Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/04/2010 07:00 (GMT+7)

Lý Công Uẩn

Sự nghiệp đổi mới của Lý Công Uẩn là sự mở đầu và có hiệu quả lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc: Từ “Đổi mới triều đại đến đổi mới đế đô, đổi mới xã hội”, trong đó đổi mới đế đô là cơ bản (mà tới đây chúng ta sẽ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long). Nhìn lại có thể coi đó là: “Nắm khâu chủ yếu để tiến hành đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy (biểu hiện ở Chiếu dời đô).

Đổi mới triều đại:

Sang đầu thế kỷ XI, triều tiền Lê lâm vào khủng hoảng sâu sắc, từ khủng hoảng xã hội dẫn đến khủng hoảng cung đình. Năm 1005, Long Việt được Đại Hành truyền ngôi cho, lên ngôi được 3 ngày đã bị em (con thứ cùng mẹ) là kẻ tham ô, tàn bạo Lê Long Đĩnh Giết. Các em là Long Ngận và Long Kính chiếm giữ Phù Lan (sau là xã Phù Vệ huyện Đường Hào) vẫn chống lại triều đình. Long Đĩnh cho vây thành, lương cạn, Long Ngận bắt Long Kính đem nộp. Long Kính bị chém, Long Ngận được tha tội. Long Đinh lại cho quân đi đánh Ngự – Mạn Vương Long Đĩnh đang chiếm giữ Phong Châu. Long Đĩnh đầu hàng. Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) chiếm được quyền hành thi hành những chính sách tàn bạo: Lê Văn Hưu đã ghi: “Ngọa Triều giết anh, tự lập làm vua, bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác…”. Ngô Sĩ Liên viết: “Vua làm việc càn dở, vua cướp ngôi thích dâm đãng…” (ĐVSKTT, Q. 1, KHXH HN 1983, tr 231). Khủng hoảng xã hội, khủng hoảng cung đình đòi hỏi phải giải quyết. Lịch sử tất yếu phải dẫn đến “đổi mới triều đại”. Nhà lý thay tiền Lê.

Từ đổi mới đế đô đến đổi mới xã hội

Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi. Đó cũng là thời điểm lịch sử mà sự nghiệp “Đổi mới đế đô” đã đến độ chín muồi. Đổi mới đế đô thường là sự kiện lịch sử trọng đại, có quan hệ đến tiền đồ, vận mệnh của quốc gia. Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ đã nêu rõ “Ngày xưa nhà Thương đến Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua đời Tam Đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm thế nào cốt để mưu nghiệp lớn, chọn chỗ ở giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”.

Dời đô “cốt để mưu nghiệp lớn…, cho vận nước lâu dài, phong tục giàu mạnh”. Rõ ràng việc dời đô ra Thăng Long có ý nghĩa kinh tế sâu sắc. Thế kỷ X, nước Đại Việt chưa thể có thị trường dân tộc tư bản chủ nghĩa nhưng có thể thừa nhận rằng: Thăng Long với thế “rồng cuộn hổ ngồi bốn phương tụ hội” như Chiếu dời đônói, đã góp phần đưa kinh tế Việt Nam, sau hơn 100 năm độc lập tự chủ (từ Khúc đến tiền Lê (907 – 1009) tiến lên đáng kể. Giao thông vận tải đã có dấu hiệu mở mang: Để thông thương giữa miền Bắc và miền Trung các đoạn sông đào (được gọi chung là “Kênh nhà Lê”) cứ tiếp nối nhau hoàn thành. Trước đã đào đến núi Đồng Cổ; Năm 983 lại đào từ Đồng Cổ đến sông Bà Hòa (Thanh Hóa), đến năm 1003. Năm 1009 lại vét kênh Đa Cái thông tới Hoàn Châu (Nghệ An) đào sông từ cửa ải Chi Long qua núi Đình Sơn đến sông Vũ Lũng (Thanh Hóa). Có thể nói một thị trường dân tộc thống nhất tiền tư bản chủ nghĩa xuất hiện đòi hỏi phải có một đô thị trung tâm là đế đô. Nơi đó không đâu hơn là Thăng Long.

Chiếu dời đôđã từ “đổi mới tư duy kinh tế” dẫn đến “đổi mới đế đô” – một tất yếu lịch sử phải diễn ra, tạo tiền đề thuận lợi cho đổi mới chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đánh dấu một bước phát triển mới của xã hội Đại Việt, củng cố vương nghiệp nhà Lý, giữ gìn cho được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Những thành công trong dựng nghiệp của triều Lý là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt với sự ra đời của bài thơ nổi tiếng Nam quốc sơn hà Nam đế cư– một bài thơ được các sử gia coi như: “Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của Đại Việt.

Đó cũng là một trong những nguyên nhân để triều Lý tồn tại hơn 200 năm (1010 – 1225) một triều đại tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc. Tất cả không tách rời khỏi kết quả của sự nghiệp “đổi mới” ban đầu kể trên của Lý Công Uẩn, trong đó nổi bật nhất là “đổi mới đế đô” mà sắp tới toàn dân ta sẽ kỷ niệm 1.000 năm về sự kiện lịch sử lớn lao này. Đây cũng là bài học lịch sử cho sự nghiệp đổi mới ngày nay của nhân dân ta, nhà nước ta.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.