nghiệp làm chất diệt cỏ.

Dioxin gây nhiễm độc qua đường hô hấp, tiêu hoá với các triệu chứng da và niêm mạc mắt kích thích, nhức đầu, nôn mửa, tổn thương gan, phổi, hệ tim mạch, cơ thể suy nhược, biến loại thể nhiễm sắc, tăng ung thư gan, nguyên phát và dị tật ở con cái, sẩy thai… Hiện nay chính phủ Mỹ, Hàn Quốc đã xác định hơn 10 loại bệnh cụ thể liên quan đến Dioxin.

Qua một số cuộc điều tra, thí nghiệm, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các biểu hiện ban đầu đối với dân thường, qua phân tích mô mỡ những người sống trong vùng bị nhiễm độc ở miền Nam Việt Nam, nồng độ dioxin cao hơn so với người thường 3 - 4 lần. Do đó, nó là nguyên nhân xáo trộn về di truyền như quái thai, ung thư, chết yểu… Thực tế sau chiến tranh, tại những vùng bị nhiễm chất độc dioxin, tỷ lệ sinh con quái thai cao gấp 10 lần, sinh con chết hay sẩy thai cao gấp 6 lần…

Cuộc chiến tranh khốc liệt đã đi qua, nhưng hơn 15 triệu tấn bom đạn cùng với gần 100 nghìn tấn chất độc hoá học đang để lại nhiều vết tích trên mỗi mét vuông đất và di chứng cho nhân dân Việt Nam. Những hố bom và tiềm ẩn chất độc hoá học vẫn còn đó ở những làng quê Việt Nam , những con người hằng ngày chịu những nỗi đau da cam cần một lời nói trách nhiệm của các công ty hoá chất Mỹ và những trái tim yêu thương của đồng loại. Trong 10 năm (1961 - 1971), trải dài trên các tỉnh của miền Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào, quân Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít chất độc hoá học diệt cây, trong đó đáng chú ý là trên 40 triệu lít chất độc màu da cam có chứa Dioxin - chất hoá học độc nhất và bền vững nhất mà con người tìm ra.

Theo số liệu ban đầu, quan đội Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít chất độc diệt cây nhưng mới đây con số tài liệu công bố là 100 triệu lít, trong đó đáng chú ý là trên 40 triệu lít chất độc da cam có chứa Dioxin. Kết quả, hơn 2 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc, 3.340000 ha đất bị huỷ diệt, 44% đất canh tác hoang hoá. Những khảo sát của các nhà khoa học 20 năm sau chiến tranh cho thấy vẫn còn 22% rừng tự nhiên và 31% đất trồng thuộc vùng bị nhiễm chất độc hoá học.

Với trên 40 triệu lít chất da cam Mỹ đã sử dụng, trên toàn bộ lãnh thổ miền Nam Việt Nam đã tồn lưu một lượng chất độc Dioxin kỷ lục trong lịch sử chiến tranh hoá học thế giới. 170 - 600 kg Dioxin. Trong quá trình tồn dư trong đất dưới tác dụng của điều kiện thời tiết Dioxin dịch chuyển đến các khu vực xa hơn - vùng thấp trũng tiếp tục tồn tại ở đó.

Hậu quả của chất độc hoá học - mà chủ yếu do chất da cam có chứa Dioxin - do Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hoá học ở Việt Nam không chỉ cho tác động trực tiếp, phải tính đến ảnh hưởng lâu dài với môi trường sinh thái và những di chứng cho các thế hệ nạn nhân chất độc da cam, số nạn nhân ngày một tăng theo thời gian.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.