Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/09/2009 23:24 (GMT+7)

Vận mệnh của tộc người Hung Nô ở Trung Quốc

Cái gọi là tộc người, mới có trong thời cận đại, có ý vị chính trị hoá. Mọi tộc người sống trong bản đồ Trung Quốc đều là một phần của dân tộc Trung quốc. Những lưu truyền về Hung Nô là hoang đường nhất, người ta cho rằng Hung Nô sau khi bị nhà Tây Hán đánh bại, một bộ phận đã trở thành “đế quốc Hung Nô châu Âu”. Nhưng gần đây thông qua phân tích DNA mấy chục thi thể người Hung Nô cổ đại mới thấy Hung Nô châu Âu và Hung Nô Trung Quốc không hề có chút quan hệ nào.

Hung Nô là một tộc người du mục lớn mạnh xưng hùng tại bắc Trung Quốc thời Tây Hán, năm 215 trước Công nguyên (TCN) bị đuổi ra khỏi khu vực Hà Thao, Hoàng Hà, nhân thời Đông Hán phân liệt, trong khoảng 300 năm, Nam Hung Nô tiến vào vùng Trung Nguyên, Bắc Hung Nô từ sa mạc thiên di về tây bắc. Hung Nô cổ đại Trung quốc và người Hung (tiếng Pháp gọi là Hun) châu Âu không có quan hệ huyết thống, không phải là cùng một tộc người. Việc phân tích DNA gần đây đã trả lời vấn đề này.

Người Hung Nô là di dân thời Hạ. Sử ký, Hung Nô liệt truyệnghi: “Tổ tiên Hung Nô là hậu duệ tộc Miêu đời Hạ, gọi là Thuần Duy”. Sơn hải kinh, Đại hoang bắc kinhnói: Khuyển Nhung và người Hạ cùng tổ, đều có từ đời Hoàng Đế. Sử ký tố ẩndẫn lời Trương Án nói: “Thuần Duy vào đời Ân chạy lên bắc biên giới” ý chỉ Thuần Duy hậu duệ đời Hạ, chạy lên bắc biên giới thời Thương, con cháu sinh sôi nảy nở thành Hung Nô.

Còn có một thuyết cho rằng hậu duệ nhà Hạ di cư lên đất bắc con trai Hạ Kiệt. Hạ Kiệt bị đầy 3 năm thì chết, con trai dẫn thê thiếp do bố để lại và súc vật lên sống ở đồng ruộng phía bắc, đó chính là Hung Nô mà người Trung Quốc gọi.

Vương Quốc Duy trong Khảo sát Quỉ Phương, Côn Di, Hiện Doãnđã khái quát một cách hệ thống những diễn biến tên gọi của Hung Nô, cho rằng Quỉ Phương, Hỗn Di, Huân Dục đời Thương; Hiển Doãn thời Chu; Nhung, Địch thời Xuân Thu; Hồ thời Chiến Quốc đều là Hung Nô theo cách gọi của hậu thế.

Cuộc chiến đấu qui mô lớn thực sự với Hung Nô được tiến hành trong thời Hán. Năm 201 TCN đầu đời Hán, Hàn vương Lưu Tín đầu hàng Hung Nô. Năm sau, Hán Cao Tổ Lưu Bang thân dẫn đại quân chinh phạt, bị Mạo Đốn Đơn Vu Hung Nô mang hơn 30 vạn kỵ binh vây khốn ở Bạch Đăng (đông bắc Đại Đồng Sơn Tây ngày nay), phải dùng kế mới chạy thoát. Sau đó bắt đầu hoà hiếu với Hung Nô. Tiếp theo các hoàng đế Văn, Cảnh cũng theo chính sách hoà hiếu để giảm nhẹ đóng góp ổn định đời sống, phát triển sản xuất, khôi phục nguyên khí. Năm 57 TCN, Hung Nô bị phân liệt, Chất Chi Đơn Vu giành thắng lợi lên ở bắc sa mạc, còn Hô Hàn Tà Đơn Vu năm 51 TCN, đi xuống phía nam nương nhờ triều Hán. Năm 33 TCN Hô Hàn Tà Đơn Vu cưới Vương Chiêu Quân kết thân với Hán.

