Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/10/2011 20:26 (GMT+7)

Quá trình khai thác và thực thi chủ quyền ở Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của triều Nguyễn

Phan Huy Chú (1782 - 1840) - nhà Sử học tài danh vào đầu thời Nguyễn trong Lịch triều hiến chương loại chí, tập Dư địa chíviết về phủ Tư Nghĩa (tức Quảng Ngãi) đã dành phần lớn nội dung để viết về Hoàng Sa cùng những sản vật được khai thác và chế biến từ nguồn lợi thiên nhiên ở đây: Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển phía đông bắc có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến hơn 130 ngọn núi. Đi từ cho núi [chính] ra biển [sang các đảo khác] ước chừnghơn một ngày hoặc vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi. Trong bãi có dòng nước trong suốt đến đáy. Sườn đảo có vô số yến sào, các thứ chim có hàng ngàn vạn con, thấy người vẫn đỗ quanh, không bay tránh. Bên bãi cát có vật lạ rất nhiều, có thứ ốc có vằn gọi là ốc tai voi to như chiếc chiếu, trong bụng có hạt châu to bằng ngón tay cái, nhưng sắc nó đục, không bằng ngọc châutrong con trai; vỏ nó đẽo đi làm bia được, lại có thể nung làm vôi để xây tường. Có thứ ốc gọi là ốc xà cừ, có thể khảm vào các đồ vật; có thứ gọi là ốc hương. Thịt các con trai, con hến đều có thể làm mắm hoặc nấu ăn được. Có thứ đồi mồi rấtlớn, gọi là hải ba, mai nó mỏng, có thể ghép làm đồ vật, trứng nó như đầu ngón tay cái. Lại có thứgọi là sâm, tục gọi là đột đột, nó bơi lội bên trong bãi cát, bắt về, xát vôi qua, rồi bỏ ruột đi, phơi khô. Khi nào ăn lấy nước cua đồng mà ngâm, nấu với tôm và thịt lợn, ngon lắm. Các thuyền buôn đi gặp gió thường nạp vào đảo này.

Dưới thời Tự Đức, khi được sử quán triều Nguyễn biên soạn sách Đại Nam nhất thống chícũng ghi chép khá tường tận về cảnh vật, hải sản ở Hoàng Sa: Hoàng Sa ở phía đông cù lao Ré. Thuyền xuất phát từ cửa Sa Kỳ, thuận gió thì từ ba đến bốn ngày đêm có thể đến nơi. Có đến hơn 130 đảo. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm, bằng phẳng, rộng rãi, tục gọi là"Vạn lý trường sa"; nước rất trong, trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập không biếtman nào. Sản nhiều ốc hoa, hải sâm, đồi mồi, vích, cùng những hàng hoá của thuyền người Thanh bị bão, trôi dạt vào đấy.

Đầu triều Gia Long phỏng theo lệ cũ đặt đội Hoàng Sa, sau lại bỏ; đầu đời Minh Mạng thường sai người đi thuyền công đến đó thăm dò đường biển, thấy một nơi có cồn cát trắng chu vi 1.070 trượng, cây cối xanh tốt,giữa cồn cát có giếng; phía tây nam cồn có ngôi miếu cổ, không rõ dựng từ thời nào, có bia khắc bốn chữ "Vạn lý ba bình" (muôn dặm sóng yên).

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), sai thuyền công chở gạch đá đến xây đền, dựng bia đábên trái đền để ghi dấu và trĩa hạt giống các thứ cây ba mặt trái, phải và phía sau. Binh phu đắp nền miếu đào được lá đồng và gang sắt có đến hơn 2.000 cân.

Vào đầu thế kỷ XX, khi viết tập sách Đại Nam địa dư chí ước biên(1908), Cao Xuân Dục - Tổng tài Quốc sử quán cũng xác nhận về việc khai thác và quản lý Hoàng Sa của triều Nguyễn: ảo Hoàng SaBình Sơn. Từbờ biển ra khơi, thuận gió thì3, 4 ngày đêm có thế đến được. Trên đảo núi non trải khắp, có tới 130 ngọn. Ở giữa có bãi cát vàng, không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Trường Sa. Trên bãi có giếng, nước giếng có vị ngọt".

