Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/05/2014 19:30 (GMT+7)

Ba nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Theo kết quả điều tra, tính đến tháng 10-2013, cả nước có khoảng hai nghìn doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH và CN, trong đó có 87 doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH và CN, ngoài ra còn hàng trăm hồ sơ đã thẩm định xong đang chờ cấp giấy chứng nhận hoặc đang trong quá trình thẩm định. Phần lớn doanh nghiệp KH và CN có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động theo hai mô hình chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (47%) và công ty cổ phần (53%). Xét về phân bố địa lý, doanh nghiệp KH và CN tập trung nhiều ở các trung tâm tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp và khu kinh tế ở địa phương.

Mặc dù mới được thành lập nhưng phần lớn các doanh nghiệp KH và CN đã có bước phát triển khá mạnh mẽ và bắt đầu tham gia vào hệ thống nguồn cung công nghệ cho thị trường. Một số doanh nghiệp KH và CN bước đầu đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và đang trên đà mở rộng ra thị trường quốc tế, điển hình như: Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Việt Nam, Công ty TNHH Thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco), Công ty Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ APP...

Thực tế cho thấy, trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều doanh nghiệp KH và CN gặp khó khăn khi tiếp cận với các ưu đãi về thuế. Do thiếu cơ chế công nhận các sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu mà chính doanh nghiệp tạo ra bằng nguồn kinh phí ngoài ngân sách đã cản trở việc bổ sung danh mục các kết quả KH và CN của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự thiếu đồng bộ giữa các quy định về doanh nghiệp KH và CN với các quy định về ưu đãi thuế trong hệ thống luật thuế thu nhập doanh nghiệp khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục hưởng ưu đãi về thuế. Mặc dù doanh nghiệp KH và CN có nhu cầu rất lớn nguồn vốn tín dụng nhưng vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp KH và CN vẫn còn hạn chế. Hiện nay đã có một số chương trình quốc gia sử dụng nguồn ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp KH và CN, nhưng rất ít doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn này do quy mô vốn của các chương trình quá ít, thủ tục tài chính vẫn còn phức tạp. Có nhiều doanh nghiệp đã phải huy động vốn từ các nguồn tín dụng thương mại với lãi suất cao. Theo kết quả điều tra, có hơn 60% số các doanh nghiệp KH và CN còn gặp trở ngại khi tiếp cận với ưu đãi về đất đai. Nguyên nhân lớn nhất đó là sự không đồng nhất của chính sách ưu đãi về đất đai trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành; thêm vào đó, sự cản trở bên ngoài trong quá trình thực thi chính sách cũng khiến nhiều doanh nghiệp khó vượt qua được ngay từ các khâu xem xét hồ sơ ban đầu. Nghị định 80/2007/NÐ-CP đã nêu rõ một trong những ưu đãi cho doanh nghiệp KH và CN là: Ðược ưu tiên trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học của Nhà nước. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể cho nên nhiều doanh nghiệp KH và CN vẫn chưa tiếp cận được với ưu đãi này.

Hiện nay, cả nước có hơn mười cơ sở ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KH và CN tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Một số địa phương như Cần Thơ, Ðà Nẵng, Huế, Quảng Ninh... cũng đang tích cực xúc tiến thành lập các cơ sở đầu mối ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KH và CN. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc thành lập và hoạt động của các cơ sở ươm tạo vẫn chưa được nhận thức và quy định đầy đủ, dẫn đến xu hướng thành lập theo phong trào, hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao.

Trước thực tế nêu trên, chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền cần thực hiện ba nhóm giải pháp chính sau để phát triển doanh nghiệp KH và CN. Nhóm giải pháp thứ nhất là về cơ chế chính sách. Nhà nước cần tăng cường khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực này theo hai hướng sau: Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thúc đẩy hình thành quỹ phát triển KH và CN của doanh nghiệp, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức KH và CN trong việc thực hiện nhiệm vụ KH và CN... Tăng cường nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho KH và CN thông qua việc thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm ở một số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương... và trong một số lĩnh vực ưu tiên như công nghệ thông tin, vật liệu mới, cơ khí chế tạo và công nghệ sinh học. Thực hiện cơ chế khuyến khích chuyển giao, ứng dụng KH và CN; hoàn thiện quy định về thủ tục công nhận doanh nghiệp KH và CN; hoàn thiện quy định về tài chính cho hoạt động R&D và đa dạng hóa nguồn tài chính cho doanh nghiệp KH và CN; hoàn thiện các quy định về hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH và CN.

Nhóm giải pháp thứ hai gắn kết viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp KH và CN phát triển thị trường công nghệ. Trong đó ưu tiên việc hoàn thiện thủ tục giao quyền sở hữu, sử dụng các kết quả nghiên cứu hình thành từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức chủ trì để ứng dụng, chuyển giao cho doanh nghiệp; quy định phân chia lợi ích thu được từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu giữa Nhà nước - tổ chức chủ trì - tác giả - người triển khai ứng dụng, thương mại hóa.

Ðịnh hướng hoạt động của các trường đại học theo hướng đào tạo - nghiên cứu - chuyển giao công nghệ gắn với nhu cầu xã hội. Khuyến khích xây dựng vườn ươm công lập trực thuộc các trường đại học/viện nghiên cứu hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Bên cạnh những hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước, vườn ươm có thể phát triển các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp được ươm tạo để tạo nguồn thu. Nhà nước hỗ trợ thí điểm một số mô hình hợp tác công - tư giữa trường đại học và các tổ chức kinh tế ngoài nhà trường về ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH và CN.

Nhóm giải pháp thứ ba về truyền thông, nâng cao nhận thức về doanh nghiệp KH và CN. Ða dạng hóa các phương thức truyền thông khác: đối thoại chính sách, biên tập và xuất bản sổ tay hỏi đáp về doanh nghiệp KH và CN; phổ biến chính sách về doanh nghiệp KH và CN, đổi mới công nghệ thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các chương trình, cuộc thi tìm hiểu sản phẩm sáng tạo... Lồng ghép chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp KH và CN trong chiến lược phát triển KH và CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vào kế hoạch hoạt động của các bộ, ngành, địa phương và một số tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.