Năm 48, thời đầu Đông Hán, Hung Nô phân liệt thành hai bộ phận, Nhật Trục vương, cháu Hô Hàn Tà Đơn Vu dẫn hơn 40.000 người đi xuống phía nam phụ thuộc vào Hán, xưng là Nam Hung Nô, được triều Hán cho ở tại vùng Hà Thao. Bộ phận ở lại bắc sa mạc xưng là Bắc Hung Nô. Từ năm 89 đến năm 91, Nam Hung Nô và Hán liên hiệp đánh Bắc Hung Nô trước sau đánh bại tại bắc sa mạc và núi Altai, buộc phải dời sang tây, từ đó Bắc Hung Nô mất hẳn trong sách cổ Trung quốc. Năm 187, cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng (Hoàng cân) cuối đời Đông Hán, nhân dịp Đổng Trác chuyên quyền, Nam Hung Nô phát sinh nội chiến. Năm 195, Nam Hung Nô tham dự cuộc hỗn chiến Trung Nguyên, Sái Văn Cơ con gái Sái Ba, Đông Hán bị bắt sang Hung Nô. Năm 202, thủ lĩnh Nam Hung Nô qui thuận Tào Tháo, Thừa tướng Hán, Sái Văn Cơ lại trở về Hán. Tào Tháo chia Nam Hung Nô thành 5 bộ.

Đầu thế kỷ IV, Lưu Uyên Ngũ bộ đại đô đốc của tộc Hung Nô là tướng dưới quyền Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh, nhân dịp vương đời Tây Tấn, Lưu Uyên dấy binh chiếm đóng phần lớn vùng bắc Trung Quốc tự xưng là Hán Vương. Năm 311, Lưu Thông, con trai Lưu Uyên đánh chiếm Lạc Dương, năm 316 đánh chiếm Trường An, diệt Tây Tấn. Sử gọi là tiền Triệu hoặc Hán Triệu.

Hậu duệ, hỗn huyết giữa Hung Nô và Tiên Ti gọi là người Thiết Phất. Lưu Bộ bột người Thiết Phất sau khi bị Thác Bại Thị người Tiên Ti đánh bại chạy sang hàng Hậu Tần người Khương. Sau này tự xưng là Hung Nô Vương, thời cuối đổi họ là Hách Liên, lập nên nước Hạ tại vùng Hà Thao, sử gọi là Hồ Hạ. Năm 425, Hách Liên Bột chết, con trai là Hách Liên Xướng kế vị. Năm 428, Bắc Nguỵ bắt Hách Liên Xướng. Hách Liên Định em trai Hách Liên Xướng tự xưng là hoàng đế Hạ tịa Bình Lương. Năm 431, Bắc Nguỵ bắt Hách Liên Định, Hạ mất. Thành Thống Vạn thủ đô của nước Hạ với tư cách là di tích duy nhất còn giữ được của dân du mục Hung Nô tại Đông Á.

Hung Nô hoà nhập dựa vào bộ lạc Vũ Văn thị của Tiên Ti Cao lệ, đi vào bán đảo Triều Tiên. Sau đó Vũ Văn thị cướp ngôi Tân nguỵ thiết lập chính quyền Bắc Chu, sua này lại bị Dương Kiên ngoại thích Hán tộc cướp ngôi. Dương Kiên lập nên triều Tuỳ, thống nhất Trung Nguyên.

Trên đây là màn diễn xuất cuối cùng trên vũ đài lịch sử Trung Quốc của Hung Nô trong thời kỳ Ngũ Hồ mười sáu nước và Nam , Bắc triều. Sau đó với tư cách là một tộc người độc lập, Hung Nô đã biến mất trong lịch sử Trung Quốc, và cũng như nhiều tộc người khác hoà nhập vào tộc người Hoa Hạ. Hậu duệ Hung Nô sau khi Hán hoá, thường đổi họ là Lưu, Hạ, Hô Diên, Vạn Hầu… rất nhiều người hiện nay sống tại một số nơi thuộc Thiểm Tây, Sơn Tây và Sơn Đông.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...