Kế tục công cuộc khai thác và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn, vua Gia Long đã lập đội Hoàng Sa. Sự kiện này được ghi lại trong sách Đại Nam thực lụcvào năm 1815: "Sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đườngbiển".

Năm 1816, nhà vua lại "Sai thuỷ quân và đội Hoàng Sa cỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thuỷ".Sự kiện quan trọng này được phản ánh trung thực của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) - một nhân chứng ngoại quốc đang có mặt ở Huế đã viết trong tập hồi ký Le mémoire sur la Cochinchine: "Nước Cochinchine mà vua bấy giờ xưng đế hiệu gồm xứ Đàng Trong (Cochinchine), xứ Đông Kinh (Tonkin), mộtphần xứ Cao Miên, một vài đảo có cư dân không xabờ bể và quần đảo Paracels hợp thành bởi những đảo nhỏ, đá ngầm và mỏm đá không có dân cư. Chỉ đến năm 1816, mà Hoàng đế bấy giờ mới lấy chủ quyền trên quần đảo ấy".

Năm 1833, Giám mục Jean Louis Tabert trong cuốn Univers et description de tout les peuples de leur religions, moeurs et coutoumescũng khẳng định sự kiện cắm mốc chủ quyền của vua Gia Long ở quần đảo Hoàng Sa: "Chúng tôi không rõ họ có thiết lập mộtcơ sở nào tại đó không, nhưng có điều chúng tôi biết chắc là hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đoá hoa kỳ lạ đó vào vương miện của ông. Vì vậy mà ông xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thu quần đảo Hoàng Sa, và chính vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lácờ của xứ Đàng Trong".

Một công bố khác bằng tiếng Anh ở Bengal, giám mục Jean Louis Tabert lại xác nhận về chủ quyền độc tôn này của hoàng đế Gia Long: "Năm 1816, ông đã tới long trọng cắmcờ chính thức giữ chủ quyền các hòn đảo đá này mà hình như không một ai tranh giành với ông".

Dưới thời Minh Mạng, nhà vua rất có ý thức và trách nhiệm về biển đảo trong đó có Hoàng Sa. Ngoài việc cho thuê thuyền dân để hướng dẫn hải hành, hoạt động vãng thám, đo đạc thuỷ trình triều đình giao cho thuỷ quân đảm nhận.

Tài liệu Châu bán triều NguyễnCục Lưu trữ Trung ương I, hiện nay còn lưu giữ 11 văn bản từ năm 1830 đến 1847 của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị ghi chép về các sự kiện có liên quan đến Hoàng Sa. Đáng chú ý hơn cả là hai bản tâu của Thủ ngữ cảng Đà Nẵng ngày 27 tháng 6 năm Minh Mạng 11 (tức 15-8-1830) do thuyền trưởng Đô-ô-chi-ly của tàu buôn Pháp ê-đoa cung cấp thông tin rằng: Ngày 20 tháng 6 năm Minh Mạng 11 (8-8-1830), thuyền buôn của triều đình do Lê Quang Quỳnh và các thuỷ thủ đoàn rời cảng Đà Nẵng đi Lữ Tống (Lucon, Manila - Philippine) đến canh hai ngày 21 tháng 6, đụng phải đá ngầm ở phía tây Hoàng Sa, thuyền bị ngập nước. Thủ ngữ cảng Đà Nẵng phái thuyền mang theo nước uống đi cứu hộ, giờ Ngọ đã gặp, đã đưa họ về lại cảng.

Để khai thác và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, triều Nguyễn rất chú trọng đến hoạt động vãng thám, đo đạc thuỷ trình và vẽ bản đồ với yêu cầu rất cụ thể cho các đội làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa như sau: "Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đến thì cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiềmtrở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại, xét ngày khởi hành từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căncứ vào thuyền đi, tính được bao nhiêu dặm. Lại, từ xứ ấy trông vàobờ bến đối thẳng vàobờ là tỉnh hạt nào, cáchbờ chừng bao nhiêu dặm. Nhấn nhất nói rõ, đem về dâng trình". Chủ trương này của triều đình Huế giao cho vệ Giám thành, Khâm Thiên giám ở kinh đô Huế và thủy quân triển khai hàng năm. Năm 1834, vua Minh Mạng: "sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng thuỷ quân hơn 20 người đi thuyền ra đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ bản đồ".

