Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 29/08/2023 07:33 (GMT+7)

Tạp chí Kinh tế Môi trường giành giải Ba cuộc thi báo chí viết về ngành GTVT

Tuyến bài 5 kỳ với chủ đề: "Giải pháp nào cho bài toán giảm ô nhiễm khí thải phương tiện giao thông tại Việt Nam?" của nhóm tác giả Tạp chí Kinh tế Môi trường đã giành giải Ba - Giải Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ IV (2022-2023).

Sáng 28/8, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Giao thông vận tải (GTVT) (28/8/1945 - 28/8/2023), Bộ GTVT tổ chức trao giải Giải Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ IV (2022-2023) và Phát động Giải lần V (2023-2024).

Tuyến bài 5 kỳ với chủ đề: "Giải pháp nào cho bài toán giảm ô nhiễm khí thải phương tiện giao thông tại Việt Nam?" của nhóm tác giả Tạp chí Kinh tế Môi trường đã giành giải Ba - Giải Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ IV (2022-2023).

Tuyến bài của Tạp chí Kinh tế Môi trường đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về vấn đề ô nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải tại Việt Nam, đồng thời thông qua ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để đề xuất những giải pháp nhằm giảm ô nhiễm khí thải phương tiện giao thông.

tm-img-alt

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, các tác phẩm dự giải năm nay được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, phản ánh chân thực, chạm được đến nhiều vấn đề nóng, thời sự của ngành, truyền tải nhiều thông điệp sâu sắc, ý nghĩa về ngành GTVT.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang 78 năm ngành GTVT; được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT đã luôn đoàn kết, không quản ngại gian khổ, nỗ lực thực hiện sứ mệnh "Đi trước mở đường", góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021 - 2030 xác định một trong ba đột phá chiến lược là "Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông..." với mục tiêu "Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc".

Bám sát nhiệm vụ chiến lược trên, Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của Ngành, triển khai thực hiện "3 đột phá chiến lược", trong đó có đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tháo gỡ "điểm nghẽn" của nền kinh tế.

Bộ cũng luôn chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển Chính phủ điện tử, ứng dụng khoa học công nghệ thích ứng với cuộc Cách mạng 4.0…

"Tất cả những việc làm đó, ngành GTVT đều mong muốn được các cơ quan báo chí truyền tải sâu rộng để nhận được sự chia sẻ, đồng thuận của người dân cả nước nói chung, các cơ quan thông tấn báo chí nói riêng. Đây cũng là mục tiêu của Bộ GTVT khi phát động Giải Báo chí viết về ngành GTVT", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

tm-img-alt

Nhà báo Nguyễn Văn Chương - Tổng Thư ký Tạp chí Kinh tế Môi trường (giữa) đại diện nhóm tác giả nhận giải Ba từ Ban Tổ chức Giải Báo chí viết về ngành GTVT

Sau 4 năm tổ chức, Giải Báo chí viết về ngành GTVT đã trở thành Giải thưởng có uy tín, chất lượng tác phẩm tham dự giải được đánh giá cao, cơ cấu giải thưởng hấp dẫn. Giải không chỉ tạo sự lan tỏa lớn mà còn góp phần tạo sự gắn bó mật thiết hơn giữa Bộ GTVT và các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo theo dõi ngành.

Qua các tác phẩm báo chí tham dự Giải, ngành GTVT được động viên, chia sẻ, đồng thời cũng là dịp để Bộ GTVT rà soát, điều chỉnh công tác quản lý Nhà nước của ngành để phù hợp hơn với tình hình thực tế, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng Biên tập Báo Giao thông, đại diện Ban Tổ chức cho biết, sau 1 năm phát động, đã có gần 280 tác phẩm (tăng hơn 50 tác phẩm so với lần thứ III) của gần 60 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương (tăng hơn 10 cơ quan báo chí) tham dự.

Qua sàng lọc, tuyển chọn, Ban Tổ chức đã chọn được 25 tác phẩm xuất sắc để trao giải. Đánh giá của Hội đồng giám khảo, các tác phẩm dự giải năm nay không những tăng mạnh về số lượng mà chất lượng tốt hơn những giải trước. Nhiều bài viết có những sáng kiến, đề xuất, ý tưởng mới đóng góp vào công cuộc phát triển ngành GTVT.

Các tác phẩm đạt giải cụ thể như sau:

- 02 Giải Nhất

+ Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Những ngọn đèn chủ quyền trên Biển Đông; Thể loại: phóng sự; Tác giả: Lê Đình Thìn (Đông Hà), báo Tuổi trẻ.

+ Tác phẩm: Cụm bài viết: Ngành GTVT làm được gì sau nửa nhiệm kỳ?; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Nhóm phóng viên báo Giao thông

- 03 Giải Nhì

+ Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Xây "cao tốc" trong lòng dân; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Nguyễn Phúc, báo Thanh niên.

+ Tác phẩm: Loạt bài 5 kỳ: Phát pháo lệnh cho cuộc "chấn hưng" ngành đường sắt; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Anh Minh, báo Đầu tư.

+ Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Sông Hồng ký sự; Thể loại: Ký sự; Tác giả: Nhóm tác giả: Đức Anh, Viết Hà, Thành Đạt, báo Tiền Phong.

