Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 03/07/2012 21:09 (GMT+7)

Đặc điểm khí hậu - khí tượng thủy văn khu vực Hải Phòng

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm khu vực dự án đạt 23,3 0C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng VII đạt 29,0 0C tại Hòn Dấu và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng I đạt 16,3 0C tại Phù Liễn.

Nhiệt độ tối cao đạt 41,5 0C vào tháng V/1914 tại Phù Liễn; 38,6 0C vào tháng VII/1968 tại Bạch Long Vĩ.

Xu thế biến đổi của nhiệt độ tăng trong các thập kỷ gần đây. Tại Phù Liễn nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1981-1990 tăng 0,10 OC so với thời kỳ 1961-1970, 1971-1980. N hiệt độ trung bình thời kỳ 1991-2000, 2001-2008 tăng 0,3 OC so với thời kỳ 1981-1990.

Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 86-86%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất đạt 90-91% vào các tháng cuối mùa đông khi có mưa phùn ẩm ướt và đạt 86-88% vào các tháng VII, VIII khi có mưa. Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất vào các tháng XI, XII khi có gió mùa đông bắc khô hanh thổi về nhiều đợt.

Bốc hơi

Bốc hơi piche năm trung bình nhiều năm đạt 709mm tại Phù Liễn, 839 mm tại Hòn Dấu, 1461 mm tại Bạch Long Vĩ. Những trạm thuộc các đảo có lượng bốc hơi nhiều hơn do có tốc độ gió trung bình năm lớn. Trong năm lượng bốc hơi tháng trung bình đạt cao nhất vào tháng VII. Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất xảy ra vào tháng III khi có mưa phùn ẩm ướt trời u ám và nhiều mây.

Chế độ mưa

Tổng lượng mưa trung bình năm 1970 đến năm 2002 là 1484 mm, trong đó lượng mưa lớn thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Tháng 8 là tháng có tổng lượng mưa trung bình lớn nhất khoảng 335 mm, tháng 1 là tháng có tổng lượng mưa trung bình nhỏ nhất khoảng 18mm. Tổng lượng mưa trung bình trong mùa mưa là 1281,8mm, tổng lượng mưa trung bình mùa khô là 202mm. Tổng lượng mưa năm lớn nhất là 2298mm ( năm 1973). Trong mùa mưa, tháng 8 là tháng có số ngày mưa lớn nhất khoảng 22 ngày. Số ngày mưa trung bình năm là 116 ngày. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được là 320,5 mm (ngày 14/7/1992).

Dông

Khu vực Hải Phòng, dông thường xuất hiện với tần suất đáng kể bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 10. Trong những tháng này, trung bình mỗi tháng số ngày có dông là 6 ngày. Các tháng còn lại trong năm số ngày có dông thường rất ít. tổng số ngày có dông từ năm 1970 đến năm 2002 là 2008 ngày, trung bình hàng năm có 60 ngày dông tương đương 2 tháng xuất hiện dông.

Chế độ gió

Theo tài liệu gió tại Hòn Dấu từ năm 1997 đến năm 2002 cho thấy gió có tốc độ lớn nhất đo được là 40m/s xuất hiện vào tháng 6 năm 1989 hướng Nam và Tây Nam (S, SW); tháng 7 năm 1977 theo hướng Bắc Tây Bắc và tháng 7 năm 1980 theo hướng Nam, Đông Nam, nhìn chung vào tháng 6; 7; 8 thường có gió mạnh.

Dựa vào gió đo thực đo đã tính tần suất tốc độ và hướng gió vẽ hoa gió tổng hợp các tháng và năm. Nhìn vào hoa gió tổng hợp cho thấy gió chủ yếu ở tốc độ gió từ 0,1-8,9 m/s. Gió thịnh hành nhất là hướng Đông với tần suất chiếm 29,55%; Gió hướng Bắc chiếm 14,71%; Gió lặng chiếm 4,97%. Các tháng từ tháng 11 đến tháng 4 gió thịnh hành hướng Đông và hướng Bắc, tháng 6 và tháng 8 gió thịnh hành hướng Nam và Đông Nam. Gió tại Hòn Dấu phần lớn có tốc độ từ 1 đến 9m/s, tốc độ từ 9m/s trở lên chiếm rất ít.

