Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 10/01/2006 00:13 (GMT+7)

Miếu Lịch Đại Đế Vương - Một di tích kiến trúc độc đáo của quốc gia

Nguyên cái tên Lịch Đợi là do đọc trại từ hai chữ Lịch Đại – tên gọi tắt của miếu Lịch Đại Đế Vương. Đây là ngôi miếu do triều Nguyễn lập ra để thờ các đấng minh quân trong lịch sử Việt Nam và Trung Hoa. Theo sử sách triều Nguyễn, miếu Lịch Đại Đế Vương được dựng từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) trên địa phận xã Dương Xuân, phía nam, ngoài Kinh thành Huế. Miếu có quy chế nghiêm ngặt và được xếp vào hàng Liệt miếu - tức ngang hàng các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn.

Quy mô xây dựng của miếu khá lớn. Đó chính là một tòa nhà kép kiểu trùng thiềm điệp ốc, một hình thức quen thuộc của kiến trúc cung điện Huế. Miếu xây mặt hướng nam; chính đường 5 gian hai chái kép, tiền đường 7 gian 2 chái đơn; nền miếu cao 2 thước 2 tấc (khoảng1m), mái lợp ngói âm dương; bờ mái đắp nổi hình rồng; trước nền có 3 hệ thống bậc cấp bước lên xây bằng đá, mỗi hệ thống 5 bậc. Hai bên miếu chính là hai nhà Tả vu, Hữu vư, đều 5 gian; mái lợp ngói âm dương. Ba công trình này hợp cùng chiếc cổng tam quan hai tầng ở mặt trước (tam quan này cũng lợp ngói âm dương) tạo nên một cấu trúc hình chữ “Khẩu”, một kiểu cấu trúc thường gặp trong kiến trúc truyền thống Huế.

Chung quanh miếu có tường gạch bao bọc cả 4 mặt, ngoài cửa tam quan chính còn mở hai cửa bên tại hai mặt đông, tây. Bên ngoài tam quan lại có một khoảng sân khá rộng, rồi đến một cửa phường xây trụ gạch theo lối tam quan. Đầu 4 trụ đều đắp nổi hình hoa sen. Biển ngạch cửa giữa bên ngoài đề “Đế vương thống kỷ” (nối dòng đế vương các đời) bên trong đề “Cảnh ngưỡng tiền huy” (ngưỡng mộ đức sáng đời xưa). Biển ngạch hai cửa bên trái phải, ngoài đề “Phương huy kim cổ tại”(xưa hay để dấu thơm), “Đạo thống Bắc Nam đồng” (Nam Bắc đồng mối đạo); bên trong đề “Khoáng nghi quang vãng điệp” (Nghi lễ sáng sử sách trước), “Hồng huống điện viêm giao” (phúc lớn định viêm bang. Hai bên cửa phường này gắn liền với một lớp tường thấp xây gạch nối dài qua hai bên, khiến quy mô miếu thêm rộng rãi, khang trang.

Phía Bắc tường miếu, năm Minh Mạng thứ 10 (1829), dựng một tòa nhà 3 gian, gọi là Tể sinh sở, tức nơi giết mổ các con vật trong các dịp tế tự. Tòa nhà này đến năm Thành Thái thứ 14 (1902) còn được trùng tu.

Cũng xin nói thêm là dưới thời Nguyễn, bên trái miếu Lịch Đại còn có một ngôi miếu thờ riêng Lê Thánh Tông, dựng từ năm Gia Long thứ 8 (1809). Đến năm 1924, do miếu bị đổ nát, triều Nguyễn đã cho dời bài vị Lê Thánh Tông qua thờ chung tại miếu Lịch Đại.

