Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 01/12/2008 14:38 (GMT+7)

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giao thông vận tải

Giao thông vận tải cũng là một trong những lĩnh vực tiêu thụ khá nhiều nhiên liệu, do đó việc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả năng lượng trong hoạt động này cũng góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Chiến lược phát triển và công tác nâng cao hiệu suất năng lượng trong giao thông vận tải

Trong quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ năm 2004 cũng đã đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Theo đó, có quy định cụ thể về vận tải cần hải được phát triển theo hướng hiện đại với chi phí hợp lý, an toàn, giảm nhiều tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; nhanh chóng đổi mới phương tiện vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại, trước hết là vận tải hàng không và hàng hải nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, đối với giao thông đô thị cần được phát triển theo hướng sử dụng phương tiện giao thông công cộng là chính, đảm bảo hiện địa, an toàn, tiện lợi và bảo vệ môi trường.

Riêng đối với các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần nhanh chóng phát triển phương thức vận tải khối lương lớn; kiểm soát phương tiện vận tải cá nhân. Theo ước tính của các nhà quản lý, nếu tính cho một cung chặng đường vận chuyển như nhau thì một hành khách đi bằng phương tiện công cộng như xe buýt, với hệ số lợi dụng trọng tải trung bình nhiên liệu cần cho đi lại chỉ bằng ½ đến 1/3 người di xe máy và 1/5 đến 1/8 đối với người đi xe con. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước hiện đại hóa, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên hết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc cũng sẽ giảm được quãng đường xe chạy, giảm ách tắc giao thông nhỏ vào việc tiết kiệm năng lượng.

Ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong giao thông vận tải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngành Giao thông vận tải ngoài việc phổ biến, tuyên truyền còn khuyến khách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng như: ứng dụng logistic trong hoạt động vận tải, ứng dụng cabin điện tử trong đào tạo lái xe, nghiên cứu và ứng dụng thiết bị tự động điều chỉnh công suất nhằm tiết kiệm năng lượng trong vận tải đường sắt, đường thủy, nghiên cứu, ứng dụng nồi hơi tận dụng nhiệt khí xả động cơ diesel tàu thủy, nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh vận tải hành khách công cộng tại các thành phố…

Với đặc thù là ngành họat động trong môi trường có tính xã hội cao, việc quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng trong giao thông vận tải cũng hết sức đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Điều kiện hạ tầng, chất lượng phương tiện, phương pháp tổ chức khai thác vận tải, điều tiết giao thông, thậm chí cả điều kiện thời tiết khí hậu và ý thức của người tham gia giao thông. Nhu cầu có một hệ thống giao thông vận tải văn minh, thuận tiện, an tòan với chi phí thấp nhất luôn là mong muốn của các quốc gia và bằng các nỗ lực để đạt được điều này không thể không kể đến các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và phát triển hệ thống giao thông vận tải luôn có sự gắn kết hữu cơ với nhau trong chiến lược phát triển và quản lý giao thông vận tải của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả năng lượng trong giao thông vận tải còn phụ thuộc rất nhiều vào tập quán, thói quen của người sử dụng phương tiện trong đi lại, phụ thuộc vào ý thức của người tham gia giao thông.

Bên cạnh chiến lược phát triển và quản lý giao thông vận tải, cần thiết xây dựng giải pháp, cơ chế chính sách nhằm nâng cao nhận thức, tạo thói quen tiết kiệm năng lượng trong đi lại của cộng đồng dân cư và có thể coi đó là mục tiêu chính của chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tránh lãng phí năng lượng trong lĩnh vực này.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...