Chế độ bão và áp thấp nhiệt đời

Trung bình mỗi năm Hải Phòng chịu ảnh hưởng của 35 cơn bão hoặc ATNĐ (Bình quân cả nước 67 con bão/năm) trong đó từ 12 con bão hoặc ATNĐ đổ bộ trực tiếp gây thiệt hại về công trình, đê điều và dân sinh. Bão và áp thấp đổ bộ thường kèm theo mưa lớn và nước dâng gây ngập lụt vùng cửa sông ven biển.

Một số cơn bão lớn trong lịch sử đã gây thiệt hại lớn về đê điều và dân sinh kinh tế cho thành phố Hải Phòng như sau:

Bão Kate ngày 26/09/1988 sức gió mạnh cấp 12 gặp triều cường gây vỡ 158 đoạn đê biển.

Bão Wendy ngày 27/07/1968 có gió mạnh cấp 12.

Bão Vera ngày 18/07/1983 có gió mạnh cấp 12

Các cơn bão lớn cấp 11, 12 đã xảy ra vào tháng 9/1956, tháng 9/1958, tháng 8/1983, tháng 9/1986, tháng 6/1992.

Mưa trong bão chiếm tỷ lệ 40% tổng lượng mưa năm, lượng mưa 24 giờ lớn nhất đạt 420 mm (22/09/21927), lượng mưa 03 ngày lớn nhất đo được từ 6-8/08/1995 đạt 800mm tại An Hải, 728 mm tại Thủy Nguyên.

Trong năm 2005 có 03 cơn bão rất mạnh đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Ninh tới Nghệ An, Hải Phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nên chịu thiệt hại nặng nề về dân sinh kinh tế và hệ thống công trình thuỷ lợi như đê điều. Diễn biến của các cơn bão như sau:

Bão số 2 năm 2005 (Washi) ngày 31/05/2005: bão số 2 đã đổ bộ vào khu vực phía đông bắc bộ trong đó có Hải Phòng với sức gió mạnh cấp 9,10 giật cấp 11. Thời điểm bão đổ bộ vào trùng với thời kỳ triều cường lúc 11 giờ, mực nước triều tại Hòn Dấu là 2,9m gây nước dâng rất lớn ở khu vực ven biển và cửa sông, với chiều cao sông lớn nhất đo được vào lúc 13 h là 3,60m. Hướng gió bão chủ yếu là hướng gió Đông nam thổi trực diện vào bờ biển kết hợp với nước dâng rất cao. Các trị số mực nước tại các trạm thuỷ văn đạt mức lịch sử. Bão số 2 gây thiệt hại cho các tuyến đê biển Cát Hải đê biển cấp I, II.

Bão số 6 năm 2005 Vicente: Bão đổ bộ trực tiếp tới Hải Phòng, trên đất liền có gió cấp 8 cấp 9 giật cấp 10. Sóng lớn, thuỷ triều và nước dâng do bão đã duy trì trong thời gian từ 10h tới 22h tương ứng với mực nước thủy triều ở Hòn Dấu từ 2,2 tới 3,0m. Bão số 06 gây thiệt hại nặng nề cho các tuyến đê biển vừa khôi phục sau cơn bão số 2.

- Bão số 7 (Damrey): Bão đổ bộ vào Hải Phòng lúc 9h ngày 27/09, bão số 7 trực tiếp đổ bộ vào Hải PHòng gây gió mạnh cấp 9, cấp 10 giật trên cấp 10. Bão kết hợp với triều cường (Hmax tại Hòn Dấu 3,2m) gây nước dâng lớn ở vùng cửa sông uy hiếp nghiêm trọng tới hệ thống đê biển và đê cửa sông.

Đặc điểm thủy hải văn

Mực nước triều

Khu vực Hải Phòng chịu ảnh hưởng rất mạnh của thuỷ triều. Thủy triều ở đây thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, trong tháng có khoảng 25 ngày có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng, độ lớn triều ở đây thuộc loại lớn, khoảng 3m đến 4m vào thời kỳ triều cường.

