Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 22:51 (GMT+7)

Redi (1626-1698): Người đánh đổ thuyết “Tạo sinh tự phát”

Redi là ai thế? Ông là thầy thuốc, vừa là nhà khoa học tự nhiên kiêm nhà thơ. Ông là người Italia, sinh ngày 19 tháng 2 năm 1626 tại Arezzo, một thành phố ở Toscana, thuộc vùng Trung Bắc nước Italia,nơi tiếp giáp hai con sông Arno và Chiana. Rời quê hương, đi về hướng Tây Bắc khoảng tám mươi cây số, chàng thanh niên Francesco Redi đến Pisa, nơi sinh của nhà Vật lý học Galileo (1564-1642). Thànhphố Pisa nằm bên bờ sông Arno, gần cửa vịnh Genoa, nổi tiếng với tháp nghiêng Pisa tám tầng, xây dựng từ cuối thế kỷ 12. Francesco vào trường đại học được thành lập giữa thế kỷ 14. Sau khi tốt nghiệpY khoa, Redi lại lên đường đi đến Firenze (còn gọi là Florence, có nghĩa là thành phố Hoa), thủ phủ của xứ Toscane, bên bờ sông Arno, sát chân đồi Fiesole, cách Pisa chừng bốn mươi cây số về phíaĐông. Thành phố Hoa nổi tiếng với nhà thờ Santa Croce, nơi có lăng mộ của nhiều danh nhân đất nước Italia như danh họa Michelangelo (1475-1564), nhà triết học và hoạt động chính trị Machiavelli(1469-1527). Tại Florence, Redi là thầy thuốc riêng của Ngài quận công xứ Toscane, một người luôn giúp đỡ các nhà khoa học nghiên cứu và đã sáng lập một Viện Hàn lâm ở Italia.

Trong những năm tháng suy nghĩ về hiện tượng “tạo sinh tự phát”, một câu hỏi luôn ám ảnh tâm trí Redi: Tự riêng bản thân các vật chất tan hủy thối rữa có thể hình thành ra những sinh thái mới đượckhông? Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại, cuối cùng ông đã tìm được câu trả lời. Redi dùng hai chiếc bình A và B xếp lồng vào nhau; chiếc bình A có miệng nắp được phủ một lớp gạc mỏng, như vậy đámruồi nhặng không thể bay lọt vào trong bình được, nhưng trứng của đám ruồi nhặng vẫn có thể lọt qua lỗ gạc khá rộng để rơi xuống đáy bình A, ở đây trứng nở thành giòi bọ (thời đó gọi là “giun”). Cònmiệng nắp bình B được phủ kín bằng một tấm gạc có lỗ rất nhỏ đến mức trứng ruồi nhặng cũng không thể lọt qua để rơi xuống đáy bình B, ở đây miếng thịt luôn được giữ tươi nguyên chẳng hề thiu thối tanhủy. Redi làm đi làm lại nhiều lần các thử nghiệm, trước mắt nhiều nhà khoa học. Cuối cùng, ông công bố kết quả trong cuốn sách “Những thử nghiệm về sự tạo sinh của côn trùng” (1668, viết bằng tiếngItalia), trong đó khẳng định những con giun hình thành ở miếng thịt thiu thối, tan hủy đều xuất nguồn từ trứng của ruồi nhặng và chẳng hề có sự “tạo sinh tự phát” như bấy lâu nay mọi người vẫn tưởng.Hai mươi năm sau, sách được xuất bản bằng tiếng Latinh (1686, Amsterdam) rồi sau đó được dịch sang tiếng Anh.