- 05 Giải Ba

+ Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Hiện thực hoá khát vọng 5.000km đường cao tốc vào năm 2030; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Nguyễn Xuân Toàn (Xuân Toàn), Phạm Anh Minh (Huy Linh) và Nhóm trực quan, báo Dân trí. +

Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Sức mạnh lòng dân làm nên kỳ tích; Thể loại phản ánh; Tác giả: Trịnh Lan – Thế Phương, báo Bắc Giang.

+ Tác phẩm: Loạt bài 5 kỳ: Giải pháp nào cho bài toán giảm ô nhiễm khí thải phương tiện giao thông tại Việt Nam; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Văn Chương - Phạm Giang - Hoàng Xuân Cơ - Hoàng Hải, tạp chí Kinh tế môi trường.

+ Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Thí điểm thanh toán hợp đồng BT bằng tiền; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Phan Đình Cường (Kiên Cường), báo Pháp luật TPHCM.

+ Tác phẩm: Trục cao tốc đồng bộ xuyên suốt từ Hà Nội đến Móng Cái; Thể loại: Phóng sự ảnh; Tác giả: Hoàng Hà, báo điện tử Vietnamnet.

- 15 Giải Khuyến khích + Tác phẩm: Những cánh bay "chuyên chở" mùa Xuân; Thể loại: phóng sự; Tác giả: Minh Trang - Trung Phong, báo Nhân dân.

+ Tác phẩm: Loạt bài 2 kỳ: Quy hoạch giao thông: "Xây" khung xương sống diện mạo hạ tầng quốc gia; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Đỗ Mạnh Hùng (Việt Hùng), TTXVN (Báo điện tử VietnamPlus).

+ Tác phẩm: Loạt 2 bài: Dự án đường sắt Yên Viên – Ngọc Hồi 20 năm vẫn treo; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Đỗ Đặng Tiến, Nguyễn Thị Lan Nhi, báo Lao động.

+Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: "Đánh thức" tiềm năng phát triển vận tải thuỷ nội địa; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Vũ Thị Thanh Thuỷ, Vũ Lâm Hiển, Phạm Mậu Thịnh, báo Đại biểu nhân dân.

+ Tác phẩm: Loạt longform 3 kỳ: Những ngày giông bão của ngành đăng kiểm; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Lê Mạnh Quốc, Nguyễn Thị Hoàng Yến, tạp chí Người đưa tin.

+ Tác phẩm: Loạt 5 bài: "Bùng nổ" xe Limousine tuyến Thái Bình - Quảng Ninh dùng "chiêu trò" qua mặt cơ quan chức năng; Thể loại: điều tra; Tác giả: Bùi Thế Anh - Bùi Ngọc Hải, báo Dân Việt.

+ Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: "Dở khóc, dở cười" với học lái xe theo DAT; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Dương Minh Thành, Lê Văn Tùng, tạp chí Giao thông.

+ Tác phẩm: Mở cao tốc, mở tương lai; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Phan Trang, báo điện tử Chính phủ.

+ Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Gỡ khó cho hoạt động đăng kiểm; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Nguyễn Quán Tuấn (Thành Vinh), Trần Văn Quốc (Quốc Trần), Nguyễn Minh Diễn (Đắc Nguyên), báo Nhà báo và Công luận.

+ Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, vị tướng "Chân trần chí thép": Thể loại: phóng sự; Tác giả: Ngô Đức Lợi (Ngô Thanh Long), báo Quảng Bình.

+ Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Mở cửa kinh tế sông; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Nguyễn Thái Thiện, báo Ấp Bắc.

+ Tác phẩm: Hành trình thiện nguyện của những "Kỹ sư cầu đường chân đất"; Thể loại: Phóng sự; Tác giả: Nguyễn Đặng Hạnh Châu (Hạnh Châu), báo An Giang.

+ Tác phẩm: Loạt 3 bài: Hành lanh kinh tế Đông – Tây: Thông nhưng chưa thoáng; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Mai Thị Xuân Quỳnh (Xuân Quỳnh), báo Sài Gòn giải phóng.

+ Tác phẩm: Loạt 4 bài: Dân thông – đường thoáng; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Minh Nguyệt, Nguyễn Thơi, Việt Hùng, Hồng Nhung, báo Thái Bình.

+ Tác phẩm: Loạt longform 2 kỳ: Tăng cường kết nối giao thông vùng, mở rộng cơ hội phát triển; Thể loại: phản ánh; Tác giả: Nguyễn Thị Thu (Minh Thu), Đỗ Việt Phương (Đỗ Phương), báo Quảng Ninh.

Xem Thêm

Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Hà Tĩnh: Ông Đường Công Lự làm chủ tịch Hội Kế hoạch hóa gia đình
Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự đại hội có Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn, Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Phạm Thị Thu Hà cùng đại diện các sở ban ngành và 60 đại biểu đại diện cho hơn 1.800 hội viên.
Hội Tự động hóa Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày thành lập
Ngày 8/10, tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh và Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự sự kiện.
An Giang: Liên hiệp hội học tập Bác Hồ, Bác Tôn chăm lo đời sống Nhân dân
Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước tiếp tục hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng không chỉ là một nhiệm vụ chính trị mà còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.
Tìm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam
Trong tình hình mới hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, một trong những nội dung, giải pháp được đề cập trong giai đoạn tới là hoàn thiện thể chế trọng dụng trí thức, người hiền tài, tiếp tục hoàn thiện môi trường và tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức cống hiến, sáng tạo…
Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.