Quy trình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP
Quy trình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP
Tiếp theo chương trình truyền thông và Phổ biến kiến thức KH&CN của Liên hiệp Hội Việt Nam. Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức khóa tập huấn " Quy trình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP " cho các chủ trang trại, hộ gia đình tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang là tỉnh sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước có diện tích 31.300 ha với sản lượng vải tươi 195 nghìn tấn (2015) tập trung chủ yếu ở 4 huyện: Lục ngạn, Tân Yên, Lục Nam và Lạng Giang. Riêng huyện Lục Ngạn có 18 nghìn ha. Năm 2015 doanh thu từ vải thiều đạt trên 2.900 tỷ đồng và các dịch vụ phù trợ trên 1.500 tỷ đồng, trong đó Lục Ngạn là 118 nghin tấn với giá trì 1.770 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.164 ha trồng vải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và có 100 ha tại xã Hồng Giang (Lục Ngạn) đã áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlopalGAP, trong đó có 60 ha được cơ quan Kiểm dịch Hoa Kỳ cấp 6 mã vùng. Việc tổ chức tập huấn cho chủ trang trại, nông dân trong vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp người dân có kiến thức về sản xuất cây vải và các cây ăn quả khác theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo vệ sinh ATTP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 9 năm 2014, Hội Làm vườn Việt Nam đã phối hợp với Hội Làm vườn Bắc Giang tổ chức tập huấn "Quy trình sản xuất, chăm sóc cây ăn quả và bảo quản sau thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP" cho các cán bộ, hội viên Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang.
Ảnh 1: Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam
Phát biểu khai mạc khóa lớp tập huấn, ông Nguyễn Quốc Tuấn- Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam cho rằng: Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là đòi hỏi tất yếu, khách quan dù là khó nhưng vẫn phải làm khi muốn xuất khẩu cac sản phẩm cây ăn quả ra các nước. Tuy nhiên viêc thực hiện sẽ phải từng bước làm cho người dân quen dần để thay đổi tập quán canh tác tùy tiện trước đây. Những năm vừa qua, Đảng bộ và UBND các cấp, các ban, ngành địa phương đã tập trung chỉ đạo thành công áp dụng quy trình sản xuất VietGAP trên một nghìn ha ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam... Chắc chắn tới đây do yêu cầu xuất khẩu và an toàn thực phẩm diên tích áp dụng quy trình VietGAP, GlopalGAP sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu về ATTP và xuất khẩu và cả tiêu dung trong nước. Vì vây, rất mong Nhà nước, Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tích cực giúp đỡ đào tạo cho các chủ trang trại, nông dân áp dụng các TBKHCN mới.
Ảnh 2 và 3: Toàn cảnh khóa học
Tham dự khóa tập huấn có 60 đại biểu là chủ trang trại, cán bộ Hội Làm vườn của 10 huyện trong tỉnh. Đặc điểm học viên tham gia lớp tập huấn lần này là các chủ trang trại trẻ, có kiến thức và rất ham học hỏi. Tuy nhiên, các học viên đến từ các huyện rất xa và trong điều kiện thời tiết xấu, nhưng đối tượng được mời đi dự đến rất đúng giờ, nghe giảng chăm chú và ghi chép đầy đủ.
Ảnh 4: Giảng viên truyền đạt tới các học viên
Trong thời gian tập huấn, các học viên đã được nghe GS. Ngô Thế Dân cùng các giảng viên trình bày bài tham luận với tiêu đề "Phát triển cây ăn quả hướng tới thị trường". Bài tham luận đã trình bày về triển vọng xuất khẩu cây ăn quả của nước ta và yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn GAP khi xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật và các nước EU. Tiếp theo bài giảng của GS. Ngô Thế Dân, các học viên được các giáo viên rất có kinh nghiệm và có kiến thức sâu cung cấp kiến thức và hướng dẫn rất cụ thể quy trình sản xuất cây ăn quả theo ViệtGAP. Tại khóa tập huấn, các giáo viên đã trả lời các câu hỏi cụ thể như chất lượng và nguồn nước, loại phân bón, thuốc sâu nào được sử dụng theo quy định của VietGAP, sử lý sâu vẽ bùa, rập sáp, ve sầu, bệnh vàng lá cam như thế nào. Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn VietGAP và GlopalGAP...
Sau phần nghe giảng trên lớp, học viên đã được tham quan học tập 2 vườn trồng cam đường và vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thuộc trang trại gia đình ông Nguyễn Văn Long thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn. Để trồng được cam đường trên đất đồi trọc, ông Long đã bỏ rất nhiều công sức và tiền của để cải tạo đất như: đào lớp sỏi, cuội lớp đất mặt, sau đó hút bùn từ sông lên để phủ lên lớp đất đã đào để cải tạo chất đất. Ông Long cho biết đến nay đã đầu tư khoảng 8 tỷ đồng cải tạo 13 mẫu đất để trồng cây ăn quả có múi và vải . Tại vườn cây ông Long cũng trao đổi rất kỹ về kinh nghiệm chọn giống, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây cam đường canh.
Ảnh 5: Ông Nguyễn Văn Bái, Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Bắc Giang
Đánh giá về kết quả lớp tập huấn, ông Nguyễn Văn Bái - Chủ tịch Hội Làm vườn Bắc Giang cho rằng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlopalGAP đang là yêu cầu cấp thiết của sản xuất cây ăn quả ở Bắc Giang hướng tới xuất khẩu ở các thị trường có nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật và EU. Những kiến thức rất cụ thể do giáo viên trình bày ở khóa tập huấn thực sự giúp các chủ trang trại, nhà vườn có thể vận dụng vào đồng ruộng khi áp dụng quy trình sản xuất theo VietGAP. Rất mong nhà nước tiếp tục hỗ trợ tập huấn cho các chủ trang trại và nông dân ở Bắc Giang về chủ đề này nhiều hơn.
Ảnh 6: Chụp ảnh lưu niệm