Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/10/2020 22:43 (GMT+7)

Tổng hội Địa chất Việt Nam: Tập hợp trí thức để hoạt động có hiệu quả

Tổng hội Địa chất Việt Nam là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Hiện nay Tổng hội có 14 Hội chuyên ngành thuộc các lĩnh vực chuyên sâu của ngành Địa chất, 1 Hiệp hội doanh nghiệp địa chất – khoáng sản, 5 Hội Địa chấ cấp tỉnh, 10 Hội trực thuộc, 37 Tổ chức Khoa học và Công nghệ.

PGS.TS. Đỗ Cảnh Dương – Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam (ảnh st)

PGS.TS. Đỗ Cảnh Dương – Chủ tịch Tổng hội cho biết, hiện nay Tổng hội đã tập hợp được trên hai mươi nghìn hội viên, trong đó có hơn 200 giáo sư, phó giáo sư, hàng trăm tiến sỹ, hàng ngàn thạc sĩ, kỹ sư là các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao thuộc lĩnh vực địa chất và khoáng sản Việt Nam. Đặc biệt, có khoảng 25% hội viên là các cán bộ, công chức, viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, trường đại học.

Để nói về hoạt động khoa học công nghệ, PGS Dương cho hay, trong giai đoạn 2015-2020, Tổng hội và các hội thành viên đã chủ trì thực hiện nhiều đề tài cấp quốc gia, hàng chục đề tài cấp bộ và hàng trăm đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ứng dụng, phục vụ sản xuất, điển hình như Bản đồ Địa chất Việt Nam và vùng biển lân cận, tỷ lệ 1/1.000.000 trong Chương trình quốc tế One Geology; Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn nước khoáng – nước nóng lãnh thổ Việt Nam do Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam chủ trì; Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số loại khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu do Viên Khoa học Trái đất và Môi trường chủ trì;

Viện Công nghệ Địa chấ và Khoáng sản phối hợp chuyên gia Nga thuộc Viện Hàn lâm khoa học toàn Liên bang – Sergei và Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm tổ chức nghiên cứu sâu về cấu trúc, thành phần vật chất, điều kiện thành tạo để thăm dò, đánh giá tiềm năng các thân quặng urani công nghiệp khu vực Pà Lừa, tỉnh Quảng Nam, đưa Việt Nam trở thành nhóm nước có tài nguyên và trữ lượng urani lớn trên thế giới.

GS.TSKH Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam tặng bức trướng chúc mừng nhân dịp 35 năm ngày thành lập Tổng hội (ảnh st)

Hội Địa chất Công trình và Môi trường đã thực hiện 12 đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, tỉnh và cấp cơ sở.

Hội Địa hóa triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và biên soạn sách chuyên khảo “Địa hóa các nguyên tố”

Các Viên, các Trung tâm của Tổng hội đã chủ động hợp tác với các doanh nghiệp địa chất, khoáng sản triển khai hàng trăm hợp đồng thăm dò, đánh giá trữ lượng, thiết kế khai thác mỏ, đánh giá tác động môi trường với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Ngoài việc đóng góp, PGS Dương còn cho biết thêm, Tổng hội còn tham gia xây dựng cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực địa chất, khoáng sản như xây dựng chiến lược, luật, nghị định, hiệp hội doanh nghiệp địa chất – khoáng sản còn đóng vai trò tích cực trong việc kết nối giữa các nhà khoa học địa chất với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản để thực hiện các hợp đồng.

Chia sẻ với vusta.vn, PGS Dương cho biết thêm một số hoạt động phố biến kiến thức, như những năm qua, Tổng hội đã chủ trì biên soạn “Cẩm nang Công nghệ Địa chất”, tham gia biên tập, xuất bản “Từ điển Dầu khí Anh – Nga – Việt”, với khoảng 20.000 thuật ngữ. Hội Cổ sinh Địa tầng Việt Nam biên soạn để xuất bản 2 cuốn sách “Thiên đường hang động Quảng Bình” và cuốn “Những giá trị Địa chất – Địa mạo Vịnh Hạ Long”. Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam xuất bản cuốn “Công nghệ khoan thăm dò khoáng sản”.

Các chuyên gia, các Hội chuyên ngành Địa chất đã phối hợp với trường Đại học tham gia hướng dẫn, đào tạo hàng trăm tiến sỹ, thạc sỹ địa chất. Ví dụ: trong vòng 5 năm Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam đã có 21 Hội viên bảo vệ thành công luận án tiến sỹ, 90 Hội viên bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ.

Điểm quan trọng mà Tổng hội chú trọng đó là hoạt động tư vấn phản biện, PGS Dương nhấn mạnh, nhiều năm gần đây những dự án, đề án lớn như Dự án khai thác bô xit ở Tây Nguyên; Xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận; Khai thác Sắt ở Thạch Khê, Hà Tĩnh; Đề án Điều tra đánh giá tiềm năng than đồng bằng sông Hồng; Điều tra, thăm dò quặng Urani ở Quảng Nam được Tổng hội chỉ đạo các nhà khoa học, các tổ chức tham gia góp ý, tư vấn, phản biện được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm, tiếp thu và đánh giá cao.

Các nhà địa chất đầu ngành của Tổng hội đã có quá trình, kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực địa chất, khoáng sản, tài nguyên và môi trường, thực sự đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng nhiều dự án Luật về Địa chất, khoán sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, biển và hải đảo.

Về hoạt động hợp tác quốc tế, là thành viên chính thức trong Liên hiệp quốc tế khoa học địa chất, từ năm 1989, Tổng hội được đánh giá là thành viên tích cực. Một số Hội chuyên ngành đã tham gia vào các Hội chuyên ngành Địa chất quốc tế.

Năm 2014, Tổng hội , Hội Địa chất Biển Việt Nam, đã có Bản Tuyên bố về việc Trung Quốc hạ đắt trái phép giàn khoan HD – 981 trong vùng Biển Việt Nam. Hai Tuyên bố này đã được công bố rộng rãi, công khai trên các phương tiên thông tin đại chúng và đã gửi đến Hiệp Hội Khoa học Địa chất Quốc tế, Hội Địa chất Trung Quốc. Các  tuyên bố này được dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh, ủng hộ. Đặc biệt, kiến nghị của GS.TS Trần Văn Trị đã được Ủy ban Bản đồ Địa chất thế giới chấp nhận về địa danh trên bản đồ địa chất ở các nơi đang tranh chấp phải có sự thống nhất của các nước liên quan. Kết quả đã bỏ được thay từ “South China Sea” thay bằng từ “ East Sea” và bỏ các từ “Shisa” và “Nansha” trên bản đồ căng dãn vỏ Biển Đông mới xuất bản năm 2015, PGS Dương cho biết.

Tuy nhiên, theo PGS Dương, trong thời gian tới, Tổng hội mong muốn được hợp tác với các Tổng hội, các Hội thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam để giải quyết các nhiệm vụ có tính liên ngành, liên vùng, những vấn đề cấp thiết của thực tiễn phát triển về tài nguyên và môi trường.

Bài: HT

Xem Thêm

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
Hải Dương: Triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2025
Ngày 15/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, nhiệm kỳ 2022 - 2027 nhằm tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2025.
Đắk Lắk: Liên hiệp hội thăm và tặng quà Buôn kết nghĩa
Nhân dịp Tết Ất Tỵ, Ngày 15/01 Liên hiệp các hội tỉnh đã tổ chức đoàn công tác đến thăm và tặng 40 suất quà, trị giá hơn 10.000.000 đồng cho các hộ nghèo và cận nghèo tại Buôn H’Ring xã Ea H’Đing huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.