Dưới thời Nguyễn, mìếu Lịch Đại Đế Vương thường xuyên được chăm sóc, tu bổ, đặc biệt là vào các năm 1831, 1848, 1902…Tuy nhiên, về cuối triều Nguyễn, do tình hình tài chính eo hẹp, miếu càng ngày càng ít được tu bổ hơn. Đến năm 1914, theo bác sĩ A.Sallet và nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Hòe trong bài khảo cứu Liệt kê các đền miếu và những nơì thờ tự ở Huế, miếu vẫn còn gần như nguyên vẹn, nhưng các văn tự trên cổng tam quan đã bị xóa. Hình ảnh này thể hiện khá rõ nét trên hai bức tranh vẽ bằng bút sắt vẽ của họa sĩ Nguyễn Thứ thực hiện trong thời kỳ này. Khí ấy diện mạo toàn khu miếu cũng như ngôi miếu chính vẫn còn khá nguyên vẹn và rất đẹp. Đáng tiếc là sau khi triều Nguyễn sụp đổ, miếu Lịch Đại Đế Vương không được ai chăm sóc, bảo quản nên bị xuống cấp rất nhanh. Rồi chiến tranh cùng nhiều nguyên nhân khác đã khiến ngôi miếu nổi tiếng trên bị đổ nát và dần dần rơi vào quên lãng. Dân di cư và một số gia đình đã cư lấn chiếm dần khuôn viên khu miếu và biên nơi này thành bình địa!

Có lẽ đã đến lúc chúng ta đặt ra vấn đề phục hồi miếu Lịch Đại Đế Vương.

Còn nhớ, trong dịp tổ chức giỗ tổ Hùng Vương năm 2002, một số người đã nêu ý kiến nên xây dựng một ngôi miếu thờ vua Hùng tại Huế. Có lẽ, họ không biết rằng, tại đây đã từng có một ngôi miếu không chỉ thờ tổ Hùng Vương mà còn thờ tất cả các vị vua tiêu biểu của nước ta qua cac triều đại - miếu Lịch Đại Đế Vương. Đây cũng là ngôi miếu duy nhất thuộc dạng này ở Việt Nam còn khá đầy đủ các bằng chứng và vết tích về sự tồn tại của nó. Vậy thì việc phục hồi ngôi miếu này có lẽ là hết sức cần thiết. Hơn nữa, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế trong giai đoạn vưa qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đủ để chúng ta có được kinh nghiệm và tài lực trong viêc nghiên cứu, phục hồi ngôi miếu độc đáo này.

Rất mong đây sẽ là một vấn đề được nhiều người quan tâm!

Cách bài trí, sách Đại Nam nhất thống chí cho biết:

Tại miếu chính:

Gian chính trung: ở giữa thờ Phục Hy, Tả nhất thờ Thần Nông, Hữu nhất thờ Hoàng đế, Tả nhị thờ Đường Nghiêu, Hữu nhị thờ Ngu Thuấn, Tả tam thờ Hạ võ, Hữu tam thờ Thương Thang, Tả tứ thờ Chu văn và Hữu thứ thờ Chu võ.

Gian tả nhất thờ các vị vua khai sáng của người Việt: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Đinh Tiên Hoàng.

Gian hữu nhất thờ vua Lê Đại Hành và 3 vị vua triều Lý là Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông.

Gian tả thờ 3 vị vua triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông

Gian hữu nhị thờ 4 vị vua triều Lê là Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Trang Tông và Lê Anh Tông.

Tại hai nhà Tả Vu và Hữu Vu:

Thờ các vị tướng.

Tả vu có thờ 8 danh tướng Việt Nam là: Nguyễn Bặc, Lê Phụng Hiểu, Tô Hiến Thành, Trần Nhật Duật, Trương Hán Siêu, Nguyễn Xí, Lê niệm và Hoàng Đình Ái.

Hữu vu có thờ 7 danh tướng Việt Nam là: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Đinh Liệt, Lê Khôi, Trịnh Duy Thoan và Phùng Khắc Khoan


Nguồn: Khoa học phổ thông, số 26 (764), 13-19/7/2005.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...