Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/04/2021 17:52 (GMT+7)

Liên hiệp Hội: Tổ chức chính trị - xã hội hay Hội đặc thù?

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam(Liên hiệp Hội Việt Nam) thành lập ngày 29-7-1983có hệ thốngLiên hiệp Hội địa phương  với 63tỉnh, thành phố . Qua40 nămxây dựnghoạt độngvà phát triểntổ chức Liên hiệp Hội đã đóng góp cho xã hội kết quả thiết thực vàLiên hiệp Hội Việt Nam được Đảng, Nhà nước xác định là tổ chứcChính trị -Xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.

Nhưng thực tế về  công tác tổ chức Liên hiệp Hội vẫn xem là Hộicó tính đặc thù (Hội đặc thù).  Như vậy xét về  pháp lý thì sai với các văn bản được Đảng và Chính phủ quy định, bởi lẽ: tại Thông báo số 52-TB/TW ngày 31/8/1993 của Ban Bí thư, đã xác định tính chất và nguyên tắc tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của trí thức Việt Nam.

Hơn 5 năm sau, vào ngày 11/11/1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW vẫn xác định Liên hiệp Hội Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng với các đoàn thể chính trị - xã hội khác tạo thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Và để thể chế hóa Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 01/8/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg cũng xác định Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ…

Các đại biểu tham dự Đại hội VIII của LHHVN (Tháng 12/2020)

Đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của BanChấp hành Trung ương (khóa X)với quan điểm chỉ đạo là “ Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước... Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững...”và mục tiêu Gắn bó vững chắc giữa Ðảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Ðảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông – trí”.Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục tái khẳng định thể hiện rõ quan điểm và mục tiêu đối với Liên hiệp Hội Việt Nam tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 : “Đến năm 2020, xây dựng Liên hiệp Hội Việt Nam trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Khi Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định Hội có tính chất đặc thù được ban hành, thì hệ thống Liên hiệp Hội từ Trung ương đến địa phương bị điều chỉnh là Hội có tính chất đặc thù.

Tuy nhiên, khi Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg khi được ban hành  thì không căn cứ vào Thông báo số 52-TB/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW, Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg, Chỉ thị số 42-CT/TW. Từ đóhoạt động của Liên hiệp Hội gặp nhiều bất cập, vì theo các Chỉ thị của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ như nêu trên thì Liên hiệp Hội từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đối tượng bị điều chỉnh bởi Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg là không phù hợp, không đúng với chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu chỉ đạo của Đảng và quy định của Nhà nước.

Mặt khác, tại Điểm 3.3, Mục 3 của Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị yêu cầu : “Tiếp tục thể chế hóa, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến Liên hiệp Hội Việt Nam”; Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 12/5/2011 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu: “ Bộ Nội vụ khẩn trương nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 theo đúng tinh thần Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị, trong đó đã xác định Liên hiệp Hội là tổ chức chính trị - xã hội”.

Theo đó, ngày 21/10/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 1795/QĐ-TTg phê chuẩn Điều lệ Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục khẳng định: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, …có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Từ các vấn đề nêu trên, tư tưởng chỉ đạo và chủ trương của Đảng, Nhà nước về Liên hiệp Hội Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam giống như các tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại Khoản 2, Điều 9, Hiến pháp năm 2013 đã rõ ràng.

Theo Điều 83 của Luật số 17/2008/QH12 (trước đây) và Khoản 2, Khoản 3 Điều 156 của Luật số 80/2015/QH13 ngày 22/06/2015 của Quốc hội thì đối với tổ chức Liên hiệp Hội Việt Nam được áp dụng quy định tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị và Quyết định số 1795/QĐ-TTg ngày 21/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Điều 87, 88, 89, 93 của Luật số 17/2008/QH12 (trước đây); Khoản 2, Khoản 3 Điều 156 và Khoản 3 Điều 164 của Luật số 80/2015/QH13 ngày 22/06/2015 của Quốc hội thì việc áp dụng Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg đối với tổ chức Liên hiệp Hội Việt Nam là không phù hợp và có dấu hiệu trái pháp luật.

Căn cứ Mục 4 tại Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị yêu cầu: “Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo kịp thời việc thể chế hóa nội dung của Chỉ thị”.

Mới đây,Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hànhKết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) yêu cầu “Khẩn trương thể chế hóa các chủ trương của Đảng về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam; Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ lãnh đạo việc rà soát hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam để kịp thời bổ sung, sửa đổi nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị”.

Theo đó, Đảng tiếp tục khẳng định địa vị pháp lý, vai trò, vị trí của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật từ trung ương đến địa phương là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức của giới trí thức khoa học và công nghệ, bộ phận cấu thành của nền tảng liên minh chính trị với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, được Đảng và Nhà nước xác định là tổ chức chính trị - xã hội (Khoản 2, Điều 2 Hiến pháp năm 2013).

Liên hiệp Hội là tổ chức chính trị - xã hội hay Hội đặc thù?“ Câu chuyện” này luôn là đề tài được bàn luận ở các kỳ Hội nghị giao ban Liên hiệp Hội toàn quốc hằng năm nhưng đến nay chưa “ngã ngũ”…Vì vậy nên chăng Liên hiệp Việt Nam nên có xuất, kiến nghị với Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ xem xétcó văn bản thể chế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu chỉ đạo của Đảng để điều chỉnh tổ chức Liên hiệp Việt Nam không phải là Hội đặc thù ra ngoài phạm vi của Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, xác định Liên Hội Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức Việt Nam như các tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại Khoản 2, Điều 9, Hiến pháp năm 2013./.

                                      Tác giả bài viết:Huỳnh Đức Thế (LHH Phú Yên)

Xem Thêm

Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh dự khai mạc Hội nghị Điều khiển và Tự động hóa
Ngày 10/5, tại TP. Hải Phòng Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (Vietfair) cùng phối hợp khai mạc Hội nghị khoa học về Điều khiển Tự động hóa lần thứ 7. Đây là một hoạt động trọng tâm của các kỳ VCCA.
Nâng tầm chỉ số tín nhiệm thương hiệu để hội nhập
Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), ngày 5/5 tại TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Việt Nam Hội nhập - Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý (Vusta) đã tổ chức tọa đàm “Nâng tầm chỉ số tín nhiệm thương hiệu để hội nhập”.

Tin mới

Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh dự khai mạc Hội nghị Điều khiển và Tự động hóa
Ngày 10/5, tại TP. Hải Phòng Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (Vietfair) cùng phối hợp khai mạc Hội nghị khoa học về Điều khiển Tự động hóa lần thứ 7. Đây là một hoạt động trọng tâm của các kỳ VCCA.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trong hai ngày 7-8/5, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 2) đã có buổi tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).