Biến rác nilông thành côppha
do TS Mai Ngọc Tâm và các cộng sự nghiên cứu, chế tạo.
Lâu nay việc tái chế rác nilông còn ở trình độ thấp, do tư nhân tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thực hiện. Họ chỉ nhặt và tái chế những màng PE dày, to; bỏ qua phần lớn túi nilông mỏng. Mô hình của TS Mai Ngọc Tâm và các cộng sự được thực hiện theo một quy trình khép kín. Sau các bước sơ chế như phân loại rác, làm sạch, cắt nhỏ, sấy khô và pha trộn với các chất phụ gia là bột đá và xơ dừa hay sợi thủy tinh, nguyên liệu hỗn hợp trên được đưa vào máy ép để tạo thành tấm vật liệu.
Qua sử dụng thí điểm, với ưu điểm về khả năng chịu ẩm, mặt nhẵn không dính bêtông và độ bền cao, không tác động xấu đến sức khỏe con người... loại côppha làm từ nilông của TS Mai Ngọc Tâm đã bộc lộ sự vượt trội so với các loại côppha gỗ (tuổi thọ ngắn), côppha sắt (hay bị gỉ, nặng nề) hoặc côppha nhựa (giá đắt). Những tấm vật liệu làm từ nilông này còn có thể được dùng để sản xuất đồ gia dụng như bàn ghế, tủ...
Rẻ hơn côppha gỗ, sắt
Từ năm 2003, Công ty Đầu tư phát triển nhà số 6 - Hà Nội đã sử dụng thử ván nhựa làm côppha xây dựng và đánh giá cao. Tiếp theo, nhiều đơn vị khác đã đề nghị chuyển giao công nghệ. Công ty sản xuất vật liệu composite Nam Định đặt làm ván đóng thuyền, Công ty Phát triển nhà An Giang đặt làm vật liệu bao che cho nhà ngập lũ, Hội Xây dựng TP Hồ Chí Minh đặt làm ống thoát nước. Đến nay, viện đã sản xuất 400-500m 2tấm vật liệu từ rác thải nilông. Dự kiến trong năm nay nhóm nghiên cứu sẽ trình Bộ Khoa học - công nghệ một dự án thử nghiệm nhằm sớm hoàn thiện công nghệ để chuyển giao.
TS Mai Ngọc Tâm nói giá bán “côppha từ nilông” sẽ rẻ hơn côppha gỗ sắt hoặc nhựa. “Chúng tôi đang phối hợp với Công ty Hòa Phát đưa sản phẩm ra thị trường một cách rộng rãi hơn. Theo tính toán, để làm ra 1m 2tấm vật liệu (dày 1cm) cần tới 9-10kg nilông. Do đó, chúng tôi mong muốn được phối hợp với các dự án xử lý rác để có nguồn nguyên liệu cho tái chế”.
Nguồn: nhandan.com.vn 4/5/2005