Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 18/06/2009 15:16 (GMT+7)

Con trâu trong nền văn hoá ViệtNam

Dưới đây xin điểm lại những “dấu ấn văn hoá” của loài trâu bò nói chung (thực ra người Trung Hoa dùng chữ “ngưu” để chỉ chung trâu bò. Khi cần phân biệt rõ, trong tiếng Hán con trâu được gọi là: thuỷ ngưu” còn con bò là “hoàng ngưu”.

1. Thành ngữ, tục ngữ

- Bò béo đổi bò gày: Sự trao đổi thua thiệt.

- Bò chết chẳng khỏi rơm thui: lẽ thường tình.

- Bò lang chạy vào Làng Bo; Cá đối nằm trong cối đá: Câu đối kiểu nói lái (Làng Bo nay thuộc thành phố Thái Bình).

- Bò què tháng sáu: hoàn cảnh cơ nhỡ.

- Con trâu là đầu cơ nghiệp: Điểm tựa khởi nghiệp của nhà nông Việt Nam .

- Con trâu đi trước, cái cày đi sau: Thân phận của nhà nông Việt Nam .

- Con trâu sắt: Cụm từ chỉ cái máy cày, xuất hiện từ khoảng thập niên 60.

- Cổ cày vai bừa: Sự vất vả của loài trâu bò.

- Cơm no, bò cưỡi: Phê phán thói hưởng lạc.

- Cưa sừng làm nghé: Chế diễu người đã đứng tuổi cố tình tỏ vẻ trẻ trung không phải lối.

- Cười như nghé ngọ: Chế diễu tính vô duyên.

- Đàn gảy tai trâu: Chê bai người không có khiếu thẩm mĩ.

- Đầu bò đầu bướu: Chỉ những người bướng bỉnh, gai ngạnh.

- Đầu trâu mặt ngựa: Chỉ loại người lưu manh, côn đồ.

- Đuôi trâu không bằng đầu gà: Người có chức vị nhỏ cũng còn hơn nhiều người thường.

- Kiếp trâu kiếp chó: Kiếp sống vất vả, cực khổ của kẻ tôi tớ

- Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu: kinh nghiệm sống ở thôn quê.

- Làm rể chớ nấu thịt trâu, làm dâu chớ đồ xôi lại: kinh nghiệm đối xử của lớp con dâu, con rể trong gia đình.

- Làm thân trâu ngựa: Kiếp sống vất vả, cực khổ của kẻ tôi tớ.

- Lơ ngơ như bò đội nón: Chế diễu người quê kệch.

- Lúa Đồng Ngâu, trâu Yên Mỹ: Sản vật được chăm sóc đặc biệt (xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội có nhiều đồng cỏ tốt lại có tục kiêng giết trâu nên đàn trâu ở đây đông và béo khoẻ).

- Máu bò cũng thể tiết dê: Sự tương đồng của các sự vật.

- Mồm bò, không phải là mồm bò mà lại là mồm bò: Câu đối mẹo về con ốc.

- Ngăm ngăm da trâu nhìn lâu mới đẹp: Đùa vui những cô gái có nước da ngăm đen.

- Ngu như bò: Cụm từ mắng kẻ dốt nát (oan cho loài bò).

- Ngưu Lang, Chúc Nữ: Cảnh vợ chồng sống xã cách.

- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã: Những kẻ xấu thường tụ tập với nhau.

- Như vũng trâu đầm: đảm đất thấp, bị nhiều người xéo qua.

- Ổ trâu, ổ gà: Tình trạng xấu của mặt đường

- Phường lái trâu: Cụm từ chỉ những kẻ hay lừa đảo.

- Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng: Con gái đầu thường đỡ đần mẹ cha nhiều công việc.

- Sáng tai họ, điếc tai cày: Phê phán kẻ ham chơi, không ham làm (“họ” là tiếng kêu báo cho con trâu ngừng lại để nghỉ).

- Tậu trâu xem sừng, xem khoáy: Kinh nghiệm chọn giống.

- Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu: Cần chủ động lo công việc của mình.

- Trăm trâu cũng một công chăn: Lời khuyên về tổ chức lao động.

- Trâu béo kéo trâu gày: người khoẻ giúp đỡ người yếu.

- Trâu bò đi bít tất: Chễ diễu người quê kệch.

- Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông: Dịp ăn uống thả cửa ít khi có.

- Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết: Dân lành kẻ yếu thế bị vạ lây trước sự tranh giành quyền lực của tầng lớp trên.

- Trâu bò ở với nhau được lâu: Người cùng cảnh ngộ dễ thông cảm với nhau.

- Trâu buộc ghét trâu ăn: Phê phán thói hay kèn cựa, ganh tỵ.

- Trâu cày ghét bò buộc: ý như câu trên.

- Trâu cày, ngựa cưỡi: Sử dụng kẻ dưới đúng sở trường.

- Trâu cật (kiệt) gặp quạ cũng né: thân phận kẻ kém thế, yếu sức.

- Trâu cổ cò, bò cổ lải: Kinh nghiệm chọn giống.

- Trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò: Phê phán thói thờ ơ

- Trâu chậm uống nước đục: không theo kịp thời cơ thì thiệt thòi.

- Trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn cỏ héo: ý như câu trên.

- Trâu dong, bò dắt: cách thức chăn dắt hợp với tập quán loài vật.

- Trâu đạp cũng chết, voi đạp cũng chết: Hoàn cảnh hiểm nguy không có lối thoát.

- Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà: Lời phê phán thói hạch sách vòi ăn của thợ máy cày, xuất hiện khoảng thập niên 60 – 70

- Trâu đi tìm cọc, cọc không đi tìm trâu: Khuyên người con gái nên giữ ý, nhường thế chủ động cho người con trai khi trao duyên.

- Trâu đồng sâu, bò bãi cạn: Sử dụng kẻ dưới đúng sở trường.

- Trâu ghẻ, nghé cạt (kiệt): Sức lao động bị bào mòn, suy kiệt.

- Trâu hay ác thì trâu vạc sừng: Gieo gió thì gặt bão.

- Trâu ho bằng bò rống: Đàn ông thường khoẻ hơn đàn bà.

- Trâu hoa tai, bò gai sừng: Kinh nghiệm chọn giống.

- Trâu khát nước chẳng lọ đè sừng: Khi đói khát phải chịu luỵ người.

- Trâu lành không ai mặc cả: Vật tốt được đánh giá đúng.

- Trâu lăn, bò ngả, chó bả nằm sương: Phê phán thói tham ăn tục uống, mất vệ sinh.

- Trâu mạnh trâu được, cỏ mạnh cỏ được: Lẽ đấu tranh sinh tồn.

- Trâu ngã, lắm kẻ cầm dao: Phê phán thói giậu đổ bình leo.

- Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt: Kinh nghiệm chọn giống

- Trâu qua sá, mạ qua thì: Tuổi tác nhiều, thời cơ qua

- Trâu Quý Tỵ: Người có cơ hội vẫy vùng (năm Quý Tỵ ở miền Bắc thường có con nước to).

- Trâu ra, mạ vào: Những thời điểm canh tác

- Trâu ta ăn cỏ đồng ta: Lời khuyên trai gái khi lập gia đình nên chọn người cùng quê.

- Trâu tóc chóp, bò mũ mán: Kinh nghiệm chọn giống

- Trâu tơ cũng bằng bò khoẻ: Đàn ông thường khoẻ hơn đàn bà.

- Trâu trắng đến đâu, mất mùa đến đấy: Điềm gở theo quan niệm mê tín ngày xưa.

- Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu: Lời khen ngợi sức khoẻ.

- Tức như (bị) bò đá: Niềm tức tối khó giãi bày

- Yếu trâu hơn bò khoẻ: Người đàn ông dù không cường tráng cũng có sức hơn người đàn bà xốc vác.

2. Ca dao

- Ăn cơm với cáy thì ngáy o o

Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy

- Ba vợ, bảy nàng hầu

Đêm nằm chuồng trâu, gối bằng chổi.

+ Chú Cuội ngồi gốc cây đa

Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời.

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên…

+ Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng chín tháng chín, chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mồng chín tháng chín, thì về chọi trâu

+ Sá chi một khúc thịt bò

Ba tô gạo lứt, anh xô tôi hoài

+ Tìm em như thể tìm trâu

Đồng kia bãi nọ, biết đâu mà tìm.

+ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa

+ Trâu đâu buộc ngõ ông cai

Khuyên đâu mà lại đeo tai bà nghè

+ Trâu kia kén cỏ bờ ao

Anh không lấy vợ, đời nào có con.

+ Trâu khoẻ chẳng lọ cày trưa

Mẹ già ruộng ngấu không thua bạn điền.

+ Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cày cấy vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công

Bao giờ cây lúa trổ bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

+ Trâu ta ăn cỏ đồng ta

Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm.

+ Vật ngon đâu đến xứ ta

Những trâu chết dịch cùng gà chết toi.

3. Truyền thuyết, cổ tích

a. Chú Cuội

Là một nhân vật cổ tích có cá tính sống động. Tương truyền, một lần đi ăn, Cuội bắt được một chú hổ con mới lọt lòng mẹ, lỡ tay đánh chết. Vừa lúc hổ mẹ về lồng lộn tìm kẻ địch để trả thù nhưng Cuội đã kịp nấp kín. Hổ mẹ liền chạy đến một cây đa rừng, nhảy lên với mấy túm lá xuống, nhai nát rồi mớm cho con. Một lát sau, hổ con tỉnh lại, rồi hổ mẹ líu ríu chuyển con đi nơi khác. Biết được tác dụng của cây đa thần, Cuội bèn đánh về trồng trong vườn và dùng lá cây chữa bệnh, cứu được nhiều người. Khi đi vắng, Cuội thường dặn vợ: “Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Đông, cây dông lên trời”. Dặn nhiều quá, Vợ Cuội tự ái bèn liều lĩnh tiểu tiện vào hướng Đông của cây đa. Bỗng cây đa chuyển động, rùng rùng bay lên trời. Vừa chạy về đến nơi, Cuội chỉ còn kịp nắm lấy bộ rễ đa và bị dông tuốt lên tận mặt trăng, không còn đường về. Từ đấy Cuội thường ngồi ở gốc đa trên mặt trăng, mặc kệ cho trâu ăn lúa (Cổ tích không nói tại sao trên mặt trăng lại có cả trâu).

