Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 12/02/2009 20:49 (GMT+7)

Darwin - biểu tượng lòng kiên nhẫn và tình yêu khoa học

“Nguồn gốc của các chủng loài”(On the Origin of the Species) của Charles Robert Darwin (1809 - 1882) xuất bản lần đầu tiên năm 1859, là một sự kiện lịch sử, 1250 bản in lần đầu tiên đã bán hết sạch nội trong ngày!

Cuốn sách đã làm cả thế giới rúng động, và phá hủy hình ảnh thế giới được nhân loại xem như bất khả xâm phạm từ bao đời, đưa Darwin từ chỗ ẩn cư lên vũ đài khoa học thế giới.

Nhưng để có tác phẩm đó, ông đã phải cần đến 20 năm để đánh giá các điều quan sát của mình thu lượm được trong cuộc hành trình, và sau một thời gian đắn đo trước khả năng quyển sách sẽ “giết chết” nhiều huyền thoại tôn giáo!

Darwinlà ai, con người như thế nào mà làm được những chuyện vĩ đại như thế?

"Tôi thích gây náo động"

Charles Darwin sinh ngày 12/2/1809 tại tỉnh nhỏ Shrewsbury phía Tây nước Anh, trong một căn nhà có tên Mount (núi, vì được xây trên đỉnh một ngọn đồi), là đứa con thứ năm trong sáu anh chị em.

Bố ông là bác sĩ, và rất thành công với tư cách bái sĩ tâm lý. Mẹ ông mất sớm, lúc ông vừa hơn tám tuổi, cũng giống như bố ông cũng mất mẹ sớm lúc lên bốn. Ngay từ nhỏ, ông đã có sở thích đặc biệt về lịch sử tự nhiên và kiên trì những sở thích của mình.

Vào thời gian Darwin sinh ra, phần lớn các nhà khoa học đều nghĩ rằng, các chủng loài sinh vật và thực vật là bất biến, mặc dù đã có những suy nghĩ về sự tiến hóa cho các sinh vật, riêng con người thì không.

Ông nội của Darwin là Erasmus Darwin, cũng như Lamarck, đã giả đoán rằng các sinh vật phát triển lên cao hơn từ các động lực bên trong của chúng.

Erasmus Darwin còn giả thiết rằng các sinh vật phát triển lên cao hơn qua các điều kiện sống cạnh tranh và sự sống còn của các thành viên có sức sống cao, thích nghi hơn. Ngoài sự thừa hưởng tinh thần khoa học của ông nội, Charles Darwin còn thừa hưởng tinh thần bền chí của ông cậu Josiah Wedgwood (và là bố vợ sau này).

“Tôi tìm cách biết tên của các loài hoa, và thu thập tất cả mọi thứ có thể có, sò, con dấu, tem, tiền xu, và đá khoáng. Niềm đam mê thu thập, điều đưa con người trở thành một nhà nghiên cứu tự nhiên một cách hệ thống, một người yêu nghệ thuật hoặc một người hà tiện, đã phát triển rất mạnh trong tôi, và rõ ràng là bẩm sinh, điều các anh chị tôi không có.”

Trong học hành, ông được người ta bảo là chậm chạp, và “Tôi tin rằng, về nhiều phương diện, tôi là một đứa trẻ nghịch ngợm”.

Ông thú nhận rằng “tôi thích bịa ra những chuyện không thật, cốt để gây sự náo động. Chẳng hạn một lần tôi hái nhiều trái cây ngon từ vườn cây của bố tôi và đem dấu chúng trong một bụi rậm. Sau đó tôi chạy đi phao tin rằng tôi đã khám phá được một đống trái cây hái trộm.”

Người "không thờ ơ" với ý nghĩa của khoa học thực nghiệm

Hè 1818 ông đi vào trường lớn của TS Butler tại Shrewsbury và học ở đó 7 năm liền. Ông được kể là người thích đi dạo cô đơn với những suy nghĩ của mình, mặc dù ông không còn nhớ ông suy nghĩ những gì. Ông có cái thú lớn đi câu cá hằng giờ liền bên bờ sông hay hồ.

