Kỷ niệm lần thứ 19 ngày thành lập Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thời gian tiếp theo đó được đánh dấu bằng hai xu hướng phát triển khác nhau:Một mặt là sự tiếp tục thành lập các hội khoa học và kỹ thuật mới. Riêng trong năm 1966, đã ra đời 5 hội là Hội Toán học Việt Nam, Hội Vật lý Việt Nam, Hội Lịch sử Việt Nam, Hội Mỏ Việt Nam và HộiĐúc Luyện kim Việt Nam.
Mặt khác, các tổ chức hội và các nhà khoa học mong muốn và tích cực chuẩn bị cho sự ra đời một tổ chức chung của các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Kết quả là việc thành lập "Uỷ ban liên lạc lâmthời các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam" vào tháng 3 năm 1965.
Cuối những năm 60 và suốt cả thập niên 70 của thế kỷ XX, vì những lí do đặc biệt, chủ yếu nhằm củng cố và rút kinh nghiệm hoạt động của các hội đã thành lập nên không có chủ trương phát triển thêmcác hội khoa học. Giữa những năm 70, gia đình các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chỉ có thêm một thành viên mới duy nhất. Đó là Hội khoa học kinh tế Việt Nam được thành lập tháng 8 năm 1974 vớimục đích chủ yếu là để tham gia các hoạt động ngoại giao với các tổ chức hội khoa học kinh tế quốc tế và các nước.
Những năm đầu tiên của thập niên 80, xuất hiện Hội Nuôi ong Việt Nam (1981), Hội Cơ học Việt Nam (1982), Hội Lâm nghiệp Việt Nam (1982), Hội Xây dựng Việt Nam (1982) và Hội Các ngành sinh học ViệtNam (1982). Đặc biệt là cuối năm 1982 đã ra đời liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật địa phương đầu tiên. Đó là Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
Vào thời điểm này đã chín muồi các điều kiện cần thiết cho sự ra đời một tổ chức thống nhất của các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Ngày 26/3/1983, tại Hà Nội, các đại biểu của 15 hội khoa học và kỹ thuật đã tiến hành Đại hội thành lập Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) và bầu ra Ban Chấp hành Liênhiệp hội do Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch và kỹ sư Lê Khắc làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Đây là Đại hội đại biểu lần thứ I của Liên hiệp hội.
Ngày 29/7/1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 121/HĐBT chính thức công nhận và cho phép Liên hiệp hội hoạt động.
Từ khi ra đời, Liên hiệp hội đã trở thành thành viên chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Việc thành lập Liên hiệp hội đáp ứng được nguyện vọng thiết tha của các hội khoa học và kỹ thuật và của các nhà khoa học Việt Nam, mong muốn có một tổ chức chung để tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thứckhoa học và công nghệ trong cả nước và ở nước ngoài, điều hoà và phối hợp các hoạt động phong phú và đa dạng, để có được tiếng nói thống nhất, đề đạt những nguyện vọng và kiến nghị chung với Đảng vàNhà nước. Đại hội thành lập Liên hiệp hội kết thúc giai đoạn trù bị lâu dài 18 năm, kể từ khi "Uỷ ban liên lạc lâm thời các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam" bắt đầu hoạt động.
Liên hiệp hội ra đời đã gây được tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước.
Sau Đại hội thành lập Liên hiệp hội, số lượng các hội khoa học và kỹ thuật ngành ở Trung ương không ngừng tăng lên và hiện nay đã đạt đến con số 49. Đến giữa năm 2001, trong cả nước đã có 28 liênhiệp hội tỉnh, thành phố, chiếm khoảng 46%.
Trải qua 19 năm xây dựng và hoạt động, số lượng các tổ chức thành viên của Liên hiệp hội đã tăng lên gấp hơn 5 lần so với ngày mới thành lập.
Sự lớn mạnh về tổ chức là một trong những tiền đề quan trọng cho những hoạt động và thành tựu của Liên hiệp hội và các tổ chức thành viên trong gần hai thập niên vừa qua, góp phần làm cho Liên hiệphội trở thành tổ chức chính trị-xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.
Vị trí và vai trò của Liên hiệp hội trong đời sống chính trị hôm nay của đất nước nhắc nhở chúng ta nhớ lại công lao của những tập thể và cá nhân các nhà khoa học giàu nhiệt tình và tâm huyết đã thamgia quá trình trù bị và thành lập Liên hiệp hội, nhớ lại ngày 26/3 lịch sử và cũng có thể sẽ là ngày truyền thống của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.