Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 12/08/2010 21:34 (GMT+7)

Tài nguyên bauxite trên thế giới và ở Việt Nam

Bauxite là gì?

Bauxite là loại đá mầu nâu vàng, nâu đỏ xám trắng bao gồm các khoáng vật: Gibbsite hoặc hydrargilite Al(OH) 3, diaspore HAlO 2và boehmite Al00H. Gibbsite Al(OH) 3, có thành phần hóa học là Al 2O 3: 65,40% và H 2O: 34,60%, độ cứng 2,5 - 3,5 tỷ trọng 2,43. Gibbsite được thành tạo do sự phá huỷ và thuỷ phân các silicate alunine, đặc biệt trong các quá trình ngoại sinh nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ở miền nhiệt đới và á nhiệt đới. Diaspore HAlO 2có thành phần hóa học là Al 2O 3: 85%, H 2O: 15%, độ cứng 6-7, tỷ trọng 3,3 - 3,5. Diaspore được thành tạo trong quá trình trầm tích và biến chất. Boehmite AlOOH có thành phần hóa học là: Al 2O 3: 84,9%, H 2O: 15,10%, độ cứng 3,5, tỷ trọng 3,01 - 3,06. Boehmite thường đi kèm với diaspore và gibbsite được hình thành trong quá trình ngoại sinh và có cả nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ thấp.

Hiện có hàng chục khoáng vật chứa nhôm như sillimanite Al 2SiO 5, Cryolite Na 3AlFe, Corundum Al 2O 3, Nepheline (Na,K) AlSiO 4, Kaolinite… nhưng chỉ có bauxite là loại đá độc tôn để luyện ra nhôm.

Sự phân bố bauxite và sản lượng nhôm kim loại ở trên thế giới

Theo tài liệu mới nhất (1/2009) của Cơ quan Địa chất Mỹ thì tài nguyên bauxite ở trên thế giới là 55 - 75 tỷ tấn phân bố ở các châu lục như sau:

           Châu Phi                                                      33%

           Châu Đại Dương                                            24%

           Nam Mỹ và Caribbean                                    22%

           Châu Á                                                            15%

           Các nơi khác                                      6%

Bảng 1. Trữ lượng và khai thác bauxite ở trên thế giới

           TT

Nước

Trữ lượng cơ sở (tỷ tấn)

trữ lượng (tỷ tấn)

sản lượng khai thác (triệu tấn)

1992

1993…

2006

2007

2008

1

Guinea

8,600

7,400

13,773

14.000

14.500

18.000

18000

2

Australia

7.900

5.800

39.950

41.000

62.300

62.400

63.000

3

Việt Nam

5.400

2.100

-

-

-

0.030

0.030

4

Jamaica

2.500

2.000

11.302

10.800

14.900

14.600

15.000

5

Brazil

2.500

1.900

10.800

9.400

21.000

24.800

25.000

6

Trung Quốc

2.300

0.700

-

-

21.000

30.000

32.000

7

Ấn Độ

1.400

0.770

4.475

5.400

12.700

19.200

20.000

8

Guyana

0.900

0.700

2.300

2.000

1.400

1.600

1.600

9

Hy Lạp

0.650

0.600

2.100

1.700

2.450

2.220

2.200

10

Suriname

0.600

0.580

3.250

3.200

4.920

4.900

4.500

11

Kazakhstan

0.450

0.360

-

-

4.800

4.800

4.800

12

Venezuela

0.350

0.320

1.052

1.000

5.500

5.900

5.900

13

Nga

0.250

0.200

-

-

6.600

6.400

6.400

14

Mỹ

0.040

0.020

-

-

-

-

-

15

Các nước khác

3.800

3.200

14.623

11.380

5.460

7.150

6.800

Toàn cầu (làm tròn số liệu)

