Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 29/06/2005 14:32 (GMT+7)

Thành Hoàng Đế - cung điện bị chiến tranh chôn vùi

Theo sử liệu, thành Hoàng Đế do Vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) bắt đầu xây dựng từ năm 1776. Thành xây trên nền của kinh đô Đồ Bàn, vương quốc Chăm Pa. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), những gì liên quan đến nhà Tây Sơn đều bị xóa sạch dấu vết. Thành đã bị nhà Nguyễn san phẳng. Trên mặt bằng của điện Bát Giác, nơi Vua Thái Đức thiết triều, hiện nay là ngôi mộ của Võ Tánh - một viên tướng của Nguyễn Ánh đã tử trận trong cuộc huyết chiến giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn ngay tại thành Bình Định năm 1801.

Nơi chôn Võ Tánh (lăng Ông) và thành Hoàng Đế của nhà Tây Sơn đã bị chôn vùi trong quên lãng. Cả một công trình kiến trúc khá quy mô bị đổ nát hoàn toàn không phải do mưa nắng của thời gian, mà là sự phủ định của vương triều sau đối với vương triều trước đó. Đây là nét khác biệt về sự tồn tại giữa thành Hoàng Đế của nhà Tây Sơn với các kinh đô khác của chế độ phong kiến VN.

Năm 2004, Bảo tàng Bình Định tiến hành khai quật lần đầu tiên trong khuôn viên của Tử Cấm Thành, và bất ngờ phát hiện bên phải của điện Bát Giác có một hồ bán nguyệt còn nguyên vẹn. Năm nay, các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật ở ba hố đào thám sát.

Tại hố đào sát cạnh điện Bát Giác, cả một mái hiên của cung điện này đã hiện ra. Ngoài phần đá móng và gạch lát nền còn có một hàng cột trước mái hiên mà dấu vết còn lại chỉ là những lỗ rỗng. Ở gần đó, người ta cũng phát hiện một công trình kiến trúc khác với những đường nét xây dựng khá tinh tế. Cách chừng 200 mét phía trước cung điện là một thủy hồ. Trong lòng hồ, người ta đã tìm thấy một hiện vật hình chiếc bát được chạm khắc rất công phu, song chưa xác định được công dụng.

Những gì thu được từ các hố đào sẽ giúp cho các nhà sử học hình dung được phần nào bố cục của cả thành Hoàng Đế. Theo "Đồ Bàn thành ký" của Nguyễn Văn Hiển - đốc học Bình Định năm 1856 - thì trong Tử Cấm Thành của thành Hoàng Đế, ngoài điện Bát Giác còn có tòa chính điện, nhà thờ tổ, hai bên có dãy hành lang - nơi chầu của các quan văn, võ...

Những gì thu được từ đợt khai quật đã góp phần khẳng định những sử liệu đã ghi lại về thành Hoàng Đế là hoàn toàn chính xác. Theo đánh giá của tiến sĩ Lê Đình Phụng (Viện Khảo cổ) thì đây là công trình kiến trúc thời Tây Sơn duy nhất còn lại ở nước ta, quy mô cũng lớn hơn một số công trình liên quan đến kiến trúc cung đình thời phong kiến được khai quật trước đây.

Trong tiến trình trùng tu các di tích tại Bình Định, ngành văn hóa thông tin tỉnh đã có kế hoạch phục dựng lại một phần của thành Hoàng Đế. Ông Văn Trọng Hùng - Giám đốc Sở VHTT Bình Định cho biết: "Dựa trên số liệu báo cáo của các nhà khảo cổ học và các nhà nghiên cứu lịch sử từ đợt khai quật này cũng như các tài liệu liên quan, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc hội thảo khoa học để lấy ý kiến từ các nhà nghiên cứu, trước khi quyết định phục dựng một số công trình kiến trúc trong thành Hoàng Đế".

Còn tiến sĩ Lê Đình Phụng thì tỏ ra cẩn thận: "Thành Hoàng Đế mang đặc thù là các di tích chồng lên nhau, cần phải bóc tách ra để có cái nhìn toàn diện hơn. Dẫu sao thì những gì phát hiện tại thành Hoàng Đế đã giúp cho chúng ta có một bộ sưu tập về kiến trúc cung đình khá toàn diện về các vương triều phong kiến VN".

Nguồn: vnexpress.net 27/6/2005

Xem Thêm

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Phú Thọ: Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển các làng nghề trong tỉnh
Ngày 17/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tỉnh Phú Thọ tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện và giám định xã hội về: Giải pháp bảo tồn và phát triển các làng nghề làm bánh truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần phát triển du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Vĩnh Long: Hệ thống hố ga thu nước, ngăn mùi, chống muỗi
Ngày 12/7/2024, tại Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Sở KH&CN và Cty SIGEN - Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội thảo chủ đề “Ứng dụng giải pháp công nghệ mới: Hệ thống hố ga thu nước, ngăn mùi, chống muỗi”.
Phú Thọ: Tìm giải pháp cho phong trào xây dựng xã hội học tập suốt đời
Ngày 15/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học và Trường Đại học Hùng Vương tổ chức tọa đàm: “Giải pháp tích cực đẩy mạnh phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn tỉnh”.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.