Trong học hành ông vẫn là một cậu bé bình thường. Ông nhớ lại về thời gian qua ở trường: “Không có gì có thể còn xấu cho sự phát triển của trí óc tôi hơn là cái trường của TS Butler, bởi vì nó rất ư là cổ điển, không dạy cái gì khác hơn là các loại cổ ngữ và một ít địa lý và lịch sử cổ đại. Trường học là một nơi để giáo dục, điều đó đối với tôi là hoàn toàn lạ thường.

Trong cả cuộc đời, tôi hoàn toàn bất lực trong việc học thành thạo một ngoại ngữ.[…] Chỉ có một vui thích duy nhất mà tôi cảm nhận được từ những buổi học tập như thế là vài đoản ca của Horace mà tôi thật sự ngưỡng mộ.”

Rồi ông viết tiếp: “Khi rời nhà trường, tôi không thuộc loại giỏi hay kém ở lứa tuổi đó; và tôi tin rằng tôi được tất cả các thầy và cha tôi xem như một cậu bé rất bình thường, có phần thấp hơn tiêu chuẩn trung bình về mặt trí tuệ là khác.

Tôi cảm thấy nhục nhã sâu sắc khi bố tôi một lần nói với tôi: "Cậu chẳng quan tâm gì khác hơn là săn bắn, chó, và bắt chuột, và cậu sẽ là một sự sĩ nhục cho chính cậu và cho cả gia đình cậu.”

Nhưng bố ông, là người tốt bụng nhất mà ông biết được như ông nói, là người ông yêu mến nhất trong ký ức ông, “có lẽ đã giận dữ và có phần không công bằng với tôi khi ông dùng những từ như thế.”

Nhìn lại tư chất của ông trong thời gian ngồi ghế nhà trường, ông nhận định “những đặc tính duy nhất của giai đoạn này, những cái đem lại sự hứa hẹn cho tương lai, đó là ông có được nhiều sở thích khác nhau được phát triển mạnh mẽ cũng như nhiệt tâm cho tất cả những gì ông có cơ hội quan tâm đến, và có niềm vui sôi nổi khi hiểu được một đề tài hay một đối tượng phức tạp nào đó.”

Ông rất thích thú khi được thầy giáo tư dạy những phần chứng minh hình học euclid một cách sáng sủa, hay được cắt nghĩa về nguyên lý thước chạy của khí áp kế.

"Từ lúc thiếu thời tôi có mong muốn mãnh liệt nhất, là hiểu và giải thích được bất cứ cái gì tôi quan sát thấy, nghĩa là xếp được tất cả những dữ kiện được vào các định luật phố quát nào đó.

Trong chừng mực tôi có thể phán đoán được, tôi không tuân theo sự lãnh đạo của người khác một cách dễ dàng và mù quáng.

Tôi luôn luôn nỗ lực giữ cho tinh thần mình được tự do, để có thể từ bỏ bất cứ giả thuyết nào cho dù tôi có yêu thích nó tới đâu khi có những chứng cứ đi ngược lại nó".

Charles DARWIN

Về những sở thích khác độc lập với khoa học, ông đọc nhiều loại sách, có thể ngồi hàng giờ và đọc các vở kịch lịch sử của Shakespeare, thường tại một cửa sổ trong những bức tường của trường học.

Ông cũng đọc những tác phẩm thi ca của Thomson, Byron và Scott. “Tôi nhắc những điều này bởi vì sau này, một điều đáng tiếc cho tôi, tôi mất hết niềm vui về tất cả các loại thi ca, kể cả Shakespeare.”

Ông đọc đi đọc lại quyển “Những điều kỳ diệu của thế giới” từ một người bạn học. Có lẽ quyển sách này lần đầu tiên đã làm nảy nở ở ông ao ước muốn đi đến những vùng xa xôi. Ông tiếp tục sưu tầm đá khoáng, đi săn và sưu tầm côn trùng và trứng chim, nhưng ông chỉ lấy một trứng từ mỗi tổ.