Năm 1836 , vua Minh Mạng sai suất đội Phạm Hữu Nhất đem binh thuyền qua Quảng Ngãi đến thẳng Hoàng Sa để đo đạc, khám xét, cắm tiêu làm dấu, vẽ bản đồ để trình lên vua xem. Trong một số trường hợp, triều đình giao phối hợp với dân chuyên nghiệp đi biển ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định cùng thực hiện, được thể hiện trong bản tâu của bộ Công năm 1836: "Xintừ nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng Giêng, chọn phái biền binh thuỷ quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyềnô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, bắt hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa".

Công việc hải hành để khai thác và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa thường diễn vào 6 tháng đầu năm âm lịch trước khi mùa mưa bão đến đối với các tỉnh miền Trung. Hoạt động này còn tuỳ thuộc vào thời tiết nhưng phải đảm bảo kế hoạch hàng năm và sự an toàn tính mạng của thuyền nhân mà triều đình đã giao phó. Trường hợp năm 1838 là một thí dụ. Trong bản tâu của bộ Công vào ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mạng thứ 19 (1838) cho biết: "Chúng tôi đã gửi giấy cho tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định khiến lo sửa soạn và đã chọn phái nhân viênBộ (Công), Thị vệ, Khâm Thiên giám, Thành binh, Thuỷ binh theo binh thuyền vào trong ấy. Hiện nay phái đoàn đã tề tựu tấp nập. Nhưng tỉnh thần ấy gửi giấy nói về ngày 10 đến ngày 26 tháng4, gió đông thổi liên hồi thuyền chưa ra biển được. Đợi ngày nào gió nam thuận tiện, thuyền phát đoàn sẽ khởi hành, sẽ đệ báo sau".

Nhưng hơn ba tháng sau, quan tỉnh Quảng Ngãi đã báo cáo lên triều đình là đoàn thuyền "Bổn chinh thuyền" đã hoàn thành nhiệm vụ Hoàng Sa và đã trở về an toàn: "Xin chiếu lệ miễn thuế năm nay cho hai chiếc "Bổn chinh thuyền" đã đưa binh dân đến Hoàng Sa đo đạc giáp vòng từ hạ tuần tháng 3 tới hạ tuần tháng6, hoàn tất công vụ nay đã trở về".

Công việc vãng thám, đo đạc thủy trình, khai thác ở quần đảo Hoàng Sa được thực hiện đều đặn hàng năm cho đến cuối thời vua Thiệu Trị.

Trong một bản tâu của bộ Công ngày 28 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1848) đã ghi lại: "hàng năm, vào mùa xuân theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà cho thành thục đường đi lối lại".

Đó là những cố gắng vào cuối thời vua Thiệu Trị, dù bận rộn với việc đối phó trước sự chống phá, uy hiếp của các pháo hạm phương Tây ở cảng Đà Nẵng đã làm bê trễ sự liên tục trong việc thực thi các nhiệm vụ ở Hoàng Sa.

Để khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, triều Nguyễn đã cho cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, lập miếu thờ và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa. Đây là bằng chứng pháp lý của một nước có chủ quyền thực thi chủ quyền trên các vùng lãnh thổ của mình là một chủ trương đúng đắn của triều đình Huế được triển khai từ năm 1833. Sách Đại Nam thực lụccho biết: "Năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14 (1833) mùa thu tháng tám vua dụ bộ Công rằng: Trong hải phận Quảng Ngãi có một đảo Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường [mắc cạm] bị hại. Nay nên dự bị thuyền này, đến sang năm sẽ có người đến đó dựng miếu, lập bia và trồng cây cối. Ngày sau cây to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, tránh khỏi được mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời".