Trong cuốn sách nổi tiếng đó, Redi viết “… Mặc dù luôn chấp nhận một người thông thái hơn sẽ giúp tôi sửa chữa những sai lầm (nếu tôi mắc phải) nhưng tôi vẫn muốn trình bày niềm tin tuyệt đối củatôi, đó là: từ lúc khởi thủy, sau khi sản sinh ra những động vật và cây cỏ đầu tiên theo lệnh của Đấng Tối cao đầy quyền lực, Trái đất đã không hề tạo sinh ra bất kỳ một cây cỏ, động vật nào nữa, dùcó hay không hoàn chỉnh. Và từ đó, tất cả những sinh thái mà chúng ta đã biết, hiện nay hoặc trong quá khứ, đều chỉ có nguồn gốc từ những mầm mống đặc thù riêng cho cây cỏ, động vật, rồi những loàinày tồn tại chỉ nhờ các phương thức đó. Trước một hiện tượng thường xảy ra là vô số những con giun luôn xuất hiện trong xác chết hoặc lá cây thối rữa, tôi vẫn tin chắc rằng tất cả những con giun đóđều xuất nguồn từ một quá trình phát tán, khối thối rữa nơi giun hiện diện chỉ là môi trường, một tổ ấm hữu hiệu để cho các động vật đẻ trứng đồng thời đó cũng là nguồn thức ăn phong phú cho chúng.Trên cơ sở đó, tôi tuyên bố rõ ràng là chẳng hề và cũng sẽ chẳng bao giờ có chuyện gì khác chuyện ấy… Càng suy nghĩ, tôi càng tin tưởng rằng những chất của ruồi đặt vào trong thịt đều xuất nguồn từnhững chất của ruồi đặt vào chứ không phải ruồi được nảy sinh từ mảng thịt thối rữa. Tôi càng tin vào giả định này khi chú ý quan sát thấy trước lúc thịt nhiễm giun luôn có ruồi bay ngang trên thịtvà ít lâu sau đó lại thấy đám ruồi giống hệt như thế từ thịt bay lên. Một giả thuyết sẽ luôn vô nghĩa nếu không được thử nghiệm xác minh… Vì vậy, tôi đã thử nghiệm nhiều lần. Khoảng giữa tháng 7,trong bốn cái chum nhỏ tôi đặt một con rắn, vài con cá, dăm con cá chình và một miếng thịt bê, rồi bịt kín miệng bằng giấy da, gắn kỹ. Sau đó, tôi lại đặt các vật liệu đó trong những chum khác nhưngmiệng hoàn toàn mở ngỏ, không đậy nắp. Chẳng phải chờ lâu, tôi nhận thấy thịt, cá ở các chum mở ngỏ luôn bị nhiễm ngay giun và có nhiều ruồi bay ngang qua lại trên miệng chum… Còn trong các chum bịtkín, dù nhiều ngày đã trôi qua nhưng khi chú ý quan sát, tôi không hề thấy giun. Rải rác trên bề mặt giấy da, tôi nhận thấy có phân ruồi hoặc vài ấu trùng nhỏ. Chưa hài lòng với những thử nghiệm đó,tôi đã làm đi làm lại thêm nhiều lần nữa, ở những thời tiết với những vật liệu khác nhau. Để không còn chút nghi ngờ nào nữa, tôi thử bọc kín những mảng thịt hoặc vùi sâu dưới đất vài tuần lễ và giunbọ không hề xuất hiện, nhưng điều này lại luôn xảy ra khi có ruồi bay chạm sát mảng thịt…”. Tại sao Redi lại chọn thịt bê trong thử nghiệm của mình? Vì thời đó, nhiều nhà khoa học, trong đó có cả VanHelmont (1577-1644, nhà vật lý hóa học người Flanders) đều tin rằng thịt bê thối rữa sẽ nảy sinh ruồi.

Thí nghiệm của Redi giống như một trò đùa nghịch trẻ con, thế nhưng ở thời điểm giữa thế kỷ 17, nó thực sự là một cuộc cách mạng tư duy khoa học. Và sau này, Jean Rostand, một nhà khoa học lớn củaPháp đã nhận định: “… Thí nghiệm của Redi buộc mọi người từ bỏ các luận điểm cổ xưa luôn mong muốn khai sinh cái sống từ cái không sống… Giữa cái sinh động với cái trì trệ đã có một khoảng cách rõrệt hơn người ta tưởng lúc ban đầu. Nếu chất sống có thể chết thì vật chết, trong bản thân nó, lại không thể hoạt động được. Như vậy, mọi chất sống đều nhất thiết phải bắt nguồn từ một cuộc sống sẵncó trước…”.

Những nhận xét của Redi đã bị nhiều nhà khoa học thời đó chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt là Anathasius Kircher (1601-1680), một tu sĩ và là một học giả người Đức. Kircher là giáo sư dạy môn toán và ngônngữ Do Thái ở Đại học Roma, đồng thời ông cũng nghiên cứu chữ tượng hình cổ xưa và môn khảo cổ học (1643). Trong cuộc tranh luận này, sau khi phê phán Redi không tuân thủ những quan điểm củaAristotle và khẳng định có thể nuôi dưỡng loài sâu bọ cánh cứng, bướm và những côn trùng khác từ những chất hỗn hợp gồm bùn, phân rác và cây cỏ thối rữa, Kircher xác định rằng côn trùng rõ ràng nảysinh từ những chất hữu cơ, chất dịch cơ thể và đặt thêm câu hỏi: Thế còn những côn trùng xuất nguồn từ mụn cây, vú lá và những con giun trong ruột thì sao? Redi trả lời: những con giun tồn tại trongcác động vật hoặc ở người sống là do một “chất mầm” hiện diện trong không khí, thức ăn, nước uống, vì thế “chất mầm” đã được thở hít hoặc hấp thụ vào cơ thể, còn các con giun có mặt trên lá cây, tráiquả, đều được hình thành sau khi côn trùng đã đẻ trứng ở đó. Để chứng minh quan điểm của mình, Redi đã bỏ công sức cắt mở khoảng 20.000 mụn cây, vú lá. Trên cơ sở thực nghiệm này, ông khẳng địnhrằng, côn trùng nảy sinh ở đó là do tự nhiên.

Nhưng Redi không trả lời được câu hỏi: tại sao giun lại hiện diện trong ruột người? Chẳng lẽ lại trở về với luận thuyết của Aristotle cho rằng giun được tạo ra bởi “khí hơi” (pneuma) từ các dịchtrong ruột người. Một nhà khoa học đương thời là Antonio Valissniert (1661-1730) gợi ý rằng các con giun đó cũng có thể nảy sinh từ trứng nhưng lại không thể chứng minh bằng thực nghiệm. Rồi với tưduy hạn chế của thời đại đó, nhiều người lại trở về với Thánh kinh khi nghĩ rằng Thượng đế đã sản sinh ra những ký sinh trùng đó trong cơ thể của Adam.

