Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 11/01/2024 09:38 (GMT+7)

Sơn La: Tổng kết dự án thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng

Ngày 05/01, tại Thành phố Sơn La, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La”.

tm-img-alt

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Điều phối viên quốc gia văn phòng UNDP/GEF/SGP Việt Nam; Ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Trưởng Ban Điều hành dự án đồng chủ trì Hội nghị.

Dự hội nghị có PGS.TS Trịnh Văn Tùng – Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND huyện Mường La; lãnh đạo xã Long Hẹ, Ngọc Chiến, Suối Bàng, Mường Sang và 16 bản tham gia dự án; các thành viên Ban Điều hành, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật và cán bộ hiện trường dự án.

Qua hơn 01 năm triển khai thực hiện dự án Ban điều hành, nhóm chuyên gia và cán bộ hiện trường dự án đã phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai 58 hoạt động dự án gồm: tổ chức 02 Hội thảo, hỗ trợ tổ chức 01 Lễ hội, phục dựng 01 Lễ cúng, 33 lớp tập huấn, 21 cuộc họp tại 04 xã Ngọc Chiến, Long Hẹ, Suối Bàng, Mường Sang.

Dự án đã đào tạo, nâng cao năng lực cho các bên liên quan với số lượng là: 1215 lượt người, trong đó nữ 340 người chiếm 28%. Xây dựng được 36 bộ quy chế tại các bản thí điểm xây dựng bộ quy ước quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng cho quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao đời sống người dân. Qua đó các cộng đồng sử dụng hiệu quả  4,718 tỷ đồng tiền DVMTR nhận được của 4 xã vùng dự án cho công tác quản lý bảo vệ rừng, xây dựng các công trình phúc lợi và nâng cao đời sống người dân, cụ thể: Sử dụng 1,29 tỷ đồng cho công tác bảo vệ rừng (như xây dựng được 20 tổ đội bảo vệ rừng với số lượng từ 11 đến 30 người, chi trả công tuần tra bảo vệ rừng, mua cây giống trồng rừng, mua sắm các trang thiết bị phục vụ tuần tra bảo vệ rừng), 1,99 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới (như xây dựng, sửa chữa nhà văn hoá, đường nội bản, đường nội đồng, sân vận động, sửa chữa các công trình nông thôn, lớp học...), 1,009 tỷ đồng cho nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình và cho quỹ phụ nữ tự quản vay để phát triển sinh kế và 0,5 tỷ đồng cho các khoản chi khác như tuyên truyền, sơ tổng kết các hoạt động của cộng đồng trong năm.

Hỗ trợ cải thiện 06 mô hình phát triển sinh kế gồm: 04 nhóm tiết kiệm tự quản cộng (tại Bản Lùn và bản Sò Lườn, xã Mường Sang và bản Nậm Nghiệp, bản Phày xã Ngọc Chiến); 01 mô hình chuyển đổi số (Hợp tác xã Chà Mạy, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu); 01 mô hình du lịch suối khoáng nóng (Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La).

Hỗ trợ cấp ủy chính quyền cấp xã, bản tổ chức 01 nghi lễ tín ngưỡng tại xã Ngọc Chiến; xây dựng phương án bảo tồn khu di tích lịch sử hang mộ Tạng Mè tại Suối Bàng; Xây dựng được mạng lưới học hỏi/chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bảo vệ các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, các vấn đề về phát triển sinh kế, quản lý tài chính cộng đồng, kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi…, quảng bá, trao đổi, mua bán các sản phẩm nông lâm nghiệp … trong mạng lưới các xã thực hiện dự án và hướng tới mở rộng ra trong toàn tỉnh.

Báo cáo tại hội nghị PGS TS Trịnh Văn Tùng - Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trưởng đoàn đánh giá độc lập nhận định đây là dự án có khối lượng công việc đồ sộ được triển khai trên địa bàn rất rộng, các kết quả đạt được cũng rất đáng ghi nhận, đặc biệt là những lợi ích mà người dân được thụ hưởng. Dự án đã cho thấy sự đồng thuận và vào cuộc một cách tích cực, chủ động của người dân vùng dự án và các bên có liên quan, dự án đã, đang và sẽ tiếp tục tác động lâu dài đến nhận thức của chính quyền địa phương và người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá gắn với bảo vệ rừng và phát triển sinh kế bền vững tại địa phương. Nói cách khác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống chính là bảo tồn và phát huy sự khác biệt, sự đa dạng về văn hóa dân tộc đặc biệt của các dân tộc thiểu số trong và ngoài vùng dự án. Chính quyền địa phương đã và đang coi người dân là chủ thể chính trong việc bảo vệ rừng, phát triển sinh kế gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là những cơ sở rất quan trọng để chính quyền địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân nhiều hơn bằng cách khơi dậy những tiềm năng và tiềm lực của người dân nói chung và của cộng đồng nói riêng.

tm-img-alt

Ban Điều hành dự án đã tặng Giấy khen cho 9 cá nhân đã tích cực tham gia các hoạt động của dự án

 Tại hội nghị, Điều phối viên chương trình Nguyễn Thị Thu Huyền ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đã đạt được của dự án đồng thời đề nghị Ban điều hành tiếp tục phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các địa phương để triển khai nhân rộng các kết quả, đặc biệt là Quy chế quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của cộng đồng và mô hình quỹ tiết kiệm tự quản. Tiếp tục đề xuất ý tưởng triển khai thực hiện giai đoạn tiếp theo để kịp thời đề xuất với Hội đồng Quốc gia Quỹ môi trường toàn cầu thời gian tới.

Xem Thêm

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
An Giang: Giao lưu và kết nối cộng đồng LGBT
Chiều ngày 25/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Ban Quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cùng với Liên hiệp Hội An Giang đã phối hợp với Mạng lưới Cộng đồng LGBTQ + An Giang tổ chức buổi giao lưu "GALA YOU&ME, prEP NGAY ĐI".
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.