Vào năm Ất Mùi (1835), nhà vua cho dựng miếu thờ, xây bình phong và lập bia chủ quyền, Hoàng Sa trở thành lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Chính sử triều Nguyễn đã xác nhận sự kiện quan trọng này như sau: "Bãi Hoàng Sa ớ hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cô, có bia khắcbốn chữ "Vạn lý ba bình" (muôn dặm sóng yên), chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự,bờ đông tây nam đều là đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc giáp với một hòn toàn đá san hô, sừng sửng nổi lên, chu vi 430 trượng, cao 1 trượng 3 thước ngang với cồn cát (gọi là Bàn Than Thạch). Năm ngoái vua toan dựng miếu, lập biachỗ ấy bỗng vì sao không làm được. Đến đây mới sai Cai đội thuỷ quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến đấy dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá, phía trước xây cái bình phong. Mười lăm ngày làm xong rồi về".

Tài liệu Việtsử cương giám khảo lượccủa Nguyễn Thông (soạn năm 1877) cho biết ngôi miếu cổ ấy lợp ngói và chung quanh ngôi miếu được quân đội nhà Nguyễn đem các hạt giống từ đất liền ra vãi: "Có một cái miếu cổ, lợp ngói, biển ngạch khắc mấy chữ Vạn lý ba bình [muôn dặm sóng êm]. Không biết dựng từ thời nào. Các quân nhân đến đây thường đưa những quả Phương Nam mà vãitrong và ngoài miếu, mong cho mọc cây để làm dấu mà nhận.Từ khi quân đội Hoàng Sa bãi, gần đây không ai hỏi đến miếu ấy nữa".

Qua tài liệu trên chúng ta thấy sự tái xác nhận chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa dưới triều vua Minh Mạng, còn thực ra trên đảo đã có giếng nước uống, cây cối tốt tươi, có tòa miếu cổ, có bia khắc bốn chữ Vạn lý ba bình,cầu mong biển yên sóng lặng. Điều quan trọng đây không phải là nơi vô danh mà đã có tên đất, tên núi do thời trước tạo lập nên.

Mốc chủ quyền được triều đình giao cho suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật mang ra cắm ở Hoàng Sa vào năm 1836 làm bằng gỗ có kích thước quy định như sau: "Chuẩn cho mang theo 10 cái bàigỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi, mỗi bài gỗ dài 5 thước (khoảng 2 mét), rộng 5 tấc (0,2 mét), dày 1 tấc; mặt bài khắc dòng chữ: Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, Thuỷ quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để nhớ".

Đó là một khẳng định chủ quyền rất thông minh và thiêng liêng dưới triều Minh Mạng.

Triều Nguyễn rất chú trọng đến việc khai thác, xây dựng, thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa nên nhà vua giao cho bộ Công phối hợp với vệ Giám thành, thủy quân và chính quyền địa phương hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định để huy động dân binh tham gia với cộng đồng trách nhiệm rất cao. Chế độ lương bổng, cấp phát, thưởng phạt đối với quan chức, binh lính và dân binh thực hiện nhiệm vụ tại Hoàng Sa cũng rất nghiêm túc. Trong Châu bản triều Nguyễnthể hiện khá nhất quán về tính chất quan trọng của Hoàng Sa và những người được triều đình giao thực hiện nhiệm vụ tại Hoàng Sa.

Ngày 18 tháng 7 năm Minh mạng 16 (1835), nhà vua ban Dụ: "Chuyến đi Hoàng Sa lần này công vụ hoàn tất. Riêng Cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công hồi đã trì hoãn, có Chỉ giao cho bộ Công trị tội. Nay phạt 80 trượng cho phục chức Cai đội. Các tên giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa chưa chu tất, phạt mỗi tên 80 trượng. Các tên hướng dẫn hải trình Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanhthưởng mỗi tên một tiều "phi long ngân tiền"; binhthợ, dân phu hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi theo thưởng mỗi tên một quan tiền". Việc thưởng phạt này liên quan đến sự kiện triều đình Huế cho dựng miếu, lập bia tại Hoàng Sa năm Ất Mùi (1835).