Gần cuối thời gian học, ông được phép tham gia vào các thí nghiệm hóa học với người anh Erasmus trong một phòng thí nghiệm tự tạo trong nhà kho dụng cụ trong vườn của nhà bố mẹ. Sinh hoạt đó đã giúp ông đọc tỉ mỉ nhiều sách hóa học và học được cách chế tạo được khí và nhiều loại hợp chất.

“Đó là phần tốt nhất của giáo dục đối với tôi trong thời gian ở nhà trường, bởi vì nó cho tôi thấy cụ thể ý nghĩa của khoa học thực nghiệm.”

Việc này đến tai ngài hiệu trưởng Butlerkhiến Darwin bị khiển trách công khai, yêu cầu ông bỏ những việc làm vô bổ đó, và gọi ông là “người thờ ơ”.

"Không ai rời được một tấc con đường ông cho là đúng đắn"

“Chuyến đi trên tàu Beagle là sự kiện quan trọng nhất trong đời tôi và đã quyết định cả sự nghiệp của tôi”
“Chuyến đi trên tàu Beagle là sự kiện quan trọng nhất trong đời tôi và đã quyết định cả sự nghiệp của tôi”

Mùa thu 1825, khi thấy cậu học sinh Charles chẳng học hành gì tốt, ông bố có quyết định “khôn ngoan”, như Darwin bảo, kéo ông sớm ra khỏi trường của TS Butler để gửi ông lên Đại học Edinburgh với mục đích học y khoa, cùng với anh ông, nơi mà bố và ông nội ông đã biết tiếng tăm về khoa học.

Đại học này được thành lập năm 1582 và đã có thời kỳ cực thịnh về khoa học và y khoa ở thế kỷ 18. Nhưng đó là quá khứ.

“Các bài giảng là cực kỳ buồn tẻ”trừ bài giảng về hóa của GS Hope, một học trò của Lavoisier cà Dalton .

Ông chứng kiến hai cuộc phẫu thuật, lúc bấy giờ chưa có thuốc gây mê, phải bỏ đi không thể nào xem tiếp và quyết định không tiếp tục ngành này nữa.

Ông tin rằng bố ông sẽ có đủ gia tài chia cho ông để có một cuộc sống tương đối đàng hoàng và trở thành một nhà nghiên cứu khoa học độc lập.

Ông chuyển qua quan tâm hơn về các môn khoa học khác, giao du kết bạn với những người yêu khoa học, trong các lãnh vực địa chất, động vật học, và thực vật học, tham gia các chuyến đi nghiên cứu dã ngoại.

Ông thích thú gia nhập “Hội Plinius” (được thành lập năm 1823 bởi Robert Jameson theo tên của một nhà văn và nghiên cứu tự nhiên của Rom), một sân chơi của các sinh viên nghiên cứu và thảo luận về các đề tài khoa học.

Ông có hai phát hiện bằng mắt thường, một về trứng của một loại sinh vật rêu lá, và một về trứng của một loại sinh vật nước nhỏ, nhưng cả hai thực ra chuyển động được và đều là ấu trùng.

Ông trình bày tại Hội Plinius. Những khám phá đầu tiên này làm ông càng phấn khởi trong nghiên cứu khoa học.

Ông được gia nhập The Royal Society (Hàn lâm viện Anh này đã vinh danh ông năm 1864 với Huân chương-Copley, và từ 1890 tặng thưởng Huân chương-Darwin như một giải đặc biệt).

Lần đầu tiên ông nghe TS R.Grant thuyết minh say sưa về những ý tưởng của Lamarck về sự biến đổi các giống loài, nghe trong một sự “ngạc nhiên lặng thinh”.

Ông nhớ lại những ý tưởng này lúc đó không có ảnh hưởng gì lên ông trực tiếp, nhưng chắc chắn sau này nó sẽ làm cho sự phát triển các ý tưởng của ông về nguồn gốc các chủng loài thuận lợi hơn.

