Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/12/2022 15:45 (GMT+7)

Kon Tum: Trí thức khoa học công nghệ góp phần phát triển KT-XH

Thời gian qua, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) luôn nỗ lực tập hợp, đoàn kết, phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) để góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh.

tm-img-alt

Nâng cao chất lượng thông tin, phổ biến kiến thức KH&CN

Ông Lê Văn Hùng - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội cho biết: “Trong năm qua, Liên hiệp hội và các hội thành viên đã phát huy trí tuệ của đội ngũ trí KHCN để tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KH&CN; chuyển giao công nghệ mới; thúc đẩy việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống”.

Liên hiệp hội và các hội thành viên đã tích cực phối hợp với các Sở, ngành tổ chức triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, tổ chức hội thảo, nói chuyện khoa học chuyên đề… cho hội viên và cán bộ, nhân dân ở cơ sở, cũng như đã tích cực tham gia nhiều cuộc hội thảo khoa học do các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức.

Ông Nguyễn Minh Toàn - Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp cho hay: “Là Hội thành viên của Liên hiệp hội, năm 2022 Hiệp Hội Doanh nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động để bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm quản trị, quản lý doanh nghiệp và nghiệp vụ chuyên môn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, vận động hội viên triển khai phong trào thi đua yêu nước hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...”

Ngoài triển khai cho các Hội thành viên thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, phổ biến kiến thức, năm 2022, Liên hiệp hội đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới; “Dồn đổi, tích tụ đất đai để xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh”; “Bảo đảm sinh kế và ổn định cuộc sống người dân vùng tái định cư lòng hồ thủy điện góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh và tổ chức tập huấn “Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng đã được giao để tạo sinh kế cho cộng đồng các dân tộc thiểu số góp phần ổn định đời sống người dân và quản lý bảo vệ rừng”...

Công tác thông tin, tuyên tuyền của Liên hiệp hội không chỉ dừng lại ở đó mà còn thông qua bản tin “Khoa học kỹ thuật và đời sống”, Trang thông tin điện tử tổng hợp của Liên hiệp hội, tờ rơi, triển lãm, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng… từ đó, cũng giúp cho hoạt động thông tin tuyên truyền của Hội thi sáng tạo kỹ thuật; Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng; hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội ngày một được lan tỏa và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội

Ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liện hiệp hội cho hay: “Trong năm qua, hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội có nhiều đổi mới và đi vào chiều sâu, thông qua hoạt động này đã thể hiện trách nhiệm xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN tham gia đóng góp trí tuệ vào các chủ trương, chính sách và các đề án lớn, quan trọng của tỉnh”.

Trên cơ sở quy định được ban hành, trong năm 2022, Liên hiệp hội tỉnh đã chủ động lựa chọn các đề án có tính chất trọng điểm, đa ngành, để thực hiện tư vấn, phản biện. Trong đó phải kể đến Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025”; Đề án “Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050”...

Ông Nguyễn Đình Giáp - Chủ tịch Hội Thủy lợi cho biết: “Ngoài việc tham gia tích cực các hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội, Hội Thủy lợi còn triển khai đề xuất cùng với ngành nông nghiệp về quản lý tài nguyên nước, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, tư vấn, phản biện thiết kế các công trình thủy lợi có ảnh hướng đến sự biến đổi của khí hậu; tham gia phản biện các dự án thủy lợi và Nước sinh hoạt. Cùng với đó còn trực tiếp tham gia với các đơn vị tư vấn thiết kế các công trình thủy lợi, nước sinh phục vụ dân sinh trên địa bàn tỉnh”.

“Thời gian tới Liên hiệp hội tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí tổ chức chính trị-xã hội của giới trí thức KH&CN, giữ vai trò nòng cốt trong việc tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN của tỉnh nhà, góp phần đưa khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội; đẩy mạnh kiện toàn tổ chức, gắn kết các hội thành viên; hỗ trợ đơn vị trực thuộc và các hội thành viên trong hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị” - ông Đặng Thanh Long cho hay.

Xem Thêm

Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
An Giang: Giao lưu và kết nối cộng đồng LGBT
Chiều ngày 25/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Ban Quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cùng với Liên hiệp Hội An Giang đã phối hợp với Mạng lưới Cộng đồng LGBTQ + An Giang tổ chức buổi giao lưu "GALA YOU&ME, prEP NGAY ĐI".
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Hà Tĩnh: Ông Đường Công Lự làm chủ tịch Hội Kế hoạch hóa gia đình
Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự đại hội có Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn, Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Phạm Thị Thu Hà cùng đại diện các sở ban ngành và 60 đại biểu đại diện cho hơn 1.800 hội viên.

Tin mới

Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.