Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/10/2022 23:02 (GMT+7)

Nguồn năng lượng tái tạo giúp Châu Âu tiết kiệm được hàng chục tỷ USD

Việc gia tăng công suất điện gió và mặt trời đã tiết kiệm cho Liên minh Châu Âu hàng tỷ đô la mà lẽ ra phải chi cho nhập khẩu khí đốt.

Một báo cáo mới đây cho biết năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã chiếm 24% tổng lượng điện năng kỷ lục của Liên minh Châu Âu kể từ khi cuộc chiến Nga và Ukraine diễn ra, góp một phần nhỏ giúp các quốc gia này chống lại lạm phát.

Một báo cáo được công bố bởi các tổ chức nghiên cứu khí hậu (E3G) cho thấy, sự tăng trưởng công suất điện tái tạo đã giúp khối 27 quốc gia tiết kiệm được 99 tỷ euro (97 tỷ đô la) nhập khẩu khí đốt tránh được từ tháng 3 đến tháng 9, cao hơn 11 tỷ euro (10,8 tỷ đô la) so với cùng kỳ năm ngoái.

tm-img-alt

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Sự gia tăng năng lượng tái tạo diễn ra khi Châu Âu cố gắng cắt giảm khí đốt của Nga, khi Moscow giảm, thậm chí cắt nguồn cung cấp năng lượng của các quốc gia Châu Âu. Cuộc chiến đã buộc EU phải đối mặt với sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, khí đốt chiếm tới 41% lượng nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu vào năm 2020 của EU.

Ba Lan có mức tăng phần trăm lớn nhất so với cùng kỳ năm ngoái là 48,5%, trong khi Tây Ban Nha ghi nhận mức tăng sản lượng điện tuyệt đối lớn nhất với 7,4 terawatt giờ (TWh). Riêng lĩnh vực phát điện tái tạo của Tây Ban Nha đã tránh được 1,7 tỷ euro (1,7 tỷ USD) chi phí khí đốt nhập khẩu.

Tuy nhiên, các tổ chức tư vấn đã cảnh báo rằng vẫn còn một chặng đường dài để đạt được tiềm năng năng lượng tái tạo của khối. Khí hóa thạch vẫn chiếm khoảng 20% sản lượng điện của EU trong cùng thời kỳ, với chi phí khoảng 82 tỷ Euro (80,7 tỷ USD).

Artur Patuleia, đồng tác giả của nghiên cứu và là cộng sự cấp cao tại E3G cho biết: “Có một lợi thế kinh tế vĩ mô và kinh tế xã hội để hỗ trợ các mục tiêu năng lượng tái tạo cao hơn. Năng lượng tái tạo làm giảm sự tiếp xúc với nhiên liệu hóa thạch giá cao. Gió và năng lượng mặt trời đã và đang giúp ích cho các công dân Châu Âu. Nhưng tiềm năng trong tương lai thậm chí còn lớn hơn.”

Năng lượng tái tạo cũng giúp bù đắp việc cắt giảm 21% sản lượng thủy điện và giảm 19% công suất điện hạt nhân. Cả hai đều do mực nước ở các sông và hồ chứa thấp khi hạn hán xảy ra hầu hết Bắc bán cầu vào mùa hè này. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại World Weather Attribution cho thấy biến đổi khí hậu đã làm cho những đợt hạn hán này có khả năng xảy ra cao hơn khoảng 20 lần.

Sản xuất năng lượng chịu trách nhiệm cho hơn ba phần tư lượng khí nhà kính làm nóng lên hành tinh do EU thải ra. Do đó, việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong lưới điện của EU là một phần thiết yếu trong nỗ lực loại bỏ lượng khí thải carbon ròng vào giữa thế kỷ này. EU hiện đang đặt mục tiêu tạo ra 40% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2030. Theo chiến lược REPowerEU, Ủy ban và Nghị viện EU đang thúc đẩy nâng con số đó lên 45%. Sự chấp thuận cuối cùng bây giờ phụ thuộc vào từng thành viên của khối đồng ý với mục tiêu cao hơn.

Ủy ban châu Âu đang đề xuất nâng mục tiêu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng vào năm 2030, từ 40% lên 45%. Để làm được điều này, đặc biệt là tính đến việc tăng gấp đôi số lượng cơ sở quang điện vào năm 2025 và nới lỏng các ràng buộc hành chính để đẩy nhanh các thủ tục triển khai các dự án năng lượng mặt trời và gió.

Bà von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nêu chi tiết: “Chúng tôi đề xuất áp dụng lắp đặt năng lượng mặt trời áp mái cho các tòa nhà thương mại và công cộng vào năm 2025 và cho các tòa nhà dân cư mới vào năm 2029”.

Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu 10 triệu tấn hydro từ các nguồn tái tạo được sản xuất ở châu Âu vào năm 2030, cũng như 10 triệu tấn nhập khẩu, để thay thế than, dầu và khí đốt trong một số ngành công nghiệp và vận tải.

Tuy nhiên, Brussels thừa nhận rằng EU sẽ không thể thành công nếu không có dầu và khí đốt và đã bắt đầu đa dạng hóa các nhà cung cấp của mình, đặc biệt là Hoa Kỳ, Algeria và Trung Đông. Hội đồng châu Âu đang xem xét một cơ chế mua chung để thương lượng mức giá khí đốt tốt hơn.

Theo tính toán của Ủy ban châu Âu, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống năng lượng châu Âu sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư bổ sung là 210 tỷ euro vào năm 2027. Phần lớn nguồn tài trợ được đề xuất sẽ đến từ các khoản vay đã nằm trong kế hoạch khôi phục châu Âu nhưng chưa được sử dụng. 225 tỷ euro trong các khoản vay này có thể được huy động ngay lập tức.

Trong ngắn hạn, EU cũng sẽ phải tăng sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện và hạt nhân, một quan chức EU thừa nhận.

Châu Âu đã thông báo chấm dứt nhập khẩu than của Nga từ tháng 8 tới và lệnh cấm vận dầu mỏ vào cuối năm nay đang được thảo luận giữa các quốc gia thành viên. Hồi tháng 3, Ủy ban châu Âu cho biết họ muốn giảm 2/3 lượng mua khí đốt của Nga trong năm nay và toàn bộ trước năm 2030.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.