Không hài lòng với cách xác nhận này, Redi đã tiếp tục nghiên cứu kỹ sâu hơn nữa. Trong khi tìm hiểu quá trình sản sinh côn trùng, ông phát hiện các động vật cấp thấp, nhỏ bé cũng có hai giống đực cái khác biệt nhau y hệt như ở động vật cấp cao, chúng sinh thành là do giao hợp, do trứng đã được thụ tinh để hình thành ra con cái. Những quan sát này buộc Redi chống lại quan điểm của Harvey (1578-1657, thầy thuốc người Anh, đã phát hiện vòng tuần hoàn máu), người vẫn chấp nhận tư duy cổ xưa của Aristotle cho rằng “trứng” của mọi động vật cấp thấp đều nảy sinh từ những chất thối rữa và chính từ những chất thối rữa này sẽ nảy sinh côn trùng. Tuy vậy, với bản chất trung thực của một nhà khoa học, Redi vẫn công nhận quan điểm đúng đắn của Harvey: “mọi vật đều sinh ra từ trứng” (ex ovo omnia). Điều này được Redi trình bày rõ ràng trong một cuốn sách (xuất bản năm 1668).

Vào giữa thế kỷ 17, người ta thường bán những mảnh “đá chứa rắn” để giúp mọi người đề phòng rắn cắn. Cảnh tượng đó gợi ý cho Redi nghiên cứu về rắn. Năm 1664, ông mô tả tuyến nọc độc của loài rắn viper (Vipera aspis) và xác nhận nọc độc không hề có liên quan với mật của nó, hơn nữa chất độc này sẽ không tác hại khi nuốt uống, nó chỉ gây độc nếu tiêm chích qua da.

Khi tham khảo các tài liệu thấy Aristotle ghi nhận lừa là động vật bốn chân duy nhất không có rận, Redi đã chú ý tìm tòi và phát hiện được rận trên con vật này. Sau đó, ông vẽ con rận thật đẹp, to hơn thật và đặt tên là Pediculus asini (rận của lừa). Redi cố ý ghép từ “asinus” với từ “rận” nhằm kín đáo phê bình quan điểm của Aristotle, một việc mà nhiều nhà khoa học thời đó không ai dám nghĩ đến.

Suốt một thời gian dài, Redi chú tâm nghiên cứu các động vật ký sinh. Ông mổ xẻ nhiều động vật có vú (sư tử, hổ báo…), nhiều loại chim (trong đó có cả chim đại bàng…) để kiếm tìm những ký sinh trùng trong thận, cơ, gan, bong bóng cá… Cũng trong mục đích đó, ông phẫu tích tôm cua, động vật thân mềm và đã xác định nang sán chính là biểu hiện cho một giai đoạn của chu kỳ sống. Trên cơ sở đó, sau này, các nhà khoa học đã đặt tên ông cho một giai đoạn trong đời sống của sán lá hai chủ, đó là “redien” (Filipi, 1837).

Gần 20 năm sau khi hoàn thành cuốn sách phủ nhận quan điểm “tạo sinh tự phát”, Redi lại cho xuất bản tập tài liệu về các ký sinh trùng động vật với nhan đề “Các động vật sống hiện diện trong động vật sống” (1684), trong đó ông mô tả hàng trăm loại giun sán, ve bét và côn trùng. Cuốn sách này đặt Redi vào hàng ngũ những người mở đường cho ngành khoa học mới mẻ: ngành Ký sinh trùng học.

Trong những năm cuối đời, ông hướng dẫn hai người học trò là Bonomo và Cestoni nghiên cứu qua kính hiển vi; và cuối cùng (1687) phát hiện ký sinh trùng cái ghẻ, một loại ve bét cực nhỏ gây bệnh da ở người và động vật. Phát hiện này mang ý nghĩa to lớn trong Sinh học và Y học bởi vì đây là lần đầu tiên một sinh vật được xác nhận là nguyên nhân gây bệnh. Từ đây, hình thành luận thuyết “sinh thái sống lây nhiễm” (contagium vivum) và mở đường cho những phát hiện vi khuẩn học trong các thế kỷ sau.

Tuy nhiên, phải cần thêm hai thế kỷ nữa mới có những phát hiện của Pasteur (1860) kèm theo biết bao cuộc tranh luận gay gắt, quan điểm của Redi mới được chấp nhận và luận thuyết “tạo sinh tự phát” mới hoàn toàn sụp đổ.

Ngày 1 tháng 3 năm 1698, cũng tại Pisa, thành phố mà xưa kia chàng thanh niên Francesco đã bắt đầu sự nghiệp khoa học, nhà khoa học Francesco Redi đã qua đời ở tuổi 72.

Nguồn: Trần Phương Hạnh, 17 nhà khoa học lỗi lạc, NXB Trẻ, TP. HCM, 2003.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.