Những kỳ đi săn bắn vào mùa hè tại Maer nơi gia đình ông cậu ông, Jos (Josiah Wedgwood), và những buổi chiều ở đó đã để lại cho ông những cảm xúc sâu sắc.

Cuộc sống ở đó hoàn toàn tự do, và cảnh vật rất đẹp, thích hợp cho đi dạo cũng như cho cỡi ngựa. Buổi tối có những cuộc trò chuyện dễ chịu, và âm nhạc. Ông săn bắn say sưa và làm một nhật ký về chim. Săn nhiều đến nỗi ông phải thấy cắn rứt lương tâm, mặc dù ông tự thuyết phục rằng đó cũng là hoạt động trí óc.

“Không gì để lại một hình ảnh sống động hơn trong tâm hồn tôi bằng nhưng buổi tối ở Maer. Tôi bám theo ông cậu Jos tôi với tình yêu và sự ngưỡng mộ sâu sắc; ông ấy ít nói và nhún nhường, cho nên người ta nhìn ông với một sự rụt rè tôn kính; đôi khi ông nói chuyện với tôi rất cởi mở và tự do.

Ông là típ người thẳng thắn với những ý kiến sáng sủa nhất. Tôi tin rằng không có quyền lực nào trên quả đất có thể khiến ông rời khỏi dù một tấc con đường ông cho là đúng đắn.”

" Không gì làm tôi vui như ... sưu tầm sâu bọ"

Bố của Darwin thấy việc học y khoa không xong, một lần nữa muốn cãi thiện đường học vấn của con mình nên quyết định cho con học…thần học để là mục sư!

Tuy nghề này không nằm trong truyền thống của gia đình vốn gồm bác sĩ, luật sư và nhà giáo, nhưng cũng không phải là tồi. Bởi vì nghề mục sư vẫn còn chừa lại khá nhiều thời gian và thời ấy không thiếu những mục sư nghiên cứu khoa học như một "hobby" (sở thích).

Thế là Darwinđược gửi đến đại học Cambridge, có một căn phòng tại Christ College , để học làm mục sư. Đây là đại học rất lâu đời và nổi tiếng, được thành lập từ thế kỷ 12.

Sau này ông nghĩ lại về quyết định học thần học: “Khi tôi nghĩ đến việc tôi bị những người chính thống (tôn giáo) tấn công dữ dội như thế nào, thì việc tôi mong muốn trở thành mục sư là buồn cười.”

Nhưng rồi “Trong thời gian 3 năm ở Cambridge, thời gian của tôi cũng hoàn toàn bị phung phí như ở Edinburgh và trong trường học”.

Ông tự học là chính, và cuối cùng cũng thi đậu “một cách dễ dàng”. “Không có công việc nào ở Cambridge được theo đuổi một cách nhiệt tình, và không công việc gì làm tôi vui nhiều như việc sưu tầm bọ.

Để có một bằng chứng về nỗi đam mê này, ông kể một trải nghiệm sau đây: “Một ngày nọ khi bốc một miếng võ cây già ra, tôi thấy hai con bọ hiếm trong đó và bắt ngay mỗi chú vào một tay. Thình lình một chú bọ thứ ba xuất hiện, cũng là một giống mới. Vì không chịu nổi để mất, tôi liền bỏ chú bọ bên tay phải vào miệng. Rất tiếc nó tiết ra một dịch vị làm cay lưởi quá, buộc tôi phải phun nó ra; chú đó mất, và cả chú thứ ba cũng bị mất luôn.”

Trong thời gian ở Cambridge , hè ông đi sưu tầm bọ, thu ông đi săn. “Ba năm ở Cambridge là ba năm vui thú nhất của cuộc đời hạnh phúc của tôi; vì lúc đó tôi có sức khỏe tốt nhất, và cũng gần như ở trong tâm trạng tốt nhất.”