Một số đặc trưng thuỷ triều thực đo quan trắc được (trạm Hòn Dấu - hệ cao độ Hải đồ):

- Mực nước triều cao nhất: +4,21m (22/10/1995)

- Mực nước triều thấp nhất: -0,03m (2/1/1991)

- Mực nước có suất bảo đảm 1% mực nước giờ quan trắc được: +3,75m

- Mực nước có với suất bảo đảm 99% mực nước giờ quan trắc được: +0,8m

Mực nước có với suất bảo đảm 50% quan trắc được: +2,25m

Mực nước thấp nhất ứng với suất bảo đảm 4% quan trắc được: -0,3m

Chế độ sóng

Sóng ở vùng biển Hải Phòng có hướng chính tập trung là Đông, Đông Nam và Nam. Độ cao sóng thay đổi theo mùa, tuỳ thuộc vào hướng gió và cường độ gió thổi.

Trong thời kỳ mùa đông (tháng XII – III):Ngoài khơi các hướng sóng thịnh hành là Đông Bắc (61%), Đông (15%) và ven bờ là Đông (34%), Đông Nam (22%), Đông bắc (11%) với độ cao sóng trung bình 1,2m ở ngoài khơi, 0,8m ở ven bờ; độ cao sóng cực đại có thể tới 6m ở ngoài khơi và 3,5 m ở ven bờ.

Trong thời kỳ mùa hè (tháng VI- IX):các hướng sóng thịnh hành ngoài khơi là Nam, Đông Nam, Đông với tần suất tổng cộng dao động từ 40 – 75%, trong đó hướng sóng Nam chiếm tần suất cao nhất (37%); ngược lại vùng ven bờ hướng sóng chính là Đông Nam với tần suất chiếm trung bình 24%. Độ cao sóng trung bình ngoài khơi 1,2 – 1,4m và ven bờ 1,0-1,2m; Độ cao lớn nhất ngoài khơi 7,0-9,0m và ven bờ 4,0-5,0m.

Dòng chảy

Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy tại vùng biển nghiên cứu dòng chảy có hướng chủ đạo là hướng Nam (tháng 4) và hướng Đông (tháng 7). Tuy có khác nhau về hướng trong cả hai đợt khảo sát nhưng cùng nằm trong cung của hướng dòng chảy tách bởi giới hạn từ hướng SE đến hướng S. Tốc độ của dòng chảy có xu thế giảm dần từ tầng mặt đến tầng đáy.

Độ mặn của nước biển

Trong khu vực nghiên cứu độ mặn xảy ra trong kỳ từ 1970 đến 2002 là 3,35. Độ mặn trung bình là 1,99. Tại đây do ảnh hưởng của dòng chảy sông nên trong mùa mưa độ mặn giảm đi nhiều trung bình 0,62; có lúc độ mặn bằng không.

Nhiệt độ nước biển

Theo số liệu đo đạc liên tục từ năm 1970 đến 2002 tại Hòn Dấu cho thấy nhiệt độ trung bình của nước biển là 22,2 OC. Nhiệt độ cao nhất là 35 OC và nhiệt độ thấp nhất là 6,20 OC. Các tháng mùa hè có nhiệt độ cao nhất (từ 27 OC đến 35 OC). Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất dao động trên dưới 18,5 OC.

Chế độ thủy triều và nước dâng

Thủy triều khu vực dự án mang đặc trưng điển hình của chế độ thủy triều ven bờ vịnh Bắc bộ đó là chế độ nhật triều tương đối thuần khiết với biên độ dao động lớn. Thông thường trong ngày xuất hiện một đỉnh triều và một chân triều. Một tháng có 2 kỳ nước lớn với biên độ dao động mực nước từ 2-4m, mỗi kỳ kéo dài 12-13 ngày. Ở thời kỳ nước kém tính chất nhật triều giảm đi rõ rệt, ngược lại tính chất bán nhật triều tăng lên, trong ngày xuất hiện 2 đỉnh triều và 2 chân triều.

Nước dâng do bảo: Hầu hết các cơn bão đổ bộ vào Hải Phòng đều rơi vào thời kỳ nước triều thấp hoặc trung bình. Theo tài liệu quan trắc trong vòng 40 năm từ năm 1953-1993 chỉ có 1-2 lần vào ngày 26/7/1955 và trong cơn bão số 7 năm 1968 rơi vào lúc triều cường. Tuy nhiên các trận bão hàng năm đều có thể gây ra nước dâng lên dưới 1m tần suất 88% (theo Viện Cơ học Viện Khoa học Việt Nam).


Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.