Trong tờ Dụ ngày 13 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837), nhà vua cũng có ý nhắc nhở về trách nhiệm của những quan chức tham gia nhiệm vụ tại Hoàng Sa:

" Trừ bọn Phạm Văn Biện gồm 4 tên can tội đã có chỉ phạt trượng. Còn dân binh đi theo lăn lội biển cả cực khổ, thưởng mỗi tên binh đinh một tháng lương, dân phu mỗi tên hai quan tiền".

Đối với các quan nhận lệnh đi Hoàng Sa nhưng vì do thiên tai, dù không hoàn thành nhiệm vụ nhưng cũng được triều đình ban thưởng. Đó là trường hợp Phạm Văn Biện năm 1839, do năm này bị bão sóng đánh chìm thuyền bè, dù về Kinh trình diện có muộn nhưng tất cả đều được thưởng theo thứ bậc khác nhau.

Trái lại là trường hợp Nguyễn Hoán, vào năm 1845 , ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Hoán được triều đình phái đi đến Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tự tiện quấy rối các làng... Hoán phải chịu tội lưu đến ba bậc.

Cùng với nhiệm vụ vãng thám, đo đạc, vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng miếu, trồng cây... đội Hoàng Sa còn làm nhiệm vụ kinh tế là thu lượm hàng hóa của các tàu thuyền bị đắm, đánh bắt hải sản, muông thú... Trong một bản báo cáo của Đỗ Mậu Thưởng vào năm 1838, được bộ Công tâu lên vua Minh Mạng cho biết "C huyến đi này có tìm thấy một khẩu súng bằng gang sơn đỏ, có đem về các thứ xích san hô, mai con ba ba và bắt sống các thứchim".

Một bài báo công bố muộn hơn (1849) ở Anh của Gutzlaff cho biết triều đình Huế đã lập sở thu thuế cùng số thuyền được trưng dụng và quân đội ứng trực ở Hoàng Sa: "Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế đã đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quận nhỏ ởchỗ này để thu thuế mà mọi người ngoài tới đây đều phải trả và để bảo trợ người đánh cá bản quốc".

Qua các tư liệu trên chúng ta biết, Hoàng Sa là của Việt Nam nằm trên đường hàng hải quốc tế, cũng là nơi được triều đình Huế quan tâm đầu tư khai thác, xây dựng và bảo vệ nhằm khẳng định chủ quyền của nhà nước Việt Nam.

Phòng thủ vùng biển đảo các tỉnh miền Trung được triều Nguyễn quan tâm và chuẩn bị rất chu đáo từ lúc vua Gia Long mới lên ngôi. Triều đình Huế đã cho xây dựng các công sự dọc theo bờ biển, các cảng biển như Đà Nẵng, Thuận An, Thị Nại... xác lập chủ quyền và khai thác vùng biển đảo xa khơi như Hoàng Sa - Trường Sa. Hoạt động phòng thủ tích cực thông qua các công trình quân sự và quân đội tăng cường, triều Nguyễn đã khẳng định được chủ quyền không những trên đất liền mà trên các vùng biển đảo trong hơn 80 năm đầu của thế kỷ XIX.

Bài học về xây dựng hệ thống phòng thủ và bảo vệ chủ quyền biển đảo ở các tỉnh miền Trung của triều Nguyễn có thành công và cũng có nhiều hạn chế. Các nguyên nhân về sự thành bại của triều Nguyễn không những đã để lại cho chúng ta một di sản quý báu về biển mà còn củng cố được niềm tin về chủ quyền thiêng liêng vùng biển đảo mà triều Nguyễn và các triều đại trước đó ông cha chúng ta đã đổ bao nhiêu mồ hôi, xương máu để tạo lập nên.

Xem Thêm

Bình Thuận: Chọn danh mục đề án phản biện năm 2025
Chiều ngày 02/01/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức họp cho ý kiến danh mục các đề án, dự án, quy hoạch, chương trình, kế hoạch (gọi chung đề án) thực hiện tư vấn, phản biện, giám định xã hội năm 2025 của Liên hiệp hội tỉnh.
Phú Thọ: Tìm giải pháp nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội
Ngày 17/12, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Hội Thống kê tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2023; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.