Lộ trình của Darwin với tàu Beagle

“Một người có ảnh hưởng hơn ai hết lên cả sự nghiệp”của Darwin là GS Henslow, nhà thần học vừa là giáo sư thực vật học. Trong vòng nửa thời gian cuối ở Cambridge ông đã dành phần lớn thì giờ để đi dạo dài hơi với Henslow.

Ông này có kiến thức rộng về không những thực vật học, mà còn cả về côn trùng học, hóa học, khoáng vật học và địa chất học, và có biệt tài suy luận, rút ra được kết luận từ những quan sát li ti, điều mà sau này Darwin sẽ áp dụng.

Một nhân vật thứ hai có ảnh hưởng quan trọng lên Darwinlà Adam Sedgwick, GS địa chất học tại Cambridgevà là bạn tuổi bố của Darwin .

Ông này đã chứng minh cho Darwinthấy rằng “Khoa học là sự tổng hợp lại của các dữ kiện, để có thể suy ra từ đó các định luật phổ quát hay kết luận”như Darwin nhận định. Đó cũng là con đường Darwin sẽ đi.

Darwin năm 1840 (Ảnh: darwin-online.org.uk)
Darwin năm 1840 (Ảnh: darwin-online.org.uk)
Năm cuối ở Cambrigde ông đọc quyển sách của Alexander von Humboldt “Kể chuyện cá nhân”(personal narative) về các cuộc thám hiểm thế giới với sự chú ý và thích thú lớn.

“Cuốn sách này và cuốn sách của Sir J. Herschel " Nhập môn nghiên cứu triết học tự nhiên"(Introduction to the Study of Natural Philospophy) đã đánh thức trong tôi mong ước cháy bỏng có được một đóng góp, cho dù đó là khiêm tốn nhất, cho tòa nhà cao cả của khoa học. Không một quyển sách nào khác, hoặc cả chục quyển sách khác, có một tác dụng như thế lên tôi như hai quyển sách trên.”

Ông suy nghĩ thật sự nghiêm túc và hỏi thăm khả năng tàu đi biển. Chuyến tàu Beagle sắp tới đã đáp đúng ý nguyện ông lúc đó.

"Khi vừa về đến nhà từ chuyến đi nghiên cứu dã ngoại ở Nordwales, tôi tìm thấy thư của Henslow thông báo rằng thuyền trưởng Fritz-Roy sẳn sàng nhường một phần của cabin riêng của ông cho một người trẻ tuổi thích cùng đi với ông trên con tàu Beagle với tư cách là một nhà nghiên cứu khoa học tự nguyện mà không ăn lương.”

Darwinliền chớp ngay cơ hội này. Nhưng ông bố quan ngại, và thật hạnh phúc cho ông biết bao, khi ông bố nói thêm về điều kiện: “Nếu cậu có thể tìm được một người có lý trí lành mạnh khuyên cậu nên đi, thì tôi sẽ cho phép cậu đi.” Và người có “lý trí lành mạnh” kia để khuyên nên cho Charles Darwin đi không ai khác hơn là ông cậu Jos của Darwin .

Ngày 27/12/1831 Darwin lên đường cùng với chiếc tàu lịch sử Beagle cho một cuộc hành trình kéo dài 5 năm, đi qua các nơi Cape Verde Islands, Brazil, Tierra del Fuego, các đảo Falken, Achentina, Chile, các đảo Galapagos, Tahiti, Tân Tây Lan, Úc, Tasmania, Mauritius, Cape town…

“Chuyến đi trên tàu Beagle là sự kiện quan trọng nhất trong đời tôi và đã quyết định cả sự nghiệp của tôi….Tôi luôn cảm nhận, rằng tôi phải cám ơn chuyến đi cho sự giáo dục và rèn luyện trí tuệ tôi. Tôi được dịp chú ý bao quát nhiều ngành lịch sử tự nhiên, và qua đó đã nâng cao năng lực quan sát của tôi, mặc dù nó đã phát triển tốt.”

