Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/01/2021 20:15 (GMT+7)

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Nói về tư vấn phản biện và giám định xã hội, GS.TS Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Liên hiệp Hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm nay, Liên hiệp Hội đã xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia cần và có thể tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; đặc biệt là các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, chuyên ngành theo từng lĩnh vực, có uy tín về khoa học và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tư vấn, thiết kế trong các lĩnh khoa học và kỹ thuật. Xây dựng qui chế hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật và sử dụng có hiệu quả, hợp lý ngân sách thành phố cấp trong từng giai đoạn.

GS.TS Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Liên hiệp Hội TP. Hồ Chí Minh

GS Phước cho biết thêm, tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nhiệm vụ quan trọng và cũng là thế mạnh vốn có của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội. Trong những năm qua, Liên hiệp Hội đã tích cực vận động chính sách, tham gia góp ý với lãnh đạo thành phố và lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để trí thức khoa học - công nghệ tham gia nhiều ý kiến có chất lượng vào việc xây dựng chính sách và hiện thực hóa chính sách, nhất là các chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và chính sách đối với trí thức.

Các hội thành viên và các đơn vị trực thuộc đã có nỗ lực lớn trong việc hoàn thành 574 dự án tư vấn, phản biện và giám định xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trường, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, thủy lợi,.....

Giai đoạn 2015 - 2020, hoạt động phản biện xã hội là hoạt động mạnh nhất với 77 dự án được tổ chức phản biện về mặt kỹ thuật, trợ giúp về tri thức khoa học – công nghệ ở trình độ cao, có khả năng chỉ ra những khiếm khuyết của dự án, công trình và đề xuất được những giải pháp tối ưu hơn, vì vậy việc cân nhắc lựa chọn tập hợp “Đúng người – đúng việc” có ý nghĩa rất quyết định. Hội đồng Phản biện phải có các thành viên đúng chuyên ngành và có tinh thần trách nhiệm. Có thể khẳng định chất lượng của hoạt động phản biện xã hội được quyết định bởi các chuyên gia.

Chia sẻ về hoạt động tư vấn phản biện, GS Phước cho hay đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, hoặc dự án trọng điểm do Liên hiệp Hội chủ trì, Liên hiệp Hội làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là chuyên gia chuyên ngành về các lĩnh vực cần phản biện là Ủy viên Hội đồng. Hội đồng có từ 5 - 7 đến 9 thành viên, và 1 thư ký. Chủ tịch Liên hiệp Hội ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn, phản biện, giám định xã hội.

Tùy theo yêu cầu của từng dự án có 1 chủ tịch hội đồng hoặc có thêm từ 1 đến 2 phó chủ tịch Hội đồng (tùy vào quy mô dự án/công trình). Hội đồng phản biện có trách nhiệm thông qua báo cáo chung, có kết luận rõ ràng về các nội dung cần tư vấn - phản biện. Báo cáo được Chủ tịch Liên hiệp Hội ký trình lên Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố. Thường trực Liên hiệp Hội là tập thể chịu trách nhiệm chính về nội dung báo cáo phản biện; hồ sơ đính kèm báo cáo chung và các báo cáo của từng nhóm chuyên đề.

Đối với các dự án thông thường có quy mô nhỏ, Thường trực Liên hiệp hội giao nhiệm vụ cho đơn vị khoa học công nghệ trực thuộc tổ chức triển khai công tác phản biện. Hiện nay, Liên hiệp hội có 6 đơn vị khoa học công nghệ: Viện Tài nguyên công nghệ và Môi trường; Trung tâm Tư vấn Phát triển, Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Công nghiệp Môi trường, Trung tâm Trọng tài thương mại, Trung tâm Nghiên cứu vùng và đô thị.

Trong năm qua, Liên hiệp Hội đã được lãnh đạo Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm chỉ đạo cho các Sở, Ban, Ngành, quận, huyện trực tiếp giao cho Liên hiệp Hội phản biện khoa học các dự án, công trình có quy mô vừa và nhỏ và kỹ thuật tương đối không phức tạp; Được Ủy ban nhân dân Thành phố cấp kinh phí cho hoạt động Tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Liên hiệp Hội phối hợp tổ chức ký kết chương trình hợp tác với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn (2021 - 2025).

Tuy nhiên, theo GS Phước vẫn còn một số khó khăn như Liên hiệp Hội chưa được tham gia vào các dự án trọng điểm, dự án quốc gia triển khai trong phạm vi Thành phố;

Thời gian cho phản biện 15 ngày làm việc để có kết quả phục vụ cho công tác thẩm định dự án, dự án phức tạp là 30 ngày, không đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ; Kinh phí thù lao cho chuyên gia còn thấp, chưa đáp ứng được công sức của nhà khoa học; Việc đề xuất tham gia tư vấn các dự án, công trình trước khi lập dự án; hoặc tham gia giám định xã hội trong quá trình thi công chưa được chủ đầu tư chấp thuận.

Vì vậy, theo GS Phước có một số kiến nghị như về Phản biện, cần có thời gian từ 30 ngày đến 45 ngày tổ chức phản biện.

Về Giám định xã hội, Liên hiệp Hội cần phải tham gia Giám định xã hội dự án, công trình đã được phản biện, xem trong quá trình thi công có đúng như thiết kế hay không hoặc có thể kịp thời điều chỉnh thiết kế khi phát hiện các sai sót.

Về kinh phí cho hoạt động Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội, trong thời gian tới cần điều chỉnh tăng thêm cho phù hợp với từng vụ việc có nội dung cụ thể cho Tư vấn – Phản biện – Giám định xã hội.

Bài, ảnh: HT

Xem Thêm

Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Tin mới

Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.