38.000

27.000

104.000

101.000

178.000

202.000

205.000

Trên thế giới có hơn 40 nước có tài nguyên bauxite trong đó có 5 nước có trữ lượng trên 1 tỷ tấn là Guinea (7,4 tỷ tấn), Australia (5,8 tỷ tấn), Việt Nam (2,1 tỷ tấn), Jamaica (2 tỷ tấn), Brazil (1,9 tỷ tấn). Các nước có trữ lượng bauxite đều khai thác để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Trong 15 năm qua sản lượng khai thác bauxite ở trên thế giới tăng bình quân hàng năm là 6,8%. Riêng năm 2008, sản lượng khai thác bauxite là 205 triệu tấn tăng 1,45% so với năm 2007. Với tài nguyên bauxite trên toàn thế giới đạt từ 55 đến 75 tỷ tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò đạt 27 - 38 tỷ tấn thì rõ ràng bauxite không phải là khoáng sản "nóng" hiếm. Nó có thể thoả mãn nhu cầu của nhân loại về kim loại nhôm khoảng vài trăm năm nữa.

Trên thế giới có 24 nước với 54 nhà máy sản xuất alumina và 40 nước với 121 nhà máy điện phân nhôm kim loại. Trong 15 năm, qua sản lượng nhôm kim loại trên thế giới tăng bình quân hàng năm là 7,2%; Năm 2008 chỉ tăng hơn năm 2007 là 0,45%.

Thị trường bauxite và nhôm kim loại trên thế giới vài chục năm qua tương đối ổn định ở các châu lục. Châu Phi có Guinea với trữ lượng bauxite khổng lồ 7,9 tỷ tấn. Châu Mỹ có Jamaica (2 - 2,5 tỷ tần) và Brazil (1,9 - 2,5 tỷ tấn), Châu Đại Dương có Australia (5,8 - 7,9 tỷ tấn)… đảm bảo cho các nước trong khu vực. Tuy nhiên, với tham vọng đẩy mạnh các ngành hàng không và ô tô, trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã tăng sản lượng khai thác bauxite đạt 13% sản lượng thế giới và điện phân nhôm năm 2008 đạt đến 34% sản lượng nhôm trên thế giới. Như vậy, thị trường nhôm thế giới chỉ có Trung Quốc là có nhu cầu lớn, sau đó đến Nga (sản lượng nhôm năm 2008 đạt 10,6% thế giới nhưng Nga có ít bauxite). Lưu ý là việc điện phân nhôm đòi hỏi rất nhiều điện, người ta tính bình quân cho một tấn nhôm kim loại cần 15.000 Kwh do đó nếu giá điện rẻ 2 - 3 cent USD cho 1 Kwh thì cũng phải tốn tới 500 USD cho 1 tấn nhôm kim loại. Giá nhôm kim loại hiện đang xuống rất thấp từ hơn 3.000 USD/tấn (tháng 7/2008) nay chỉ còn 1.200 USD/tấn (2/2009).

Bauxite ở Việt Nam

Về mặt địa chất, lãnh thổ Việt Nam nằm ở phần trung tâm Đông Nam Á thuộc mảng thạch quyển Á - Âu có lịch sử phát triển địa chất lâu dài từ Arkei đến hiện đại, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên hình thành nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

Ở miền Bắc, trên mặt bào mòn sườn núi đá vôi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Dương, Nghệ An đã hình thành quặng bauxite (chủ yếu là diaspore) với tuổi Permi muộn (260 triệu năm), tài nguyên đạt 200 triệu tấn trong đó trữ lượng đã thăm dò đạt 91 triệu tấn.

Bảng 2. Sản xuất nhôm kim loại trên thế giới

TT

Nước

2006

2007

2008

1

Trung Quốc

9.350

12.600

13.500

2

Nga

3.720

3.960

4.200

3

Canada

3.050

3.090

3.100

4

Mỹ

2.284

2.554

2.640

5

Australia

1.930

1.960

1.960

6

Brazil

1.498

1.660

1.660

7

Na Uy

1.330

1.300

1.100

8

Ấn Độ

1.100

1.220

1.300

9

NamPhi

0.895

0.899

0.850

10

Bahrain

0.870

0.873

0.870

11

UAE

0.730

0.890

0.920

12

Venezuela

0.610

0.610

0.550

13

Mozambique

0.564

0.564

0.550

14

Germany

0.537

0.555

0.590

15

Tajikistan

0.414

0.419

0.420

16

Iceland

0.320

0.398

0.790

17

Các nước khác

4.510

4.460

4.700

Toàn cầu (làm tròn số liệu)

33.700

38.000

39.700

Ở Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm đã có núi lửa phun trào hình thành các đá basalt. Hàng triệu năm qua, qua các quá trình phong hóa, các đá basalt đã thành laterite bauxite (chủ yếu là gibbsite) với tài nguyên dự báo 6,75 tỷ tấn trong đó trữ lượng đã thăm dò đạt 2,258 tỷ tấn.