Ông cho đó là “cuộc đời thứ hai” của ông, và ngày ra khơi sẽ là “ngày sinh nhật thứ hai”. Tuy nhiên, ông phải chiến đấu ghê lắm với say sóng, với nỗi nhớ nhà day dứt, và cuộc sống chật hẹp trên chiếc tàu; nếu không luôn có tiến bộ mới khoa học mang lại niềm vui, chắc chắn ông không chịu nổi cuộc hành trình 5 năm.

Tiếng nổ của" Nguồn gốc của các chủng loài”

Cuốn sách “Nguồn gốc của các chủng loài”được xuất bản thì Darwin cũng vừa 50 tuổi. Cũng như Copernice trước đó hay Einstein sau này đã nhận ra các quy luật của các vì sao và vũ trụ, Darwin đã nhận ra quy luật cơ bản cũa thế giới sống.

Ông kết luận cuốn " Nguồn gốc của các chủng loài"bằng những lời lẽ như sau: “Từ cuộc chiến đấu của thiên nhiên, từ đói khổ và chết chóc, đã trực tiếp nảy sinh ra cái cao nhất mà chúng ta có thể hình dung được: sự sinh ra các sinh vật luôn luôn cao hơn, hoàn thiện hơn.

Đó quả là một cái gì cao cả trong cái nhìn về cuộc sống, rằng Tạo hóa đã thổi cái mầm của tất cả sự sống quanh ta vào một ít hình thái hoặc một hình thái duy nhất, và rằng, trong khi hành tinh này quay tròn theo định luật cố định của hấp lực, thì từ một cái ban đầu đơn giản như thế đã hình thành vô số hình thái đẹp nhất và kỳ diệu nhất.”

Cuốn sách gây ra một cơn bảo với vô số tranh cãi dữ dội, nhất là từ phía nhà thờ.

Trong một lần họp của British Association for Advancement of Science (Hội Anh về Tiến bộ khoa học) vào tháng 9 năm 1860 tại Oxford, dưới sự chủ trì của GS Henslow, đã có một cuộc xung đột dữ dội giữa Giám mục Samuel Wilberforce và Thomas Huxley, một trong những người ủng hộ kiên quyết thuyết tiến hóa của Darwin.

Darwinvì lý do sức khỏe không có mặt. Wilberforce đã đẩy bài diễn thuyết của mình lên đỉnh cao của sự căng thẳng bằng câu hỏi, ngài Huxley có dửng dưng hay không nếu ngài có một chú khỉ là ông tổ của mình.

Huxley đã nhanh trí trả lời: “Nếu câu hỏi được đặt ra cho tôi, rằng tôi thích chấp nhận một con khỉ tồi tàn làm ông tổ, hơn là chấp nhận một con người cực kỳ thông minh qua thiên nhiên, có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn, nhưng con người ấy sử dụng những năng lực và ảnh hưởng của mình để mang trò hề vào cuộc thảo luận khoa học. Tôi không do dự xác nhận sự ưu ái của tôi cho chú khỉ kia.”

Từ 1862 Huxley diễn thuyết đại chúng tại đại giảng đường của Viện địa chất và từ 1866 có các “Bài giảng tối chủ nhật” được đông đảo người đến nghe, và có cả “2000 người không còn chỗ”. Các Mác cũng là một trong những người cùng với gia đình đến nghe.

Darwincho rằng cá nhân mình không phải là típ người thông minh đặc biệt, mà rất bình thường, chỉ có lòng kiên nhẫn và tình yêu đối với khoa học là quyết định.

Ông nói: “Tình yêu khoa học – Lòng kiên nhẫn không giới hạn để suy nghĩ dài hơi về một đề tài nào đó. Sự siêng năng trong quan sát và sưu tập và một mức độ bình thường của óc sáng tạo cũng như của lý trí lành mạnh. Với những khả năng vừa phải như thế, như những điều tôi có, thì thật là điều đáng ngạc nhiên, rằng tôi đã ảnh hưởng được dư luận của các nhà khoa học về vài vấn đề quan trọng ở mức độ đáng kể.”

Một người nữa cũng có những nhận xét tương tự như thế về tài năng của mình, đó là Albert Einstein.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.