b. Hồ Tây và sự tích trâu vàng:

Hồ Tây nằm ở Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, rộng khoảng 500 ha với chu vi tới 17km, nguyên là một đoạn Sông Hồng bị tách ra sau khi sông đổi dòng. Nhưng theo truyền thuyết dân gian thì Hồ Tây do Con Trâu Vàng quẫy đạp mà thành hồ. Sau đó Trâu Vàng biến mất nhưng tên của nó còn lưu lại với địa danh: Sông Kim Ngưu.

c. Ngưu Lang Chúc nữ (Vợ chồng Ngâu):

Truyền thuyết này có nguồn gốc Trung Hoa kể rằng một người con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế đã trái lệnh cha mà lấy anh chàng mục đồng chăn trâu cho Nhà Trời (Ngưu Lang). Ngọc Hoàng cả giận, bèn bắt con gái mình đi dệt vải (Chức Nữ) trong chốn cấm cung. Hàng năm, hai vợ chồng chỉ được gặp nhau một lần vào đêm Thất tịch (mồng 7 tháng 7 Âm lịch). Thương tình, những đàn quạ đã chắp cánh thành cây cầu qua sông Ngân Hà để vợ chồng họ gặp nhau (Cầu Ô Thước). Khi gần nhau, họ thường than khóc cho thân phận éo le của mình, nước mắt họ rơi xuống trần gian tạo thành những cơn mưa dầm dề vào mùa thu mà người Việt ta quen gọi là “mưa Ngâu”, nói chệch từ chữ “ngưu” mà ra. Thật là một chuyện tình thấm đẫm nước mắt.

Thực ra truyền thuyết này dựa trên sự quan sát thiên văn của người Trung Hoa xưa. Khiên Ngưu là ngôi sao lớn Altair trong chòm sao Thiên Ưng (Eagle) còn Chức Nữ là ngôi sao lớn Vega trong chòm sao Thiên Cầm (Lyre). Hai ngôi sao này đối qua giải Ngân Hà.

4. Tác phẩm văn học

a. “Lục súc tranh công”:

Là một truyện Nôm khuyết danh dài 453 câu văn vần ra đời vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII kể về sự suy bì tị nạnh lẫn nhau, kể công với chủ của 6 con gia súc là: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. Nghe xong, người chủ khéo léo vỗ về, dàn xếp để chúng thôi tranh cãi và tiếp tục phục vụ mình. Hình tượng con trâu ở đây đại diện cho lớp tá điền vất vả cực nhọc nhất trong trang trại của điền chủ được mô tả với những câu văn đầy cảm thông, chia sẻ…

“Trâu mỏi nhọc, trâu liền năn nỉ

Một mình trâu ghe nỗi gian nan.

Lóng canh gà vừa mới gáy tan

Chủ đã gọi thằng chăn vội vã…

Trâu mệt đà thở dài thở vắn

Chủ còn hầm hét, mắng ngược mắng xuôi.

Liệu vừa đứng bóng mới thôi

Đói hoà mệt, bước khôn dời bước…”

b. Con trâu:

Là tên của 2 tiểu thuyết nổi tiếng của Việt Nam . “Con trâu” của nhà văn Trần Tiêu (Tự Lực Văn Đoàn) ra đời đầu thập niên 40 nói lên nỗi ước mơ giản dị mà khó thành hiện thực của người trung nông vùng Đồng bằng Bắc bộ mong được làm chủ một con trâu cày. Tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Văn Bổng ra đời vào năm 1951 kể về cuộc chiến đấu bảo vệ sức kéo cho nông thôn vùng Tự do Liên khu V trong kháng chiến chống Pháp.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng AI trong truyền thông, báo chí
Ngày 29-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Chương trình tập huấn với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) – Ứng dụng trong báo chí hiện đại”. Học viên tham dự tập huấn là các phóng viên, biên tập viên thuộc các cơ quan báo chí của các Tổ chức KH&CN, Hội ngành toàn quốc trong hệ thống.
Quảng Ngãi: Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2025, Liên hiệp hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Quảng Bình: Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính - công vụ - xã hội
Ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính- công vụ - xã hội cho 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức một số sở ngành, cơ quan Liên hiệp Hội và hội viên của các Hội thành viên.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng chúc mừng Liên hiệp hội Hà Tĩnh nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 26/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27/5/1995-27/5/2025). Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, đại diện các tỉnh bạn, các sở ngành tại địa phương và lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp hội qua các thời kỳ.
Phát động hưởng ứng Ngày phòng chống tác hại của thuốc lá tại Phú Yên
Sáng qua 28/5, tại Trường đại học Phú Yên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng với thông điệp: “Phòng chống tác hại của thuốc lá bảo vệ thế hệ tương lai”, “Vì sức khỏe người tiêu dùng hãy nói không với thuốc lá”.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.
Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.