Với nguồn tài nguyên bauxite được thăm dò và đánh giá, Việt Namlà nước được xếp thứ ba trên thế giới chỉ sau Guineavà Australia . Tuy Việt Nam có ưu việt về tài nguyên bauxite nhưng còn một số tồn tại cần quan tâm đặc biệt khi muốn phát triển công nghệ khai thác bauxite, sản xuất alumina và nhôm kim loại. Đó là: Ví trí phân bố bauxite trên Tây Nguyên hầu hết ở thượng nguồn, không thuận tiện cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất alumina và bảo vệ môi trường; Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong đầu tư, khai thác, sản xuất, quản lý, nắm bắt thị trường ngành công nghiệp lớn và phức tạp này; Hạ tầng cơ sở ở Việt Nam nhìn chung còn thấp kém, đặc biệt là vùng Tây Nguyên (điện, nước, giao thông…), chúng ta chưa có các dự án chi tiết về hạ tầng cơ sở đồng bộ để phục vụ cho ngành công nghiệp nhôm mà mới chỉ có ý tưởng và kế hoạch; Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý còn rất mới mẻ cả về kiến thức, công nghệ khai thác chế biến sản xuất và quản lý ngành công nghiệp nhôm. Vẫn biết rằng hợp tác với quốc tế, liên doanh với nước ngoài là rất cần thiết nhưng cũng phải chú ý tìm hiểu cân nhắc kỹ để nắm bắt được các công nghệ tiên tiến và tìm thị trường lâu dài.

Nhận xét và kết luận

Bauxite không phải là khoáng sản nóng của thế giới vì tài nguyên trữ lượng của bauxite đã biết hàng chục năm nay là 55 - 75 tỷ tấn, đủ thoả mãn nhu cầu sử dụng của nhân loại hàng trăm năm.

Thống kê tình hình khai thác bauxite trên thế giới trong mấy chục năm qua cho thấy hầu như các nước có bauxite đều khai thác sử dụng phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều nước không có bauxite đã phải nhập khẩu để sản xuất vì họ có giá điện rẻ (< 5 cent USD/Kwh).

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về bauxite cần được nghiên cứu khai thác sử dụng và đây sẽ là một nguồn lực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh vì trên thế giới tuy có thị trường, có nhu cầu nhưng cũng có nhiều nguồn cung cấp, do đó ai có giá cạnh tranh hợp lý thì người đó sẽ chiếm lĩnh được thị trường.

Cần lưu ý rằng do khủng hoảng kinh tế trên thế giới, giá nhôm trên thế giới rất biến động theo hướng giảm sút. Trong 5,6 tháng gần đây giá nhôm kim loại đã rớt từ 3.292 USD/tấn (ngày 11/7/2008) xuống còn 1.290 USD/tấn (23/1/2009). Giá alumina thường bằng 12 - 15% giá nhôm, tất nhiên cũng giảm theo tương ứng. Do đó, tình hình khai thác bauxite, sản xuất alunina và nhôm kim loại trên thế giới chắc chắn sẽ biến động nhiều và một số nước đã có động tác ngừng sản xuất nhôm.

Trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, mọi dự án đầu tư về ngành công nghiệp nhôm đã lập cần được xem xét cân nhắc thận trọng. Nhất thiết phải điều chỉnh hoặc thậm chí phải huỷ bỏ những dự án không có hiệu quả kinh tế. Giai đoạn đầu nên hạn chế về quy mô và kịp thời nắm bắt cơ hội có sự đảm bảo chắc chắn về thị trường thông qua các hình thức hợp tác quốc tế chặt chẽ để xây dựng và phát triển có hiệu quả ngành công nghiệp nhôm ở Việt Nam .

Xem Thêm

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.